Củ hà thủ ô đỏ khác củ nâu như thế nào?

Củ hà thủ ô đỏ từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong dân gian vì những tác dụng bổ dưỡng của nó. Chính vì vậy, nhu cầu mua hà thủ ô hầu như lúc nào cũng khá cao nên trên thị trường cũng rao bán khá phổ biến loại dược liệu này, tuy nhiên mức độ thật – giả thật khiến cho người dùng đáng lo ngại. Người bán vì lợi nhuận mà nhiều khi đã trộn lẫn các loại cây khác như củ nâu, là loại có hình dạng tương tự nhưng công dụng không sánh được với hà thủ ô đỏ chính gốc. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu 1 cách tỉ mỉ về cách nhận dạng củ nâu và củ hà thủ ô đỏ.

Củ hà thủ ô đỏ khác củ nâu như thế nào? 1

Củ hà thủ ô đỏ thật

Mục lục

  • 1. Hình ảnh nhận dạng hà thủ ô
  • 2. Tác dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe
  • 3. Một số đặc điểm, công dụng của củ nâu
  • 4. Hà thủ ô đỏ và củ nâu khác nhau thế nào?
  • 5. Cách dùng hà thủ ô đỏ
  • 6. Một số bài thuốc đơn giản từ cây hà thủ ô đỏ
  • 7. Lời khuyên khi dùng hà thủ ô

Hình ảnh nhận dạng hà thủ ô

  • Hà thủ ô là loại cây dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Hay còn được gọi với tên dân gian khác: thủ ô, giao đằng, dạ hợp…
  • Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ củ, giống củ khoai lang, có màu nâu đỏ. Lá mọc theo kiểu so le, có một số đặc điểm đặc trưng như: lá có hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; lá dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, cuống dài khoảng 2 cm, phủ lông tơ, bẹ chìa ngắn,mỏng, có lông dài.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, cụm hoa dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ, nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
  • Quả nhẵn bóng, có hình 3 cạnh,  nằm trong bao hoa. 3 mảnh ngoài của bao hoa phát triển thành những cánh rộng.
  • Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô

Tác dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe

Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, do vậy có thể dùng trong các trường hợp thận suy, gan yếu gây ra di mộng tinh, khí hư, đau lưng mỏi gối; dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các trường hợp thân thể suy yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, cúc hoa, bạch thược).

Tốt chomáu, tốt cho tim mạch: Rễ hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ máu, kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu, dùng để chữa bệnh thiếu máu ( biểu hiện thường là da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, đứng lên hay ngồi xuống hay bị chóng mặt, người mệt mỏi ) và chữa các bệnh về máu khác đồng thời ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.

Làm đen râu tóc, trị tóc bạc sớm: Khi hà thủ ô kết hợp với một số loại dược liệu khác như đậu đen, mè đen sẽ làm tăng hiệu quả của hà thủ ô đỏ: làm tóc đen mượt, sợi tóc khỏe mạnh, có hiệu quả rất rốt trong việc trị tóc bạc sớm.

Lợi tiểu, nhuận tràng: Hà thủ ô có công dụng lợi tiểu, nhuận tràng, chữa bệnh táo bón ( thường gặp ở người già và phụ nữ sau khi sinh).

Tăng cường khả năng miễn dịch: Hà thủ ô có công dụng giúp bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, bạch cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Kháng khuẩn, giải độc, tiêu viêm, trị bệnh ngoài da: Trong các sách y học cổ truyền Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ có ghi lại các bài thuốc về hà thủ ô có tác dụng kháng khuẩn, giải độc, tiêu ung thủng, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc, điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, các chứng viêm, bệnh nấm favut ở chân và tăng lipid máu.

Tăng sức đề kháng của cơ thể, làm chậm lão hóa: Hà thủ ô còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng chịu rét, hơn thế nữa, hà thủ ô còn làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp trẻ hóa da và phòng bệnh teo tuyến ức – một căn bệnh thường gặp ở người già.

Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với sức khỏe

Một số đặc điểm, công dụng của củ nâu

  • Cây leo, sống lâu năm, rễ củ không phân nhánh, hình cầu hoặc hình khác, vỏ ngoài sần sùi, ruột màu nâu đỏ có nhựa.
  • Thân nhẵn, tròn, có nhiều gai ở gốc. Lá đơn, mọc so le ở phía dưới, mọc đối ở gần ngọn, phiến lá hình trứng hoặc bầu dục, nhẵn bóng, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, dài 20 cm, rộng 16 cm; gân hình cung rất rõ.
  • Cụm hoa đực, không có lá, dài 6 – 8cm, gồm nhiều bông, trục bông nhẵn, có cạnh, hoa 15 – 25 cái; bao hoa gồm lá đài rộng, cánh hoa ngắn và hẹp; nhị 6; hoa cái xép thành bông cong.
  • Quả nang, có cuống thẳng, có cánh; hạt có cánh xung quanh, màu nâu.
  • Mùa quả: tháng 5.
  • Tính vị, công năng: củ nâu có vị ngọt, chát, hơi chua, tính bình, không độc, vào kinh tràng, vị, có tác dụng thnah nhiệt, cầm máu, làm se, sát trùng, chống tích tụ.

Công dụng: Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, các chứng tích tụ hòn cục trong bụng, xích bạch đới, băng huyết, chảy máu tử cung, ho ra máu, tiểu ra máu. Trong sinh hoạt, củ nâu dùng để nhuộm vải, làm vải cứng và có độ bền cao hơn.

Hà thủ ô đỏ và củ nâu khác nhau thế nào?

Qua những thông tin kể trên, có thể thấy rằng, củ nâu có nhiều đặc điểm tương tự, khiến cho nhiều người bán không trung thực đã trộn lẫn hoặc thay thế hoàn toàn hà thủ đỏ bằng củ nâu để làm tăng lợi nhuận. Để giúp người dùng tinh mắt lựa chọn đúng hà thủ ô, phía dưới đây sẽ so sánh một vài đặc điểm nổi bật, có thể đơn giản nhận thấy bằng mắt thường để dễ dàng phân biệt hai loại dược liệu này.

Đặc điểm

Hà thủ ô đỏ

Củ nâu

Hình ảnh nhận dạng

Hà thủ ô đỏ và củ nâu khác nhau thế nào? 1

– Lá mọc theo kiểu so le

– Phiến lá hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng

– Kích thước: dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm

– Lá mọc so le ở phía dưới, mọc đối ở gần ngọn

– Phiến lá hình trứng hoặc bầu dục, nhẵn bóng, gốc tròn, đầu thuôn nhọn

– Kích thước: dài 20 cm, rộng 16 cm; gân hình cung rất rõ.

Mùa hoa – quả

Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2

Mùa quả: tháng 5.

Rễ củ

– Kích thước đường kính từ 8-18cm, tuy nhiên có củ lâu năm kích thước lên tới 30cm.

– Đặc điểm: Củ hà thủ ô đỏ có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm, thể chất cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

Nhựa ít, hầu như không dính vào tay, dễ rửa sạch.

– Kích thước: củ dài và nhỏ hơn hà thủ ô đỏ

– Đặc điểm: Rễ củ có nhựa, tùy vào màu sắc của nhựa mà củ nâu có tên gọi khác nhau:

+ Củ nâu dọc đỏ: nhựa màu đỏ nhạt.

+ Củ nâu dọc trai: nhựa màu xám nhạt.

+ Củ nâu trắng: nhựa màu vàng nhạt hoặc hơi hồng.

Nhựa củ nâu rất dính, tẩy rửa khó sạch. ( Chính vì vậy ngày xưa người ta thường dùng nhuộm vải).

Cách dùng hà thủ ô đỏ

Không thể phủ nhận hà thủ ô đỏ có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách thì bạn có thể biến “thần dược” trở thành “độc dược” .Nhất là hà thủ ô đỏ chưa được qua chế biến, đem dùng thì rất dễ gây ra: Viêm thận, bí tiểu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Chế biến hà thủ ô đỏ:

  • Hà thủ ô sau khi thu hoạch, sẽ rửa sạch, cạo vỏ,  cắt bỏ 2 đầu, thái thành miếng mỏng, ngâm với nước vo gạo 1 ngày.
  • Đậu đen rửa sạch, nhặt bỏ hạt lép, hạt sâu, ngâm nước 30 phút
  • Cho hà thủ ô đỏ vào chõ hấp, cứ 10kg hà thủ ô đỏ thì cho 100g đậu đen, nấu cho đến khi hạt đậu đen chín nhừ. Sau đó để nguội, bỏ lõi, đem đi phơi khô. Lặp lại các bước trên 9 lần được xem là tốt nhất.

Một số bài thuốc đơn giản từ cây hà thủ ô đỏ

Trị xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh trùng yếu, khó có con:
  • 20g hà thủ ô đỏ
  • 16g tầm gửi dâu
  • 16g kỉ tử
  • 16g ngưu tất

Các vị thuốc trên rửa sạch, sắc uống ngày 3 bát

Trị cholesterol trong máu cao:

  • 900g hà thủ ô tươi rang giòn, nghiền bột.
  • Mỗi lần lấy 15g pha với nước ấm, uống ngày 2 lần, liên tục trong 30 ngày.

Làm tóc, râu trắng hóa đen, khỏe gân xương, bền tinh khí, sống lâu:

  • 400g hà thủ ô đỏ
  • 400g hà thủ ô trắng
  • Đem ngâm với nước vo gạo trong 4 ngày, sau đó cạo bỏ vỏ, cho vào chõ nấu với đậu đen.
  • Sau khi chín, lấy hà thủ ô đi phơi khô và lặp lại các bước trên 9 lần.
  • Cuối cùng, lấy hà thủ ô sấy khô và tán bột.
  • Đem bột hòa nước uống

=> Cách dùng của hà thủ ô đơn giản, hiệu quả

Lời khuyên khi dùng hà thủ ô

  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi cung cấp và rao bán hà thủ ô đỏ không rõ nguồn gốc xuất xứ, vì vậy các bạn có nhu cầu sử dụng hà thủ ô cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua. Bạn có thể tìm mua  hà thủ ô đỏ ở những cơ sở buôn bán uy tín và cần tìm hiểu nguồn gốc rõ ràng trước khi đặt mua.
  • Không nên mua hà thủ ô bán tràn lan ngoài đường bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng.
  • Hà thủ đô đỏ có thể gây ra một số phản ứng phụ bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, nhuận tràng (dùng lâu dài), phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần có trong hà thủ ô đỏ. Chính vì vậy trước khi sử dụng để điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
  • Khi có thai hoặc cho con bú không được tự ý tùy tiện dùng hà thủ ô khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *