BÀI 988 – Đậu chiều với 5 bài thuốc điều trị tiêu chảy, đầy bụng, sốt, sởi,…hiệu quả

Đậu chiều là dược liệu mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi. Vị thuốc này thường được chỉ định trong một số bài thuốc điều trị tiêu chảy, sốt, sởi, đầy bụng,…

Tên thường gọi: Ðậu chiều còn gọi là Ðậu săng, Đậu triều.

Tên tiếng Trung: 木豆

Tên khoa học: Cajanus cajan (L., ) Millsp (C. indicus Spreng.)

Họ khoa học: Thuộc họ Ðậu – Fabaceae.

Đặc điểm dược liệu đậu chiều

Mô tả

Đậu chiều là loài cây thân nhỏ, cao khoảng 1-2m khi trưởng thành. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét, nguyên, có lông, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới có màu trắng nhạt. Hoa màu vàng, đôi khi có những đường sọc tía, mọc thành chùm ở nách lá. Quả dẹt, với 2-3 vết lõm chạy chéo trên quả. Hạt hình cầu, có màu vàng nâu, nâu hoặc đỏ nhạt. Mùa hoa quả vào tháng 1-3.

Đậu chiều

Bộ phận dùng

Rễ, hạt và lá, thân cây là các bộ phận được sử dụng để làm dược liệu.

Phân bố

Dược liệu đậu chiều phân bố chủ yếu ở khu vực châu Á. Ở nước ta, đậu chiều mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trên cả nước.

Thu hái, sơ chế và bảo quản

  • Thu hái: Người bệnh có thể thu hái dược liệu quanh năm.
  • Sơ chế: Ðào rễ về, rửa sạch. Sau đó thái mỏng, phơi khô. Đối với bộ phận lá thì thường dùng tươi. Hạt lấy ở những quả già.
  • Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đối với bộ phận dùng ở dạng tươi, nên sử dụng hết trong ngày.

Thành phần hoá học

Theo nghiên cứu, các thành phần trong bộ phận cây đậu chiều khá đơn giản. Hạt chỉ chứa 2 globulin là cajanin và nona-cajanin. Còn có men urease hoạt động.

Vị thuốc từ cây Đậu chiều

Tính vị

Ðậu chiều có vị đắng, tính mát.

Cách dùng và liều dùng

Mỗi bộ phận được ứng dụng trong điều trị các bệnh khác nhau. Rễ dùng làm thuốc chữa sốt, giải độc, tiêu thũng và chứng hay đái đêm. Hạt cũng dùng như rễ; còn dùng Chữa ho, cảm, nhức mỏi gân cốt. Lá dùng để gây nôn khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu; lại dùng nấu tắm trị bệnh ngoài da và cũng dùng uống trị lỵ. Dịch lá tươi cũng dùng uống trị lỵ; còn dùng phối hợp với dầu thầu dầu uống trị bệnh đau bụng. Dùng ngoài trị mụn nhọt, vết thương.

Liều lượng được khuyến cáo đối với dược liệu này là 15g mỗi ngày dưới dạng sắc uống.

Công dụng của đậu chiều

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đậu chiều

Ho, cảm, cổ họng sưng đau

Để giảm các tình trạng bệnh kể trên, người bệnh áp dụng bài thuốc từ đậu chiều theo cách sau:

Dùng bột rễ Ðậu chiều, bột rễ Xạ can, thêm phèn chua, hoà nước sôi để nguội ngậm không nuốt nước; hoặc dùng hạt Ðậu chiều sao vàng sắc uống.

Chữa cảm sốt, mụn nhọt và trẻ em lên sởi ho

Đậu chiều là dược liệu có tính mát nên thích hợp để điều trị một số chứng bệnh như cảm sốt, mụn nhọt do nóng trong,…Để giảm các tình trạng này, người bệnh áp dụng bài thuốc sau:

Dùng rễ Ðậu chiều 15g, Sài đất và Kim ngân hoa, mỗi vị 10g, sắc nước uống.

Trị tiêu chảy

Đậu chiều là dược liệu có tác dụng cầm tiêu chảy hiệu quả. Để áp dụng bài thuốc này, người bệnh thực hiện như sau:

Dùng lá Bạc hà 100g, củ Bồ bồ 100g, hoa Kinh giới 100g, Trần bì lâu năm 100g, lá Ðậu chiều 100g, Lức cây 100g. Hương phụ sao 100g, Hậu phác sao 100g, củ Sả 100g. Các vị hoà chung, tán bột nhuyễn. Mỗi lần uống 1 muỗng cà phê, trẻ em nửa liều; ngày uống 2-3 lần (kinh nghiệm dân gian ở An Giang).

Trị tiêu chảy nhờ đậu chiều

Chữa cảm sốt, mụn nhọt và sởi trẻ em

Dược liệu đậu chiều là vị thuốc an toàn và lành tính nên thích hợp để điều trị cho cả trẻ nhỏ. Để giúp giảm tình trạng cảm sốt, mụn nhọt ở trẻ, có thể áp dụng bài thuốc theo cách sau:

Ta dùng rễ đậu săng 15 gr, cùng sài đất, kim ngân hoa (mỗi thứ 10 gr), săc lấy nước uống.

Chữa ban sởi

Để giảm tình trạng sởi nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh áp dụng bài thuốc sau:

Dùng lá đậu săng, lá bạc ha, hoa kinh giới, trần bì lâu năm, củ bồ bồ, hương phụ sao, hậu phác mỗi loại 100 gr. Tất cả các vị thuốc trộn chung tán thành bột thật nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng nhỏ (với trẻ em thì uống nửa liều), mỗi ngày uống 2-3 lần.

Chữa sởi bằng đậu chiều

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ đậu chiều

Đậu chiều là dược liệu khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách thì vị thuốc này vẫn có thể gây ra một số ảnh hưởng đến cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý khi áp dụng bài thuốc:

  • Các bài thuốc từ đậu chiều chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên người bệnh vẫn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Các nguyên liệu có trong bài thuốc đều có nguồn gốc tự nhiên nên cần mất một khoảng thời gian nhất định mới phát huy được dược chất khi vào cơ thể. Ngoài ra, hiệu quả của bài thuốc còn tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người.
  • Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tập luyện khoa học để tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Đông Trùng Hạ Thảo và 5 tác dụng tuyệt vời với cơ thể
– Truyền thuyết về loài nhân sâm “biết đi”


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *