BÀI 974 – Móng lưng rồng và 5 bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, trĩ, bỏng,…hiệu quả

Móng lưng rồng hay chân vịt là dược liệu có nhiều công dụng điều trị bệnh hiệu quả, thường được chỉ định trong một số bài thuốc trị bỏng lửa, trĩ, đau nhức xương khớp,…

Tên gọi khác: Chân vịt, Quyển bá, Vạn niên tùng, Kiến thủy hoàn dương, Hồi sinh thảo, Trường sinh thảo, Hoàn dương thảo, Cải tử hoàn hồn thảo, Nhả mung ngựa.

Tên khoa học: Selaginella tamariscina

Họ: Quyển bá (Selafinellaceae)

Đặc điểm dược liệu móng lưng rồng

Mô tả

Móng lưng rồng có thân mọc thành búi, có khi kết bện với các giá rễ thành một gốc cao đến 10cm, nom như thân kép. Cành bên của thân cũng mọc thành búi dài 5-12cm, phân nhánh rẽ đôi mở ra trên đất. Lá nhỏ hình giáo hay ba cạnh, thuôn xếp lợp lên nhau, ôm lấy cành.

Phân bố

Dược liệu mọc hoang dại và được khai thác nhiều ở vùng ven biển Nha Trang, Phan Rang…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

  • Bộ phận dùng: Toàn bộ cây đều được sử dụng để làm dược liệu.
  • Thu hái và chế biến: Thu hái toàn cây, cắt bỏ rễ con, dùng tười hay phơi sấy khô hoặc sao vàng để dùng dần.
  • Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hoá học

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lá móng lưng rồng có những hợp chất flacon như apigenin, sosetduflavon. Dung dịch móng lưng rồng 100% có tác dụng ức chế đối với vi trùngSraphylococcus aureus. Các thành phần này có thể ứng dụng trong các bài thuốc trị bệnh.

Vị thuốc móng lưng rồng

Tính vị

Tính vị: Vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh, không độc.

Tác dụng dược lý

Theo ghi chép có trong các tài liệu, móng lưng rồng dùng ở dạng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu. Ngoài ra, móng rồng còn có tác dụng trị kinh nguyệt quá nhiều và các chứng chảy máu khác. Còn dùng chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan, bổ máu, chữa bỏng.

Công dụng cây móng lưng rồng

Liều dùng – Cách dùng

Liều lượng được khuyến cáo sử dụng là 20-30g dưới dạng thuốc sắc hoặc đốt thành than tán bột rắc lên vết thương hay để uống.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây móng lưng rồng

Chữa viêm gan cấp tính

Viêm gan cấp tính là bệnh mới khởi phát trong giai đoạn đầu, người bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó có thể tham khảo bài thuốc từ dược liệu móng lưng rồng theo cách dưới đây:

Móng lưng rồng 30g; Mộc thông, Ngưu tất mỗi vị 20g. Sắc uống trong ngày.

Chữa nhức mỏi toàn thân, viêm khớp, đau dây thần kinh tọa, viêm xoang, thoái hóa cột sống

Móng lưng rồng là một trong những dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả. Để điều trị các chứng bệnh kể trên, người bệnh áp dụng bài thuốc sau đây:

Dùng 30g cây móng lưng rồng sao thơm rồi hãm nước sôi uống thay trà, thời gian dùng có thể kéo dài hàng tháng.

Tác dụng của móng lưng rồng

Chữa bỏng lửa

Móng lưng rồng có tính mát, giúp làm dịu các vết bỏng do lửa. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng sơ cứu hoặc điều trị trong các trường hợp bỏng nhẹ. Đối với các vết bỏng nặng, người bệnh vẫn cần đến bệnh viện để được xử lý vết thương. Dưới đây là bài thuốc trị bỏng từ dược liệu người bệnh có thể tham khảo:

Móng lưng rồng sao thơm, tán bột trộn với lòng trắng trứng gà, đắp lên nơi bỏng, sau 2-3 giờ thay một lần.

Chữa trĩ xuất huyết từ quyển bá

Để điều trị ra máu từ các búi trĩ, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc từ móng lưng rồng theo cách dưới đây:

Móng lưng rồng 15g, nấu sôi, chắt lấy nước uống trong ngày thay trà.

Chữa váng đầu, hoa mắt, vàng da

Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ móng lưng rồng để giảm các triệu chứng bệnh kể trên. Dưới đây là cách thực hiện:

Toàn cây móng lưng rồng 30g sắc với 500ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Kiên trì áp dụng mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.

Trị đau đầu bằng móng lưng rồng

Lưu ý khi dùng cây móng lưng rồng chữa bệnh

Móng lưng rồng là dược liệu khá lành tính, chưa có nghiên cứu nào cho thấy có chứa thành phần độc tố. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên sử dụng dược liệu này để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến thai nhi. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng dược liệu, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây:

  • Các bài thuốc từ dược liệu chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên người bệnh vẫn cần phải tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Do có nguồn gốc tự nhiên nên cần một khoảng thời gian nhất định các hoạt chất mới phát huy được dược tính khi vào cơ thể, vì thế người bệnh cần kiên trì. Ngoài ra, hiệu quả của bài thuốc cũng tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khoẻ, hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
  • Người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi tự áp dụng các bài thuốc tại nhà.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
HOTLINE: 

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
DƯỢC LIỆU HOẮC HƯƠNG
MỘC DƯỢC VÀ CÁC BÀI THUỐC HAY


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *