Tổng hợp bài thuốc dân gian từ cam thảo đất – Xem ngay!

Từ xa xưa, những bài thuốc dân gian từ cam thảo đất đã được áp dụng để trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Tra cứu dược liệu tìm hiểu về các bài thuốc này và những lưu ý khi sử dụng nhé!

Mục lục

  • Hiểu nhanh về cam thảo đất
  • Những bài thuốc dân gian từ cam thảo đất
    • Cam thảo đất chữa mề đay
    • Cam thảo đất trị ho
    • Cam thảo đất trị sốt phát ban
    • Cam thảo đất trị cảm cúm
    • Cam thảo đất trị hen suyễn
    • Các bài thuốc khác từ cam thảo đất
  • Các bài thuốc dân gian từ cam thảo đất có hiệu quả không?
  • Cần lưu ý gì khi áp dụng bài thuốc dân gian từ cam thảo đất?

Hiểu nhanh về cam thảo đất

Hiểu nhanh về cam thảo đất 1
Hình ảnh cây cam thảo đất

Cam thảo đất còn được dân gian gọi là cam thảo nam hoặc thổ cam thảo, có tên khoa học là Seoparia Dulcis L. Chúng thuộc loại cây thân thảo, thân mềm cao khoảng từ 30 đến 80 cm. Hoa của cây cam thảo đất thường mọc ở nách của lá, mỗi lá có 4 – 8 hoa, cánh hoa màu trắng và nở vào mùa hè. Quả của chúng có hình bầu dục và chứa nhiều hạt nhỏ bên trong.

Rễ cam thảo đất có dạng rễ trụ to, thẳng và tròn. Ngoài thân thì rễ của chúng cũng thường được sử dụng làm thuốc.

Cam thảo đất thường mọc ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm. Tại Việt Nam, chúng phân bố nhiều ở khu vực trung du, miền núi phía Bắc hoặc đồng bằng Nam bộ.

Theo y học cổ truyền, cam thảo đất có vị ngọt đắng, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan giải độc, nhuận phế, kiện tỳ… và được sử dụng trong các bài thuốc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như cảm cúm, ho khan, viêm họng, hen suyễn, mụn nhọt…

Những bài thuốc dân gian từ cam thảo đất

Những bài thuốc dân gian từ cam thảo đất 1

Dưới đây là một số bài thuốc từ cam thảo đất ta có thể tham khảo:

Cam thảo đất chữa mề đay

Cam thảo đất có khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát da. Chúng có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho làn da, đặc biệt là thành phần alkaloid với khả năng giảm viêm, giảm sưng, chống oxy hóa, góp phần bảo vệ da khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Từ đó giúp xoa dịu tình trạng kích ứng trên da, cải thiện các triệu chứng mề đay.

Để chữa mề đay với cam thảo đất, ta có thể thực hiện như sau:

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất 15g, Ké đầu ngựa và Kim Ngân hoa 20g, lá Mã đề 10g.
  • Rửa sạch dược liệu, đem tất cả cho vào ấm, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất, Sài đất và Kim ngân hoa mỗi vị 20g, Hoắc hương 10g, 2 lát gừng.
  • Rửa sạch dược liệu, cho tất cả vào nồi, thêm 1 lít nước, sắc đến khi nước trong nồi còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
  • Chắt nước thuốc ra bát, chi thành 3 phần bằng nhau, uống trong ngày.

Cam thảo đất trị ho

Theo y học cổ truyền, cam thảo đất có khả năng làm tiêu đờm, nhuận phế, làm sạch dịch nhầy trong họng và đường hô hấp. Ngoài ra, chất acid glycyrrhizic và hơn 300 hoạt chất khác trong cam thảo đất có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây ho, giúp giảm ho và co thắt cơ trơn, từ đó làm giảm viêm họng và viêm phế quản hiệu quả.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc trị ho từ cam thảo đất khác nhau, dưới đây là một vài ví dụ:

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất tươi 10g.
  • Rửa sạch Cam thảo đất, cho vào ấm, chế thêm nước sôi và hãm như trà
  • Uống hết lại cho thêm nước sôi vào ấm tới khi hết ngọt thì bỏ bã.

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị: 4 – 8g Cam thảo đất, 12g Bạch truật, Đẳng sâm 8 – 12g (có thể thay Đẳng sâm bằng Nhân sâm).
  • Rửa sạch dược liệu, sắc uống.
  • Dùng mỗi ngày một thang.

Cam thảo đất trị ho 1

Bài thuốc số 3

  • Chuẩn bị: Bột cam thảo đất 4 – 12g, nước cốt chanh.
  • Pha bột cam thảo với nước ấm, thêm vào vài giọt nước cốt chanh, khuấy lên và uống.
  • Có thể chia nhỏ lượng ra pha, uống nhiều lần trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Dùng cam thảo đất trị ho cần lưu ý gì?

Cam thảo đất trị sốt phát ban

Cam thảo đất có khả năng giải độc, kiện tỳ, thanh nhiệt cơ thể nên có thể được sử dụng để hạ sốt và cải thiện tình trạng phát ban.

Bài thuốc trị sốt phát ban từ cam thảo đất như sau:

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất, Sài đất, cỏ Nhọ nồi mỗi vị 15g, Cát căn 20g, Trắc bách diệp 12g.
  • Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Chia uống sáng và chiều, dùng hết trong ngày.

Cam thảo đất trị cảm cúm

Như đã đề cập ở trên, Cam thảo đất có vị ngọt hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế giải độc, giảm ho. Chính vì vậy, chúng cũng có thể phát huy hiệu quả, làm giảm triệu chứng ở những người bị cảm cúm.

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất 30g, Bạc hà và Diếp cá mỗi loại 9g.
  • Rửa sạch dược liệu, sắc lấy nước uống.
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, uống hết trong ngày.

Cam thảo đất trị hen suyễn

Cam thảo đất chứa các hợp chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên, đặc biệt, chất glycyrizin có nguồn gốc từ rễ cam thảo cũng được đánh giá cao với khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.

  • Chuẩn bị: 60g cam thảo đất.
  • Rứa sạch cam thảo đất, sắc làm thuốc.
  • Chia nước thuốc ra uống 2 lần/ngày.

Các bài thuốc khác từ cam thảo đất

Các bài thuốc khác từ cam thảo đất 1

Cam thảo đất còn được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Ví dụ như:

Bài thuốc trị bệnh lỵ

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất và lá mơ lông mỗi loại 15g, cỏ seo gà 20g.
  • Rửa sạch dược liệu, sắc uống trong ngày.

Bài thuốc trị huyết áp cao

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất, lá sen mỗi loại 15g; Bạch dược, Tầm gửi, Mạch môn, Sinh địa, mỗi loại 10g, Đỗ trọng 12g.
  • Rửa sạch dược liệu, sắc 3 nước, trộn nước của 3 lần sắc với nhau.
  • Chia đều nước thuốc và uống hết trong ngày.

Bài thuốc trị nóng gan

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất 20g, đường cát vừa đủ.
  • Rửa sạch cam thảo đất, thêm đường cát rồi đem chưng cách thủy.
  • Dùng uống hàng ngày, hòa với nước cho dễ uống.

Bài thuốc trị viêm đau họng mạn tính

  • Chuẩn bị: Một nắm Cam thảo đất tươi, một chút muối biển.
  • Cam thảo đất rửa sạch, cho vào cối giã nát cùng một chút muối
  • Cho hỗn hợp Cam thảo đất và muối vào ấm, sắc uống hàng ngày.

Bài thuốc trị mụn sưng tấy

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất, Kim ngân hoa, Sài đất 20g.
  • Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm sắc thành thuốc.
  • Uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc trị tiểu không thông

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất 15g, Mã đề và râu ngô mỗi vị 12g.
  • Rửa sạch dược liệu, sắc lấy nước thuốc uống trong ngày.

Bài thuốc phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất và Diệp hạ châu mỗi vị 10g.
  • Rửa sạch dược liệu, sắc uống mỗi ngày một thang.

Các bài thuốc dân gian từ cam thảo đất có hiệu quả không?

Các bài thuốc dân gian từ cam thảo đất có hiệu quả không? 1

Các bài thuốc dân gian từ Cam thảo đất được nhiều người đánh giá là cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, thực tế, tác dụng của chúng sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức độ nghiêm trọng của bệnh, thể trạng người bệnh, cách sử dụng… nên khó tránh khỏi việc hiệu quả với người này nhưng lại không cho kết quả tích cực với người khác.

Thực tế, việc áp dụng các bài thuốc dân gian thường tương đối dễ dàng nhưng chúng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, việc sử dụng các loại dược liệu theo cách chế biến thông thường sẽ đem lại hiệu quả chậm do hàm lượng hoạt chất không đủ hoặc có lẫn nhiều tạp chất.

Mặt khác, các bài thuốc này chủ yếu dựa theo kinh nghiệm dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học kiểm chứng hiệu quả cụ thể. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi áp dụng. Không tự ý bốc thuốc và sử dụng bừa bãi.

Cần lưu ý gì khi áp dụng bài thuốc dân gian từ cam thảo đất?

Cam thảo đất là dược liệu thiên nhiên khá lành tính, tuy nhiên, ta không nên sử dụng nó một cách tùy tiện. Khi áp dụng các bài thuốc dân gian từ Cam thảo đất cần lưu ý:

  • Không sử dụng cam thảo đất cho các trường hợp: Dị ứng với thành phần của dược liệu, phụ nữ có thai, mẹ đang cho con bú, người đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp và các trường hợp táo bón, rối loạn tiêu hóa kéo dài…
  • Tránh lạm dụng cam thảo đất: Việc thường xuyên sử dụng Cam thảo đất với liều lượng cao có thể gây ra các vấn đề như tăng huyết áp, hạ kali máu, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới và chức năng sinh lý ở nam… Để đảm bảo an toàn, không nên sử dụng quá 40 – 50g Cam thảo đất một ngày.
  • Tránh kết hợp cam thảo đất với một số dược liệu như Nhân trần, Tam toại, Nguyên Hoa, Đại kích… vì chúng có thể gây ra những tương tác làm giảm hiệu quả của Cam thảo đất và không tốt cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin hữu ích về những bài thuốc dân gian từ Cam thảo đất. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này cũng như nắm được những điều cơ bản để sử dụng chúng một cách hiệu quả, an toàn.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *