Top 7 cách sử dụng cam thảo trị ho viêm họng hiệu quả

Cam thảo (Glycyrrhiza glabra) là một loại dược liệu quý đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Tất cả là nhờ những hoạt chất có trong nó mang đến hiệu quả cao khi dùng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là trị ho và viêm họng. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 7 cách sử dụng cam thảo trị ho viêm họng hiệu quả ngay tại nhà.

Top 7 cách sử dụng cam thảo trị ho viêm họng hiệu quả 1

Mục lục

  • Vì sao cam thảo có công dụng trị ho viêm họng?
  • Gợi ý 7 cách sử dụng cam thảo trị ho viêm họng hiệu quả tại nhà
    • Trà cam thảo (Cam thảo sắc uống)
    • Trà xanh cam thảo
    • Ngậm cam thảo
    • Kẹo ngậm cam thảo
    • Cam thảo ngâm mật ong
    • Ô mai cam thảo
    • Cam thảo kết hợp các vị thuốc khác
  • Lưu ý khi dùng cam thảo trị ho viêm họng

Vì sao cam thảo có công dụng trị ho viêm họng?

Về mặt y học cổ truyền, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, thông kinh lạc, dưỡng huyết. Do đó, có thể cải thiện các triệu chứng như đau họng, ho khan, viêm họng, nhiễm độc, mụn nhọt.

Về mặt y học hiện đại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cam thảo có chứa hơn 300 dược chất có lợi cho sức khỏe. Trong đó, có một số hoạt chất có tác dụng làm dịu các triệu chứng ho và viêm họng nhờ tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở niêm mạc họng.

Một trong những thành phần quan trọng nhất của cam thảo là Glycyrrhizinic acid. Theo nghiên cứu, hợp chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, bao gồm Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus,…làm giảm viêm nhiễm, làm dịu niêm mạc họng bị kích thích và giảm sưng viêm, từ đó giúp giảm ho và đau họng. Nó cũng tăng cường tính chất chống viêm tự nhiên của cơ thể, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn trong việc loại bỏ các tác nhân gây viêm.

Ngoài ra, cam thảo còn chứa flavonoids, chất có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào niêm mạc họng khỏi sự tổn thương của các gốc tự do và tác động xấu từ môi trường. Điều này giúp duy trì tính khỏe mạnh của niêm mạc họng và hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi bị viêm.

Trong cam thảo còn chứa coumarins và saponins. Hai hợp chất này đều có tác dụng kháng khuẩn và giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm. Điều này có nghĩa rằng cam thảo không chỉ giảm triệu chứng viêm họng mà còn ngăn ngừa việc nhiễm trùng lan rộng.

Vì sao cam thảo có công dụng trị ho viêm họng? 1
Cam thảo có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng làm giảm ho, dịu cơn đau cổ họng
Tóm lại, cam thảo có công dụng trị ho viêm họng nhờ vào các thành phần chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc họng. Sự kết hợp của những yếu tố này giúp cam thảo trở thành một phương pháp tự nhiên và hiệu quả để giảm triệu chứng ho và viêm họng. Đó cũng là lý do loại thảo dược này được sử dụng trong lĩnh vực dược phẩm và y học truyền thống từ rất lâu về trước.

Gợi ý 7 cách sử dụng cam thảo trị ho viêm họng hiệu quả tại nhà

Khi có nhu cầu sử dụng cam thảo trị ho viêm họng, bạn có thể tham khảo và thử 1 trong 10  7 cách được gợi ý ngay bên dưới đây.

Trà cam thảo (Cam thảo sắc uống)

Uống trà cam thảo là cách sử dụng cam thảo trị ho, viêm họng phổ biến và đơn giản nhất. Để thực hiện cách này, bạn cần chuẩn bị 10g rễ cam thảo khô và 200ml nước lọ. Bắt đầu hãm trà theo các bước sau:

  1. Rửa thật sạch rễ cam thảo rồi cho vào ấm, đổ nước lọc vào đun sôi.
  2. Sau khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ và đun 10 phút nữa thì tắt bếp.
  3. Chắt lấy nước rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.

Trà xanh cam thảo

Với những người lớn có thói quen uống trà xanh mỗi ngày, hãy thêm cam thảo vào ấm trà. Cách này vừa giúp trị ho, viêm họng lại vừa tăng thêm hương vị của tách trà đấy. Với cách làm này, chúng ta chỉ cần thêm khoảng 10g rễ cam thảo vào ấm rồi hãm trà uống như bình thường là được.

Trà xanh cam thảo 1
Sắc cam thảo hoặc cho vài lát cam thảo vào ấm trà xanh là những cách sử dụng cam thảo trị ho viêm họng phổ biến nhất

Ngậm cam thảo

Cam thảo có vị ngọt nhẹ và thanh, không có vị đắng nên ngay cả trẻ em cũng có thể ngậm cam thảo. Với cách trị ho, viêm họng này, bạn chỉ cần cắt rễ cam thảo thành từng lát mỏng. Rồi ngậm lát cam thảo trong miệng, có thể nhai nhẹ để tinh chất thấm vào niêm mạc họng. Cho đến khi cam thảo không còn vị gì nữa thì bạn có thể bỏ phần bã đi.

Tham khảo thêm: 11 cách trị ho, đờm, khó thở bằng gừng hiệu quả

Kẹo ngậm cam thảo

Làm kẹo ngậm từ cam thảo chính là một cách trị ho viêm họng tiện lợi cho các gia đình có em bé. Với vị ngọt thanh, mẹ có thể dễ dàng cho bé dùng hơn so với các loại thuốc trị ho dạng viên uống với vị đắng chát khác. Để làm kẹo ngậm trị ho, viêm họng từ cam thảo, hãy chuẩn bị 10g rễ cam thảo khô, 200ml nước lọc, đường phèn vừa đủ rồi làm theo các bước sau:

  1. Loại bỏ lớp bụi bẩn bám trên rễ cam thảo bằng nước sạch.
  2. Cho cam thảo vào 200ml nước lọc đun cho đến khi sôi.
  3. Cho đường phèn và đun nhỏ lửa 30 phút nữa, khuấy đều cho đường tan hoàn toàn.
  4. Đổ hỗn hợp vào khuôn, để nguội rồi các thành từng viên với kích thước phù hợp.

Cam thảo ngâm mật ong

Cách sử dụng cam thảo này không chỉ giúp giảm ho hay đau họng mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Để chuẩn bị hỗn hợp này, hãy tham khảo các bước sau đây:

  1. Chuẩn bị 10g rễ cam thảo khô, rửa sạch rồi thái lát mỏng.
  2. Cho cam thảo vào lọ thủy tinh rồi thêm một lượng mật ong vừa đủ, đậy kín nắp.
  3. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 1 tuần thì đã có thể sử dụng.

Với hỗn hợp này, bạn chỉ cần mỗi ngày pha 1 muỗng canh với lượng nước ấm vừa đủ và uống đều đặn mỗi ngày là được.

Cam thảo ngâm mật ong 1
Mật ong cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho và viêm họng

Có thể bạn quan tâm: 9 Cách chữa đờm, ho, khó thở bằng mật ong hiệu quả

Ô mai cam thảo

Ô mai cam thảo cũng là một cách trị ho, viêm họng từ cam thảo rất được ưa chuộng. Tuy nhiên với cách làm này, đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian nhiều hơn một chút nhé. Để có được những cục ô mai cam thảo trị ho thật hiệu quả, hãy chuẩn bị đủ các nguyên liệu sau: Mật ong, cam thảo thái lát, me chua đã bóc vỏ, đường vàng, bột năng, gừng bào mỏng, nước cốt tắc và vỏ tắc thái mỏng. Ngay bây giờ hãy bắt đầu thực hiện theo các bước sau:

  1. Xay nhuyễn hỗn hợp gồm nước cốt từ 20 trái tắc (đã bỏ hạt), phần vỏ tắc đã thái mỏng, 200gr đường và 150gr gừng.
  2. Cho 200gr bột năng vào chảo rang với 1 vài lát gừng thái mỏng khoảng 5 phút rồi rây lấy phần bột mịn để dùng.
  3. Sên hỗn hợp vừa xay ở bước 1 cùng 1 chén nước lọc và 500 gr đường vàng khoảng 3 phút.
  4. Thêm 0.5kg me chua chín đã bóc vỏ vào hỗn hợp đã sên ỏ bước 3, tiếp tục đảo đều tay khoảng 20 phút.
  5. Rây từ từ bột đã chuẩn bị ở bước 2 vào phần me ở bước 4, tiếp tục đảo đều trong 5 phút rồi tắt bếp và để nguội.
  6. Nặn thành từng viên với kích thước vừa phải trong khi hỗn hợp còn hơi ấm.
  7. Sấy thêm 50 phút ở 100 độ C thì bảo quản và dùng dần.

Cam thảo kết hợp các vị thuốc khác

  • Cát cánh, gừng, bạc hà: Cho 10g cam thảo, 10g cát cánh, 10g gừng tươi, 10g bạc hà vào ấm và đun sôi với nước lọc. Tiếp đó đun nhỏ lửa thêm 30 phút nữa thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước và chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Hoa đu đủ: Đun sôi 10g cam thảo và 10g hoa đu đủ với nước lọc. Tiếp theo, bạn cũng đun nhỏ lửa trong 30 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy nước uống, chia 3 lần trong ngày.
  • Lá húng chanh: Tương tự như khi kết hợp với các nguyên liệu trước, bạn cũng rửa sạch lá húng chanh rồi đun sôi với nước và cam thảo. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa vào đun tiếp khoảng 30 phút. Chia làm 3 lần uống trong ngày và sử dụng đúng theo hướng dẫn.
Cam thảo kết hợp các vị thuốc khác 1
Để tăng hiệu quả trị ho viêm họng, cam thảo thường được sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác

Lưu ý khi dùng cam thảo trị ho viêm họng

Mặc dù cam thảo có chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, sử dụng quá mức có thể gây tác dụng phụ, bao gồm tăng huyết áp và giảm kali máu. Do đó, nên nắm rõ các lưu ý khi dùng cam thảo bên dưới đây:

  • Mua sản phẩm cam thảo từ các nguồn đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng và tác dụng. Cần kiểm tra hạn sử dụng và thông tin về thành phần trên nhãn sản phẩm trước khi mua.
  • Không sử dụng cam thảo quá liều lượng khuyến cáo. Liều lượng tối đa khuyến cáo cho người lớn là 10g cam thảo mỗi ngày. Sử dụng cam thảo quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm suy tim, suy thận, tăng huyết áp,…
  • Cần theo dõi tình trạng sức khỏe và báo cáo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào xảy ra sau khi thực hiện các cách sử dụng cam thảo trị ho viêm họng.
  • Sử dụng cam thảo trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm việc tăng cường hấp thụ sodium và giảm kali trong cơ thể. Do đó cần tránh dùng quá lâu hoặc phải có ý kiến của bác sĩ.
  • Không sử dụng cam thảo cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Các nghiên cứu cho thấy cam thảo có thể gây ra một số tác dụng phụ cho thai nhi và trẻ sơ sinh, bao gồm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh.
  • Không sử dụng cam thảo cho người bị huyết áp cao, suy tim, suy thận vì cam thảo có thể làm tăng huyết áp và giữ nước.

Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng cam thảo trị ho viêm họng:

  • Không sử dụng cam thảo cùng với các loại thuốc khác. Cam thảo có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hoặc tăng tác dụng của thuốc.
  • Không sử dụng cam thảo cho trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ em dưới 2 tuổi chưa có khả năng chuyển hóa cam thảo một cách an toàn.

Có thể thấy, cam thảo là một loại dược liệu có tác dụng trị ho viêm họng hiệu quả. Với 7 cách sử dụng cam thảo trị ho viêm họng được gợi ý trong bài viết, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Ngoài cam thảo cũng có rất nhiều vị thuốc nam gần gũi quanh ta có tác dụng trị ho hiệu quả, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Tìm hiểu ngay 10 cây thuốc nam trị ho vô cùng hiệu quả


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *