Cỏ mui

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây thảo, mọc bò, sống lâu năm, cao 0,3 – 1m. Thân hình trụ, có nhiều lông.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 3,5 – 5 cm, rộng 1,5 – 3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng to nhọn, hai mặt có lông, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt; cuống lá dài khoảng 1 cm.
  • Cụm hoa mọc riêng lẻ ở ngọn thân thành đầu, có cuống rất dài, có thể đến 20 cm; lá bắc xếp thành 3 hàng; hoa màu trắng, hoa cái xếp ở vòng ngoài, hình lưỡi nhỏ, hoa lưỡng tính nhiều ở giữa, hình ống. Mào lồng có 20 sợi, 10 dài, 10 ngắn. Tràng hoa cái có 2 thùy, tràng hoa lưỡng tính hình trụ, có 3 – 5 thuỳ, có lông nhỏ; nhị 5, bao phấn có tại ngắn; bầu thuôn có lông.
  • Quả bế có rất nhiều lông, các mào lông dài gấp 4 lần quả.
  • Mùa ra hoa : Tháng 3-11.

Phân bố, sinh thái

Chi Tridax L. ở Việt Nam mới chỉ biết 1 loài cỏ mui kể trên. Loài này vốn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ, sau lan ra khắp các vùng nhiệt đời khác thuộc châu Á và cả ở châu Phi.

Ở Việt Nam, cỏ mui phân bố rộng rãi khắp các tỉnh tử đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp từ Bắc chí Nam; song vùng phân bố tập trung nhất là ở các tỉnh miền Trung, từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà và Tây Nguyên.

Cây ưa sáng, có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất cát của vùng ven biển và có khả năng chịu hạn tốt. Cỏ mui thường mọc thành đám nơi đất trống ở ven đồi, ven đường đi, nương rẫy cũ, bãi hoang ven biển.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Phần trên mặt đất cây cỏ mui chứa: protein carbohydrat, K2O, CaO, P2O5, MgO, acid fumaric tanin và β- sitosterol [The Wealths of raw material of India, 1976].

Tác dụng dược lý

Trong thử nghiệm phần trên mặt đất của cỏ mui trên hoạt động của hệ thần kinh trung ương, đã nhận xét thấy tác dụng làm giảm hoạt động vận động tự nhiên, hành vi thăm dò và nhiệt độ trực tràng và làm tăng thời gian ngủ gây bởi pentobarbital (Cifuentes C.M. et al., 2001).

Cao chiết methanol cỏ mui có hoạt tính kháng virus herpes in vitro trên tế bào Vero (Vermani K.et al., 2002).

Thuốc bôi dẻo bào chế từ cỏ mui có tác dụng làm mau lành vết thương thể hiện ở sự tăng mức hydroxyprolin ở nơi bị thương cao hơn, quá trình biểu mô hoá tiến triển nhanh hơn, và sự tăng lượng collagen cao hơn so với đối chứng (Aziz I et al., 2003).

Đã nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan của phần trên mặt đất của cỏ mui đối với viêm gan gây bởi D – galactosamin/lipopolysaccharid (D – GalN/LPS) trên chuột cống trắng. Thương tổn gan gây bởi D – GalN/LPS được biểu hiện bởi sự tăng hoạt độ các enzym chỉ thị (aspartat transaminase, alanin transaminase. Phosphatase lactat dehydrogenase và gamma – glutamyl transferase) và nồng độ bilirubin trong huyết thanh, lipid ca trong huyết thanh và gan.

Tinh dầu phân lập từ cỏ mui có hoạt tính diệt côn trùng đối với ruồi, ấu trùng muỗi, Dysdercus similis và gián, và cũng có hoạt tính xua côn trùng mạnh trong thử nghiệm trên 3 loài kiến (Pathak A, K. et al., 1988).

Công dụng

Cỏ mui được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc sát trùng, chữa sưng tấy.

Ở Campuchia, cây này được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị ho, đau thấp khớp. Ngày dùng 20 – 30g sắc nước uống [Võ Văn Chi, 1997: 344 345].

Ở Ấn Độ, lá cỏ mui được dùng làm rau ăn cho người và thức ăn cho gia súc. Lá được dùng trịviêm phế quản, lỵ, tiêu chảy và để làm mọc tóc. Dịch ép lá có tác dụng sát trùng, diệt côn trùng và ký sinh trùng. Cũng được dùng để cầm máu khi bị vết đứt và điều trị vết thâm tím.

  • Trong y học dân gian Nepal, cỏ mui được dùng trị sốt; mỗi lần uống khoảng 2 thìa cà phê dịch ép cây, ngày 2 lần. Cỏ mui còn được dùng để trị nhiễm khuẩn huyết chảy máu ở gia súc, cách dùng là trộn với thức ăn gia súc. Dịch ép cây được nhỏ mắt để trị bệnh đục thể thuỷ tinh (Manandhar N.P., 1989, 1990, 1993). Ở Nepal, cỏ mui cũng được dùng để trị vết đứt, vết thương (Vernani K.
    et al., 2002).

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *