Cam thảo đất trị ho: Đừng áp dụng nếu chưa biết điều này!

Cam thảo đất là vị dược liệu quen thuộc trong dân gian. Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau về công dụng trị ho của loại dược liệu này nhưng không phải ai cũng biết cách dùng đúng. Vậy cam thảo đất trị ho như thế nào? Sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Mục lục

  • Cam thảo đất là gì?
  • Công dụng trị ho của cam thảo đất
  • Cách dùng cam thảo đất trị ho
    • Bài thuốc số 1
    • Bài thuốc số 2
    • Bài thuốc số 3
    • Bài thuốc số 4
    • Bài thuốc số 5
  • Dùng cam thảo đất trị ho cần lưu ý gì?
    • Không lạm dụng cam thảo
    • Không kết hợp cam thảo với nhân trần khi trị ho
    • Đối tượng không nên dùng cam thảo đất
    • Hiệu quả có thể thay đổi
    • Lưu ý khác

Cam thảo đất là gì?

Cam thảo đất là gì? 1

Cam thảo đất hay Cam thảo nam, thổ cam thảo có tên khoa học là Seoparia Dulcis L, thuộc loại cây thân thảo với chiều cao dao động từ 30 đến 80 cm. Thân cây mềm, thẳng và tròn, rễ trụ to. Hoa cam thảo đất có màu trắng, nở vào mùa hè. Chúng thường mọc tại nách của lá, mỗi lá thường mang 4 hoặc 8 bông hoa nhỏ. Quả của cây có hình dạng bầu dục, bên trong chứa những hạt nhỏ.

Rễ và thân cam thảo đất thường được sử dụng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, chúng có vị ngọt đắng, tính bình, không có độc tính, là dược liệu quen thuộc trong điều trị nhiều bệnh lý như viêm họng, ho khan, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, trúng độc, viêm nhiễm…

Ngoài ra, chúng còn có những công dụng khác như: làm mát gan, thanh nhiệt và giải độc cơ thể, lợi tiểu, kiện tỳ, giảm nhiệt miệng, điều trị rôm sảy ở trẻ em, giảm mụn nhọt, trị chàm da…

Công dụng trị ho của cam thảo đất

Theo y học cổ truyền, cam thảo đất có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, loại bỏ dịch nhầy ở họng, làm sạch đường hô hấp, từ đó giúp giảm viêm họng cũng như viêm phế quản hiệu quả.

Ngoài ra, chất acid glycyrrhizic cùng hơn 300 hoạt chất có trong cam thảo đất cũng có tác dụng đáng kể trong việc ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây ho ở người, qua đó làm giảm sự co thắt của cơ trơn, giảm ho, đồng thời chống dị ứng và viêm, hạn chế tình trạng kích ứng gây ngứa họng.

Cách dùng cam thảo đất trị ho

Cách dùng cam thảo đất trị ho 1

Dưới đây là một số bài thuốc trị ho từ cam thảo đất bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị: 4 – 12g bột cam thảo, nước ấm, nước cốt chanh.

Thực hiện:

  • Cho bột cam thảo vào ly, pha cùng nước ấm, thêm vài giọt nước cốt chanh, khuấy đều và uống trực tiếp.
  • Có thể chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày để cải thiện tình trạng ho và viêm họng tốt hơn.
  • Bạn có thể sử dụng cam thảo khô pha trà uống cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị: 10g cam thảo tươi.

Thực hiện:

  • Cam thảo tươi rửa thật sạch, để ráo nước
  • Đun sôi nước, sau đó ngâm cam thảo tươi với nước sôi, hãm như pha trà
  • Chắt lấy nước uống, tiếp tục chế nước sôi vào hãm tới khi hết ngọt thì bỏ bã đi.
  • Uống liên tục vài ngày đến khi triệu chứng được cải thiện.

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị: Cam thảo và lá sen mỗi vị 3g.

Thực hiện:

  • Cho cam thảo và lá sen vào ấm, tráng qua nước sôi.
  • Chế nước sôi từ từ vào ấm, hãm uống thay trà.

Bài thuốc số 4

Chuẩn bị: Cam thảo 4 – 8g, Bạch truật 12g, Đẳng sâm hoặc Nhân sâm 8 – 12g.

Thực hiện:

  • Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, cho vào ấm sắc cùng nước sạch.
  • Chắt nước thuốc ra bát, chờ nguội bớt và uống trong ngày.
  • Uống liên tục vài ngày để giúp dưỡng vị, ích khí, kiện tỳ, cải thiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi, ho có đờm.

Bài thuốc số 5

Chuẩn bị: Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g.

Thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào ấm sắc cùng nước sạch.
  • Chắt nước thuốc ra chờ nguội bớt và uống hết trong ngày.
  • Có thể kết hợp cùng một vài nguyên liệu khác như Kim ngân, Sài hồ nam, Rau má, Kinh giới, Mạn Kinh, Cỏ trang để tăng hiệu quả trị ho.

Dùng cam thảo đất trị ho cần lưu ý gì?

Dùng cam thảo đất trị ho cần lưu ý gì? 1

Khi dùng cam thảo đất trị ho, để giúp chúng phát huy hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn ta cần lưu ý:

Không lạm dụng cam thảo

Mặc dù là dược liệu tương đối an toàn, tuy nhiên, nếu sử dụng cam thảo với liều lượng lớn và quá thường xuyên, cam thảo có thể gây ra những tác hại với sức khỏe. Cụ thể:

  • Tăng huyết áp: Cam thảo đất có thể gây trữ nước trong cơ thể, việc tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng khối lượng tuần hoàn, dẫn đến tăng huyết áp và tạo thêm gánh nặng cho tim. Điều này hết sức nguy hiểm với người bệnh huyết áp.
  • Hạ kali máu, tổn thương não: chất glycyrizin trong cam thảo nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm giảm kali trong máu, gây ảnh hưởng tới sự dẫn truyền thần kinh và tác động không tốt đến não bộ.
  • Làm giảm chức năng sinh lý ở nam: Cam thảo có chứa phytoestrogen nên nếu nam giới sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng suy giảm hormone sinh dục nam testosterone, khiến ham muốn tình dục và chức năng sinh lý bị ảnh hưởng.
  • Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ: Uống nhiều cam thảo cũng có thể làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể chị em, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, mất kinh.

Như vậy, chỉ nên dùng cam thảo đất với liều lượng phù hợp, không quá 40g/ngày với cam thảo đất tươi và tối đa 12g/ngày nếu dùng cam thảo đất khô. Đồng thời không sử dụng liên tục dài ngày (có thể dùng 3 – 5 ngày sau đó nghỉ vài ngày). Đặc biệt, nam giới không nên dùng cam thảo quá 8g/ngày.

Không kết hợp cam thảo với nhân trần khi trị ho

Không kết hợp cam thảo với nhân trần khi trị ho 1
Kết hợp nhân trần với cam thảo có thể gây hại cho sức khỏe

Nhiều người có thói quen kết hợp cam thảo và nhân trần để pha nước uống giải nhiệt ngày hè. Tuy nhiên, theo quan điểm Đông y đây là việc không nên làm. Nhân trần có vị đắng, cay, và tính tính hàn. Cam thảo có khả năng giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải.

Mặc dù cả 2 loại thảo dược này đều có những lợi ích riêng cho sức khỏe, tuy nhiên chúng lại rất trái ngược nhau, khi kết hợp, có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là những người mắc chứng cao huyết áp.

Ngoài ra, ta cũng không nên kết hợp cam thảo với các dược liệu khác như Tam toại, Đại kích, Nguyên hoa… vì chúng cũng có thể tương tác với cam thảo, gây giảm hiệu quả và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đối tượng không nên dùng cam thảo đất

Đối tượng không nên dùng cam thảo đất 1

Thực tế không phải ai cũng có thể sử dụng cam thảo đất. Nếu thuộc một trong cách trường hợp dưới đây, bạn không nên hạn chế sử dụng loại dược liệu này:

  • Người bị dị ứng với cam thảo đất.
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.
  • Người có huyết áp không ổn định hoặc bị cao huyết áp.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc bị táo bón.

Ngoài ra, cam thảo đất cũng không được khuyến khích sử dụng cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Hiệu quả có thể thay đổi

Các bài thuốc trị ho bằng cam thảo có thể hiệu quả với người này nhưng không hiệu quả với người kia. Đây là điều bình thường do tình trạng bệnh, thể chất và cơ địa mỗi người là khác nhau.

Đặc biệt với các trường hợp thường xuyên bị viêm đường hô hấp, ho, khó thở, viêm phổi, viêm phế quản… người bệnh không nên tự ý áp dụng các bài thuốc từ cam thảo mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý khác

Khi sử dụng cam thảo đất trị ho, ta cũng cần lưu ý một số vấn đề khác như:

  • Chọn mua cam thảo đất chất lượng, có mùi thơm đặc trưng ở những địa chỉ uy tín, không mua những sản phẩm có dấu hiệu mốc, hỏng.
  • Trong thời gian áp dụng các bài thuốc trị ho từ cam thảo đất, cần kiêng ăn cá, ớt và đường, tránh tình trạng ho thêm nghiêm trọng.
  • Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Kết luận:

Các bài thuốc trị ho bằng cam thảo đất đều có độ an toàn cao nếu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng có thể thay đổi tùy từng trường hợp. Bạn nên kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng khoa học. Đặc biệt, nếu gặp tình trạng ho kéo dài, tốt nhất hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *