Những tác dụng cây ba kích mà bạn không ngờ

Khi nhắc đến cây ba kích, chắc hẳn ai cũng biết đến cây ba kích vối tác dụng “ thần dược” của phòng the, hỗ trợ tình điều trị những bệnh về sinh lý. Tuy nhiên, ngoài tác dụng mà nhiều người vẫn thường nghĩ tới khi nhắc tới nó, ba kích còn có rất nhiều công dụng hữu hiệu chữa bệnh khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm khi tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.

Những tác dụng cây ba kích mà bạn không ngờ 1

Cây ba kích rừng

Giới thiệu về cây ba kích

  • Cây ba kích là cây mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc.
  • Cây thường mọc dưới tán một số kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh,nay trở nên thứ sinh gồm cây bụi và dây leo chằng chịt hoặc ở bờ nương rẫy.
  • Cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm.
  • Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn; phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc
  • Hoa nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng; tràng hoa liền ở phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu có cuống riêng rẽ, khi chín màu đỏ.

Bộ phận sử dụng:

Chủ yếu dùng thân, rễ

Xem thêm:

  • Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết
  • Kĩ thuật trồng cây ba kích

Những tác dụng cay ba kich mà bạn không ngờ

1.Tác dụng của cây ba kích điều trị các bệnh về sinh lý

Trị liệt dương

Ba kích 30g, Đỗ trọng 30g, Ích trí nhân 30g, Ngũ vị tử 30g, Ngưu tất 30g, Nhục thung dung 60g, Phục linh 30g, Sơn dược 30g, Sơn thù 30g, Thỏ ty tử 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí30g, Xà sàng tử 30g. Tán bột. Luyện mật làm hoàn, ngày uống 12 – 16 g với rượu, lúc đói.

Trị di tinh, hoạt tinh

Ba kích thiên, Đảng sâm, Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, Thần khúc đều 12g, Sơn dược 24g. Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần.

2. Tác dụng của cây ba kích với các chứng thận hư:

Trị thận hư, đau lưng:

Ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g, thục địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Tất cả các vị thuốc nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước.

Trị thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều lần:

Ba kích 12g, sơn thù du 12g, thọ tu tự 12g, tang phiêu tiêu 12g. Sắc uống hoặc tán bột uống.

Thận hư, dương uý, di tinh:

Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g sắc uống.

3. Tác dụng của củ ba kích điều trị huyết áp cao

Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Ðương quy, mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng.

4. Tác dụng của cây ba kích với chứng đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối

Ba kích 50g, dâm dương hoắc 50g, kê huyết đằng 50g, đường phèn 30g, rượu trắng 750ml. Ngâm trong 1 tuần là dùng được. Dùng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.

Chữa đau lưng, chân tê, chân yếu, mỏi ở người già:

Ba kích, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thỏ ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước ấm.

5.Tác dụng của cây ba kích giúp bổ thận tráng dương

Ba kích 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị là dùng được. Ăn cùng với cơm.

6. Tác dụng cây ba kích trị lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh:

Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng.

Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của ba kích, cây thuốc quý

Những cách sử dụng ba kích

  • Ba kích ngâm rượu
  • Ba kích sắc nước uống
  • Ba kích hãm nước
  • Ba kích nấu thành món ăn

Trong những cách sử dụng ba kích trên, ba kích ngâm rượu là cách đơn giản nhất để phát huy hết tác dụng của ba kích.

Rượu ba kích được cho là một trong những “biệt dược” có tác dụng mạnh mẽ nhất, giúp nam giới “hoạt động” cả đêm không biết mệt mỏi, được Vua chúa và các quan lại thời xưa rất ưa dùng.

Cách ngâm rượu ba kích

Có hai cách ngâm rượu ba kích đó là:

Ngâm độc vị ba kích

Cách chế biến:

Ba kích sau khi được rửa sạch, phơi ráo nước sẽ được tách bỏ phần lõi, phần thị ba kích được giữ lại sử dụng.

Cách ngâm :

Với 1Kg ba kích tươi sau khi tách bỏ lõi có thể ngâm từ 2 – 4 lít rượu trắng ( Chú ý: Nên chọn loại rượu ngon để ngâm, không nên ngâm quá nhiều rượu, như vậy mùi vị rượu ba kích sẽ không được đậm đà)

Sử dụng:

Sau khi ngâm được 15 ngày là có thể sử dụng được.

Ngâm phối hợp nhiều vị

Cách 1:

  • Ba kích tươi 1Kg
  • Bạch tật lê (loại khô): 1 kg
  • Dâm dương hoắc (loại khô): 0.5kg
  • Sa sâm, cẩu kỷ tử, đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo: Mỗi loại 100gram
  • Rượu trắng 7 lít

Cách 2:

  • Ba kích tươi: 1Kg
  • Thỏ ty tử: 300g
  • Dâm dương hoắc: 300g
  • Nhục thung dung: 500g
  • Ngâm với 5 lít rượu trắng

Cách ngâm :

  • Ba kích tách bỏ lõi
  • Ngâm phối hợp cùng các vị thuốc trên trong thời gian 1 tháng là có thể sử dụng được

Cách dùng:

Nên dùng rượu ba kích hàng ngày trong mỗi bữa ăn, mỗi bữa 1 đến 2 ly nhỏ là tốt nhất. Nếu duy trì đều đặn sẽ rất tốt cho chuyện ấy của bạn (kể cả chị em)

Những lưu ý khi sử dụng ba kích

Tác dụng của ba kích không thể chối cãi, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dử dụng được. Những đối tượng dưới đây khi sử dụng nên lưu ý, hoặc có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc:

  • Lõi của củ ba kích cần làm sạch trước khi sử dụng, bởi lõi của ba kích là nguyên nhân gây kích thích tim mạch, gây chóng mặt, buồn nôn.
  • Những người bị viêm đường tiết niệu, đi tiểu đau buốt không nên sử dụng.
  • Những người bị nóng trong, táo bón không nên sử dụng ba kích
  • Nam giới đang bị chậm xuất tinh, khi quan hệ khó xuất tinh thì tuyệt đối không nên sử dụng ba kích hằng ngày bởi nếu dùng ba kích bệnh tình sẽ càng nặng hơn

Đối với sinh hoạt phòng the, công dụng cây ba kích là vô cùng to lớn. Tuy nhiên hãy biết cách sử dụng chúng đúng liều lượng để có được hiệu quả tốt nhất, không nên sử dụng bừa bãi cũng như nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng bất cứ 1 loại dược liệu nào đó.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *