Nguy cơ dị tật cho thai nhi do nhiễm Toxoplasma gondii

Nguy cơ dị tật cho thai nhi do nhiễm Toxoplasma gondii

Toxoplasma gondii là gì?

Là 1 loài động vật đơn bào nguyên sinh. Ký sinh chủ yếu ở mèo, nó có thể sinh sản và phát triển trong động vật có vú và chim.

Toxoplasma gondii lây qua người như thế nào?

Mèo bị nhiễm T.gondii chủ yếu từ các động vật sống khi mèo ăn vào như chuột, chim,… Khi bị nhiễm T.gondii, mèo thường không có triệu chứng, sau đó mèo thải các kén trong phân 1 đến 2 tuần sau nhiễm (có thể đến 1 triệu kén 1 ngày). Con người, chim, chuột,… ăn phải các kén này, thoa trùng trong kén sẽ phát triển và gây nhiễm bệnh. Con người nhiễm T.gondii thường không triệu chứng.

Ai là người dễ bị nhiễm Toxoplasma gondii?

Những người thường ăn đồ sống và thịt tái; tiếp xúc với đất, nước có chứa phân mèo có kén của T.gondii, tiếp xúc với các ký chủ trung gian. Nếu bạn là người có nguy cơ nhiễm T.gondii, bạn nên thử máu tìm kháng nguyên của T.gondii trước khi mang thai.

Nhiễm khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Chỉ có những phụ nữ mang thai mới nhiễm T.gondii lần đầu mới có thể lây qua thai nhi. Chỉ trừ những phụ nữ mang thai bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải có thể tái nhiễm lại T.gondii và có thể lây qua thai nhi. Khi thai nhi bị nhiễm có thể gây ra các dị tật: viêm võng mạc, não úng thủy, vôi hóa trong não, đầu nhỏ, chậm tăng trưởng thai trầm trọng, thai lưu (thai chết trong bụng). Tuy nhiên, không phải cứ bà mẹ mang thai bị nhiễm cấp T.gondii thì thai nhi sẽ bị dị tật, tỉ lệ dị tật từ 20-50% nếu không điều trị.

Làm sao để phòng tránh nhiễm Toxoplasma gondii?

Bạn đang nuôi mèo và chuẩn bị có thai, bạn có phải cho đi con mèo yêu quý? Không cần, bạn chỉ cần thực hiện các điều dưới đây:

  • Mang găng khi tiếp xúc với các chất có thể nhiễm Toxoplasma: cát, đất vườn, hộp đựng cát nuôi mèo (những người nuôi mèo trong thành phố thường dùng hộp đựng cát),… Rửa tay và móng tay kỹ sau khi tiếp xúc
  • Nếu bạn nuôi mèo: giữ mèo trong nhà, cho ăn thức ăn đóng hộp hay đã nấu chín. Không nên cho mèo ăn thức ăn sống
  • Thay cát trong hộp nuôi mèo mỗi 24 giờ (nhớ mang găng). Trụng nước sôi khay đựng cát trong 5 phút
  • Chỉ ăn thịt đã nấu chín, trữ lạnh thịt ở <20 độ C
  • Không ăn trứng sống, uống sữa tươi (chưa tiệt trùng)
  • Rửa trái cây và rau kỹ trước khi dùng

Làm thế nào để biết mình có nhiễm hay thai nhi có nhiễm T.gondii?

Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm T.gondii, hay có các dấu hiệu gợi ý trên siêu âm, bạn sẽ được thử máu để xác định. Việc thử máu có thể phải được thực hiện lần thứ 2 sau lần đầu 2-3 tuần. Để chắc chắn thai nhi có nhiễm không, cần phải được chọc nước ối. Chọc ối tốt nhất là sau 4 tuần từ thời điểm nghi ngờ nhiễm ở người mẹ.

Tài liệu tham khảo

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *