Nghiên cứu về cây cỏ ngọt

Cỏ ngọt là vị thuốc không còn xa lạ gì trong cuộc sống nhân dân. Bởi vị ngọt và có sẵn nhiều trong tự nhiên nên cỏ ngọt được trong thức ăn, điều trị bỏng, chữa khó chịu dạ dày và đặc biệt là hỗ trợ tích cực trong điều trị bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu về cây cỏ ngọt 1

Mục lục

  • 1. Thông tin khoa học
  • 2. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
    • Hoạt tính sinh học
  • 3. Công dụng của cỏ ngọt
  • Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Cỏ ngọt
    • Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường
    • Bài thuốc chữa tăng huyết áp
    • Bài thuốc giúp kiểm soát cân nặng

1. Thông tin khoa học

  • Cây thảo nhỏ, sống nhiều năm, cao 0,5 – 0,6 m và có khi cao tới 1 m.
  • Thân cứng mọc thẳng, có rãnh dọc và nhiều lông mịn, ít phân nhánh.
  • Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn dài 5 -7 cm, rộng 1 – 1,5 cm, có 3 gân, 4 – 6 đôi răng nhọn ở phần nửa về phía đầu lá, hai mặt có lông trắng mịn, nhấm lá thấy có vị ngọt rất đậm, cuống lá rất ngắn.
  • Hoa lưỡng tính, tụ họp thành đầu màu trắng ở ngọn.
  • Quả bế, không có mào lông, hạt không có nội nhũ.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 9.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất của cây cỏ ngọt. Thu hái lúc cây xum xuê.

2. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học

Ngoài khung kauran ditecpen, trong cây cỏ ngọt còn chứa các ditecpen thuộc nhóm labdane. Một loạt hợp chất khung này đã được phân lập và được đặt tên dạng sterebin. Các labdan diterpen gồm: jihanol, austroinulin, acetylaustroinulin.

Các nghiên cứu về thành phần hoá học của cây cỏ ngọt đã được tiến hành từ lâu và đã xác định thành phần chính tạo ra vị ngọt là các ditecpen glycosit trong đó chủ yếu là stevioside và các dẫn xuất kauran ditecpen tương tự. Hàm lượng stevioside trong cỏ ngọt là 3 – 20% tuỳ theo giống và các điều kiện trồng trọt, thu hoạch.

  • Hợp chất stevioside có độ ngọt gấp 300 lần so với đường sucrose và tập trung chủ yếu ở phần lá cây. Nghiên cứu về hàm lượng các chất stevioside trong cỏ ngọt đầu tiên được công bố năm 1955: stevioside (5-10% trọng lượng khô), rebaudioside A (2-4%), rebaudioside C (1-2%) và dulcoside A (0,4-0,7%).
  • Sau đó một nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã phân lập và xác định cấu trúc của stevioside, rebaudioside A, rehbaudioside B và steviobioside bằng các phương pháp phổ. Về sau các hợp chất này cũng được phân lập bởi các nhóm nghiên cứu khác trên thế giới.

Hoạt tính sinh học

Các hợp chất ditecpen được biết đến có nhiều hoạt tính sinh học rất hấp dẫn. Về độc tính khi được dùng làm chất tạo ngọt, stevioside có độ độc rất thấp khi nghiên cứu trên chuột thí nghiệm với liều lượng LD50 khoảng 10g/kg thể trọng.

  • Dịch chiết cũng như các chất tách được từ cỏ ngọt có tác dụng mạnh trong việc điều khiển quá trình chuyển hoá glucozơ và insulin trong cơ thể.
  • Theo Chen và cộng sự, stevioside với liều 0,5 mg/kg làm giảm lượng đường glucozơ trong máu đồng thời hạn chế sự kháng insulin ở chuột bị tiểu đường.
  • Tác giả Ferreira cũng chỉ ra rằng dịch chiết nước cỏ ngọt (20 mg/kg/ngày) cũng có tác dụng làm ức chế quá trình chuyển hoá glucozơ trong gan trên chuột thí nghiệm [8].

Hoạt tính sinh học 1

Tác dụng chống ung thư và chống viêm của cỏ ngọt cũng được nghiên cứu chi tiết trên mô hình chuột thí nghiệm gây u bằng 12-Otetradecanoylphorbol-13-acetate (TPA). Các hợp chất tách được từ cây này gồm stevioside, rebaudiosides A và C, và dulcoside A ức chế mạnh quá trình gây viêm đồng thời hỗn hợp các hợp chất này ngăn ngừa tốt sự hình thành ung thư da trên chuột với liều 1,0 và 0,1 mg/con.

3. Công dụng của cỏ ngọt

Theo Y học cổ truyền:

Cỏ ngọt có vị ngọt rất đậm đà, có ích cho người bị bệnh đái đường và người mập phì. Nó không có độc tính trên chuột thí nghiệm.

Theo Y học hiện đại:

Theo Y học hiện đại cây Cỏ ngọt có thành phần chính là stevioside và rebauside có độ ngọt gấp 250 – 300 lần đường mía. Tuy nhiên chất ngọt này không bị nhiệt phân, không lên men, không bị vi khuẩn, nấm men tấn công. Đặc biệt là pH ổn định do đó không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Loài thảo dược này có những công dụng như:

  • Dùng làm phụ gia thực phẩm cho những người ăn kiêng, giúp giảm cân.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
  • Hỗ trợ ăn ngon, cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Dùng làm chất tạo ngọt cho bánh kẹo, nước ngọt…
  • Điều trị rối loạn mỡ máu và phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Cỏ ngọt

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường

Chất ngọt trong Cỏ ngọt không tác động lên nồng độ Glucose trong máu. Do vậy rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô.
  • Sau đó đem sắc với khoảng 200ml nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 50ml thì đem uống.

Lưu ý mỗi ngày uống 2 lần như vậy sau một thời gian bạn sẽ thấy tình trạng tiểu đường được cải thiện đáng kể.

Bài thuốc chữa tăng huyết áp

Sử dụng cây Cỏ ngọt kết hợp với một số loại thảo dược khác sẽ giúp ổn định huyết áp. Bài thuốc cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị 6g lá Cỏ ngọt, 10g hoa hòe đã sao vàng, 4g hoa cúc, 12g quyết minh tử đã sao cháy.
  • Đem tất cả các loại thảo dược này sắc với lượng nước vừa dùng.
  • Lưu ý uống hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc giúp kiểm soát cân nặng

Các thành phần có trong Cỏ ngọt sẽ làm giảm nhu cầu đường và tinh bột của cơ thể. Chính vì vậy nó mang lại tác dụng kiểm soát cân nặng khá tốt. Do đó loại thảo dược này rất tốt cho những người thừa cân, béo phì.

  • Để sử dụng bạn cần chuẩn bị khoảng 7,5g lá Cỏ ngọt phơi khô.
  • Sau đó đem sắc nước uống nhiều lần trong ngày.
  • Bạn cần sử dụng trong một thời gian để thấy được hiệu quả.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *