BÀI 975 – Rau om với 13 bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi túi mật, suy gan,…hiệu quả

Rau om (ngổ) là một loại rau thơm khá phổ biến. Nhưng ít người biết rằng, đây còn là một loại thảo dược hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như tiểu đường, táo bón, sốt, ho, cảm lạnh,…

Tên khác: Rau om, Rau ôm, miền Bắc gọi là Ngò om, Rau ngổ, Ngổ hương, Ngổ thơm, Ngổ điếc, Mò om.

Tên khoa học: Limnophila aromatica (Lam) Merr (Ambulia aromatica Lam)

Họ khoa học: Thuộc họ Hoa mõm sói – Scrophulariaceae.

Đặc điểm dược liệu

Mô tả

Rau om là dược liệu thân thảo, có chiều cao trung bình từ 15 – 30cm. Cây có lá đơn, không cuống, có lông mọc đối hoặc mọc vòng 3-5, lá mép lá hơi có răng cưa thưa, mặt dưới lá có nhiều đốm tuyến màu xanh. Hoa thường mọc đơn độc ở nách lá, không đều, cuống dài 1,5cm.

Ðài hoa hình chuông, chia 5 răng, dài 4-5mm. Tràng dài gấp đôi đài, chia 2 môi, cánh hoa màu tím nhạt. Nhị 4, chỉ nhị ngắn. Vòi nhuỵ nhẵn, đầu nhuỵ chẻ đôi. Quả nang hình trứng, không có lông, bên trong chứa nhiều hạt.

Bộ phận dùng

Toàn bộ cây rau om được sử dụng để làm dược liệu.

Phân bố

Ở nước ta cây mọc hoang ở ao, rạch, mương và cũng được trồng làm gia vị. Cây phân bố dọc khắp các tinh thành từ bắc đến nam.

Thu hái, sơ chế, bảo quản

  • Thu hái: Có thể thu hái dược liệu quanh năm
  • Sơ chế: Dược liệu sau khi thu hái mang về rửa sạch, cắt từng đoạn, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
  • Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hoá học

Rau om có thành phần hoá học khá đơn giản, bao gồm tinh dầu, flavonoid, tanin. Các hoạt chất này đều có công dụng hỗ trợ điều trị chữa bệnh hiệu quả.

Vị thuốc Rau om

Tính vị

Vị cay, hơi chát, tính mát, mùi thơm.

Tác dụng dược lý

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau om có một số công dụng điều trị bệnh hiệu quả sau:

Rau om có tác dụng thanh nhiệt chỉ khái, giải độc, tiêu thũng.

Công dụng của rau om

Rễ có tác dụng làm dãn cơ phủ tạng như ruột, thận, do đó mất các cơn đau bụng. Nó còn làm dãn mạch, tăng lực thận, tăng lượng nước tiểu, tạo thuận lợi cho việc tống sỏi ra ngoài.

Bài thuốc từ dược liệu rau om

Chữa đầy hơi, bí tiểu, đi tiểu ra máu do nhiệt

Rau om có tác dụng kích thích tiêu hoá, giúp làm giả các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng. Bên cạnh đó, dược liệu hỗ trợ điều trị thận làm việc khá hiệu quả nên có thể ứng dụng điều trị một số chứng bệnh kể trên. Dưới đây là cách áp dụng bài thuốc tại nhà:

Dùng 30g rau om tươi rửa sạch với nước muối. Giã nát, thêm 300ml nước đun sôi để nguội vào, khuấy đều lên, chắt lấy nước cốt. Pha thêm chút đường cho dễ uống.

Điều trị bệnh sỏi thận

Để hỗ trợ điều trị sỏi thận, bên cạnh việc bổ sung nhiều nước, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ rau om theo cách dưới đây:

  • Cách 1:

Chuẩn bị 50g cây rau om. Sau khi rửa sạch thì để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát cùng với chút muối ăn. Lọc nước uống. Thực hiện ngày 2 lần trong 5 – 7 ngày liên tục.

Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp rau om chung với râu ngô, kim hoa thảo ( cối xay ) hay cây bông mã đề.

  • Cách 2: 

Lấy 50g rau om xay nhuyễn để uống. Sỏi nhỏ thì dùng khoảng 15 ngày, to thì uống trong 1 tháng liên tục.

Rau om
  • Cách 3:

 Xay nhuyễn 1 kg rau ôm rồi vắt nước cốt hòa chung với nước của 1 trái dừa. Chia làm 3 phần đều nhau uống hết trong ngày. Dùng liệu trình khoảng 7 ngày thì ngưng.

Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau có tác dụng lợi tiểu, kích thích đi tiểu nhiều lần để đẩy viên sỏi ra ngoài dễ dàng.

Trị chứng ra nhiều huyết trắng ở phụ nữ

Để giảm tình trạng huyết trắng ở phụ nữ, người bệnh áp dụng bài thuốc từ rau om theo cách sau:

Phụ nữ bị nhiễm nấm, vi khuẩn ở âm đạo thường ra nhiều huyết trắng có mùi hôi tanh và gây ngứa ngáy khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, dân gian có các bài thuốc từ cây rau om như sau:

  • Cách 1:

Xay nhuyễn 500g rau ngổ lấy nước uống. Dùng 2 ngày 1 lần

  • Cách 2: 

Dùng 500g rau om thái nhỏ, đem nấu với 3 bát nước cho đến khi nước cô đặc lại còn 1 bát. Gạn ra uống khi còn ấm.

  • Cách 3:

Kết hợp cây rau ôm ( 2 nắm ), cây cỏ lông gà ( 3 nắm ), lá ngải cứu ( 2 nắm ), củ gấu ( 1 nắm ), rễ bông trang trắng ( 1 nắm ), cây muồng dẹt (1 nắm) tạo thành 1 thang thuốc. Tất cả đem rửa sạch, sắc kỹ với 1,5 lít nước, chia uống vài lần trong ngày.

Rau om trị dịch trắng

Điều trị sỏi túi mật

Để hỗ trợ đào thải sỏi túi mật hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ rau om theo cách sau:

Chuẩn bị 100g rau om, rửa thật sạch, cắt ngắn. Dùng cối giã nát, vắt nước cốt, bỏ bã. Pha nước rau om với 2 thìa cà phê mật ong uống vào sáng sớm trước khi ăn 30 phút. Tùy theo tình trạng bệnh mà duy trì dùng thuốc đều đặn trong thời gian từ 10 – 15 ngày để thấy được hiệu quả.

Cảm lạnh

Cách điều trị cảm lạnh từ rau om rất đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng 15 – 30g dược liệu đem sắc nước uống hằng ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc đến khi khỏi bệnh.

Rắn độc cắn

Rau om có thể sơ cứu vết rắn độc cắn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải đến ngay các bệnh viện để xử lý độc tố và vết thương. Bài thuốc dưới đây chỉ có tác dụng tham khảo.

Rau om 15g xuyên tâm liên 25g, giã thêm ít rượu nếp, vắt nước uống còn bã dùng đắp vết thương. Hoặc lấy 20 – 40 gr rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liền.

Trị viêm tấy đau nhức

Để điều trị tình trạng viêm tấy, đau nhức xương khớp, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ rau om theo cách dưới đây:

Lấy 1 nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.

Trị ho, sổ mũi

Cách điều trị ho, cảm lạnh từ rau om rất đơn giản, người bệnh chỉ cần thực hiện theo cách sau: Lấy 15 – 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

Điều trị tê bì tay chân

Tê bì chân tay là chứng bệnh thường gặp ở nhiều người cao tuổi. Để hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ rau om theo cách dưới đây: Dùng rau om tươi hoặc khô nấu nước uống hàng ngày thay cho trà.

Chữa bệnh tiểu đường

Đây là bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường được các chuyên gia đông y đánh giá khá cao. Với nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản, người bệnh hoàn toàn có thể tự áp dụng bài thuốc này tại nhà. Dưới đây là cách thực hiện:

Dùng 40 – 60g ngọn non của cây rau ôm giã nhỏ. Thêm 1 ly nước đun sôi để nguội vào, quấy đều, lọc nước cốt. Cuối cùng hòa thêm vài hạt muối vào uống để điều trị bệnh tiểu đường.

Chữa chứng ngủ hay mơ

Ngủ mơ có thể là triệu chứng của một số bệnh tâm lý. Để giúp người bệnh ngủ ngon giấc, tinh thần thư thái, các chuyên gia đông y thường chỉ định bài thuốc từ cây rau om như sau:

Xay 50g rau ngổ cùng với 5 hạt muối hột. Chắt nước uống vào lúc sáng sớm ngay khi vừa mới tỉnh dậy. Dùng 10 – 15 ngày để thấy được hiệu quả.

Chữa suy gan, viêm gan C

Suy gan hay viêm gan C là những bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc hỗ trợ từ cây rau om như sau:

Chuẩn bị 1 nắm rau om, 1 nắm râu ngô và 1 nắm bông mã đề nấu nước uống. Thực hiện hàng ngày để bệnh tình mau thuyên giảm.

Lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ rau om

Rau om hay rau ngổ thường được sử dụng khá nhiều trong đời sống như một loại rau gia vị không thể thiếu cho nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, khi sử dụng để ăn hay làm dược liệu, người bệnh cũng cần phải tuân thủ một số lưu ý để tránh gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể.

  • Phụ nữ mang thai không được sử dụng rau om.
  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 12 tháng tuổi cần thận trọng khi sử dụng.
  • Rau om thường mọc ở những vùng đất ẩm ướt như đầm lầy, ao hồ, bờ ruộng. Dọc thân cây lại chứa nhiều lông tơ nên dễ dính nhiều bùn đất. Cần ngâm rửa qua nhiều lần nước cho thật sạch trước khi sử dụng.
  • Dược liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ như: da sưng đỏ, kích ứng; nổi mẩn ngứa, mề đay ngoài da; sưng môi, lưỡi, họng; khó thở…Vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo liều lượng để tránh những tác dụng phụ kể trên.
  • Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng chung với bất cứ loại thuốc hoặc vitamin nào bởi nó có thể gây ra tương tác thuốc. Tốt nhất nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Các bài thuốc từ rau om chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Hiệu quả của bài thuốc còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Rau om rất dễ bị nhầm lẫn với cây rau ngổ trâu do có nhiều điểm tương đồng. Người bệnh cần phân biệt rõ.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
HOTLINE

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
CÁT CÁNH LÀ GÌ?
VỊ THUỐC TIỀN HỒ


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *