Tác dụng phụ cây chó đẻ răng cưa, những lưu ý khi sử dụng

Trong Đông y, Diệp hạ châu- cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, mát gan… Những tác dụng của cây, ai cũng biết, vô vàn lợi ích mà cây chó đẻ đem lại. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, thì đằng sau những lợi ích mà cây chó đẻ đem lại, là những tác dụng phụ không mong muốn mà người sử dụng có thể gặp phải. 

Tác dụng phụ cây chó đẻ răng cưa, những lưu ý khi sử dụng 1

Diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa

Mục lục

  • 1. Giới thiệu về diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa
  • 2. Tác dụng mà cây chó đẻ răng cưa mang lại
  • 3. Những tác dụng phụ của cây chó đẻ răng cưa
  • 4. Những lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ răng cưa
    • 4.1. Không lạm dụng dùng để giải nhiệt
    • 4.2. Không phải cứ nguyên liệu cây chó đẻ là có thể trở thành thuốc chữa bệnh
    • 4.3. Nên sử dụng theo liều lượng và thời gian của bác sĩ kê đơn
    • 4.4. Không nên uống phòng bệnh bằng cây chó đẻ

Giới thiệu về diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa

  • Diệp hạ châu- Cây chó đẻ răng cưa có tên khoa học là Phyllanthus amarus Schumach et Thonn, thuộc họ Thầu dầu.
  • Diệp hạ châu hay còn có tên: chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cam kiềm, rút đất, khao ham.
  • Đây là loại cây thảo, sống hàng năm (Có thể sống lâu năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới mày xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây chó đẻ

Tác dụng mà cây chó đẻ răng cưa mang lại

Trị viêm gan:

  • 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 người âm tính sau 30 ngày dùng diệp hạ châu. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).

Tác dụng trên hệ thống miễn dịch:

  • Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV.

Tác dụng giải độc: 

  • Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo. Cây diệp hạ châu đắng được coi là thuốc làm săn, khai thông và sát trùng, và được dùng trị khó tiêu, lỵ, phù, bệnh đường niệu – sinh dục.

Điều trị các bệnh đường tiêu hóa: 

  • Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhiều nơi dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

Bệnh đường hô hấp:

  • Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao, và làm thuốc long đờm trị ho…

Tác dụng giảm đau: 

  • Trị nhức đầu và chứng nhức nửa đầu (migraine), sốt rét.

Tác dụng lợi tiểu:

  • Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật của cây thuốc.

Điều trị tiểu đường: 

  • Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.

Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ

Xem thêm: Những công dụng thần kì của cây chó đẻ

Những tác dụng phụ của cây chó đẻ răng cưa

Trong quá trình sử dụng cây chó đẻ răng cưa làm dược liệu để điều trị bệnh, bạn đọc cần lưu ý một số điểm dưới đây khi sử dụng dược liệu này. Mặc dù, cây có đẻ răng cưa có nhiều công dụng điều trị bệnh nhưng vẫn ẩn chứa các tác dụng phụ có thể kể đến như:

Gây vô sinh

Một khi cơ thể bị mất cân bằng, mang nhiều tính hàn trong người sẽ sinh ra nhiều bệnh tật, đặc biệt làm giảm khả năng thụ thai cho cả phụ nữ và gây vô sinh cho đàn ông. Diệp hạ châu còn là loại thuốc tối kị với phụ nữ mang thai là sự thật bởi đặc tính của cây thuốc này gây co mạch máu và tử cung, uống vào sẽ bị trụy thai. Nguy hại hơn, cây còn có tính phá huyết, dùng vô tội vạ, không bệnh mà dùng sẽ đổ bệnh nghiêm trọng.

Đặc biệt nguy hiểm nếu người bệnh thuộc người huyết áp thấp

Việc uống độc vị diệp hạ châu (chỉ uống một vị thuốc mà không phối với các vị thuốc khác) vô cùng nguy hại vì cây tính phá huyết gây giảm hồng huyết cầu, hạ huyết áp, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, người huyết áp thấp uống vào sẽ bị hạ áp, nguy hiểm đến tính mạng.

Dùng cây chó đẻ không đúng cách dễ gây teo gan, xơ gan

Nhiều người cho rằng nếu uống nước từ diệp hạ châu sẽ giúp phòng bệnh gan mật và vô tư sử dụng ngay cả khi không mắc bệnh. Chính điều này cũng không tốt và có thể gây ra hậu quả xấu. Thông thường ở những người bị bệnh gan (gan nhiễm độc, quá tải, nóng gan,…), bệnh về mật (tắc mật, viêm mật…) mới phải dùng thuốc để hỗ trợ điều trị. Nếu không có bệnh mà lại uống hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Những tác dụng phụ của cây chó đẻ răng cưa 1

Dùng cây chó đẻ có thể bị tụt huyết áp

Những lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ răng cưa

Theo Đông Y, diệp hạ châu có tính hàn, nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc trong cơ thể. Kết quả nghiên cứu về tác dụng phụ của diệp hạ châu cho thấy khi sử dụng lâu ngày, người dùng có thể mắc phải trạng thái “hao khí tổn dương” với các biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, tinh thần uể oải, dễ choáng, hoa mắt, thiếu tập trung, khả năng tư duy giảm sút… Vì vậy khi dùng, bạn nên cần thận trọng uống theo liều lượng cho phép của các bác sĩ Đông Y để tránh mắc bệnh. Vì vậy theo nghiên cứu đưa ra những lưu ý cần chú ý sau đây:

Không lạm dụng dùng để giải nhiệt

Ai cũng biết cây chó đẻ có tính hàn nên có tác dụng giải nhiệt. Nhưng nếu người sử dụng ở thể hàn mà lại dùng cây chó đẻ thường xuyên và dùng liều lượng nhiều thì lại vô cùng nguy hại. Nguyên nhân là do, khi uống vào cơ thể, cây chó đẻ làm cho cơ thể càng bị hàn nặng hơn, ức chế nhiệt trong người. Một khi cơ thể bị mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh tật.

Không phải cứ nguyên liệu cây chó đẻ là có thể trở thành thuốc chữa bệnh

Cây chó đẻ là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi. Hiện nay do nhu cầu dùng làm thuốc chữa bệnh mà cây này được trồng tập trung để lấy nguyên liệu làm thuốc. Do đó, khi lựa chọn mua thuốc, người bệnh cần lưu ý mua tại các cơ sở có uy tín, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Có nhiều nguyên liệu lấy từ nguồn hoang dại, cây mọc ở vị trí, thổ nhưỡng khác nhau có ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh nên người bệnh cần chú ý. Cần tìm rõ nguồn gốc xuất xứ, tránh tiền mất tật mang.

Nên sử dụng theo liều lượng và thời gian của bác sĩ kê đơn

Cây chó đẻ là một vị thuốc tốt, tuy nhiên khi dùng người bệnh không nên quá lạm dụng. Nếu uống quá nhiều không tuân thủ liều lượng và trong thời gian dài, vì ít nhiều cũng gây những tác dụng phụ, những bệnh mới có thể sinh ra thêm, từ đó sẽ làm cho người mệt mỏi thêm

Không nên uống phòng bệnh bằng cây chó đẻ

Việc lạm dụng phòng bệnh bằng cây chó đẻ vô cùng nguy hiểm, xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường. Với những người không có thương tổn ở gan, sức khỏe bình thường, mà uống thuốc sắc đậm đặc từ cây chó đẻ sẽ bị phá hồng huyết cầu, có trường hợp bị băng huyết, suy giảm hệ miễn dịch, đổ bệnh nghiêm trọng.

Xem thêm: Cây chó đẻ răng cưa những lưu ý khi sử dụng


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *