Cây Trinh nữ hoàng cung

Cây Trinh nữ hoàng cung có ở vùng nhiệt đới ở nhiều nước, đặc biệt tại Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia… Đây là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian từ lâu đời để u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, u xơ tiền liệt tuyến…

Cây Trinh nữ hoàng cung 1

Mục lục

  • 1. Mô tả cây
  • 2. Nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung
    • Nghiên cứu ở nước ngoài
    • Nghiên cứu ở trong nước
  • 3. Tác dụng của Trinh nữ hoàng cung
    • Tác dụng ức chế khối u
    • Khả năng kích thích miễn dịch
    • Hiệu quả điều trị u xơ tiền liệt tuyến
    • Tác dụng chống oxy hóa
    • Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh
  • 4. Một số bài thuốc có trinh nữ hoàng cung

1. Mô tả cây

  • Cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8 – 10cm, phủ bởi những vảy hình bản to, dày, màu trắng.
  • Lá mọc thẳng từ thân hành, hình đài dài đến 50cm, có khi hơn, rộng 7 – 10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song.
  • Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40cm, lá bắc rộng hình thìa dài 7cm, màu lục, đầu nhọn, hoa màu trắng pha hòng, dài 10 – 15cm; bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quặn lại; nhị 6, bầu hạ.
  • Quả gần hình cầu (ít gặp).
  • Mùa hoa quả: tháng 8 – 9

2. Nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung

Nghiên cứu ở nước ngoài

Trinh nữ hoàng cung cũng được nghiên cứu tại nhiều quốc gia phương Tây và được công bố trên nhiều tạp chí khoa học uy tín. Hiện có khoảng 32 Alcoloid được phân lập từ cây trinh nữ hoàng cung được công bố. Đơn cử như Kobayashi Shigeru (1984) và Leffs Peter (1985) đã công bố kết quả nghiên cứu về thành phần và tác dụng cây Trinh nữ hoàng cung đối với u xơ tử cung và u xơ tiền liệt tuyến.

Năm 1983, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa Trinh nữ hoàng cung có một Glucoaloid là Latisolin, khi thủy phân cho một Aglycon là Latisodin. Năm 1984, Shibnath và Ghosal phân lập được các Alcaloids Pratorimin, Pratosin cùng với các Acaloids khác đã được biết như: Pratonmin, Ambelin, Lycorin.

  • Năm 1986, Ghosal công bố các Alcaloid được chiết xuất từ Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống ung thư là: Crinafolin và Crinafolidin.
  • Năm 1989, Ghosal lại chiết xuất được từ dịch ép cây Trinh nữ hoàng cung hai Alcaloid mới là: 2-Epilycorin và 2-Epupancrassidin.

Tại Trung Quốc và Nhật Bản, trong thời gian từ 1988 đến 2008, đã có trên 30 công trình nghiên cứu về phân lập được các Alcaloid từ cây Trinh nữ hoàng cung và nghiên cứu điều trị u xơ, ung thư tử cung, u vú, u tiền liệt tuyến, viêm khớp, viêm phế quản, mụn nhọt.

Nghiên cứu ở trong nước

Tại Việt Nam, Trinh nữ hoàng cung cũng đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Nhiều nghiên cứu và tài liệu đã đề cập đến tác dụng của cây Trinh nữ hoàng cung đối với ung thư vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, viêm khớp, viêm phế quản, mụn nhọt…

  • Trường Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh bắt đầu nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung từ 1990.
  • Lương y Nguyễn Công Đức, Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh, đã dùng Trinh nữ hoàng cung chữa trị cho các bệnh nhân ung thư vũ, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, phong thấp đem lại hiệu quả tốt.
  • Trinh nữ hoàng cung là đề tài luận văn tiến sỹ dược học của Võ Thị Bạch Huệ đã phân lập được 2 Acaloid là: Crinamidin và 6-Hydroxy-Crinamidin.
  • Giáo sư Nguyễn Công Hào cùng các cộng sự Viện sinh học nhiệt đời (1998) đã nghiên cứu thành phần hóa học, trồng trọt cây Trinh nữ hoàng cung nhằm lý giải các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
  • Nhóm nghiên cứu của Bộ môn Hóa hữu cơ – Trường Đại học Khoa học kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung từ năm 1996.
  • Nguyễn Hoàng etal. (1997) đã nghiên cứu cây Trinh nữ hoàng cung và công bố chiết tách được 11 Alcaloids.
  • Trần Văn Sung (1997) đã nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cây Trinh nữ hoàng cung và công bố phân lập được 5 Alcaloid, trong đó có Lycorin.

Ngoài ra còn nhiều cuốn sách quý nói về trinh nữ hoang cung như “Cây thuốc, bài thuốc bà biệt dược” (Phạm Thiệp; Lê Văn Thuần; Bùi Xuân Chương – 2000); “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ Tất Lợi – 2004); Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện Dược Liệu – 2006).

Như vậy, có thể thấy, trinh nữ hoàng cung đã được khoa học chứng minh là dược liệu quý trong điều trị ung thư vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến… Đây là cơ sở để các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có chứa trinh nữ hoàng cung để điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

3. Tác dụng của Trinh nữ hoàng cung

3. Tác dụng của Trinh nữ hoàng cung 1

Tác dụng ức chế khối u

U xơ tử cung là bệnh lý thường gặp của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. U xơ tử cung thường tồn tại thầm lặng và không gây bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, u xơ tử cung biểu hiện triệu chứng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của chị em phụ nữ.

  • Chế phẩm thuốc bào chế từ hỗn hợp 3 dược liệu: lá Trinh nữ hoàng cung, củ tam thất, lá đu đủ, được nghiên cứu về tác dụng chống ung thư.
  • Trên mô hình gây u báng ở chuột nhắt trắng, thuốc đã có tác dụng làm giảm tổng số tế bào, hạn chế sự phát triển của khối u cũng như sự di căn lên gan, phổi, lách. Thuốc có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột mang khối u được điều trị gần gấp đôi so với nhóm chuột đối chứng.

Khả năng kích thích miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư là phương pháp giúp bảo vệ cơ thể chống lại tế bào ung thư. Trong đó sự tăng sinh của tế bào lympho T có tầm quan trọng đặc biệt. Trong thử nghiệm in vitro, chuột nhắt trắng được uống cao chiết nước nóng từ cây. Kết quả cho thấy tác dụng kích thích sự sinh sản của tế bào lympho T, và hoạt hóa mạnh tế bào lympho trong máu của chuột thử nghiệm của Trinh nữ hoàng cung.

  • Ngoài cơ chế kích thích miễn dịch nêu trên, một số alcaloid như: lycorine, pseudolycorine, hippadine… Còn có tác dụng ngăn cản sự tổng hợp protein dẫn đến sự phát triển chậm lại của khối u.

Hiệu quả điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Trong nghiên cứu in vitro với chiết suất từ cây, thử nghiệm trên tế bào ung thư tuyến tiền liệt PC3, LNCaP và BHP-1. Kết quả điều trị cho thấy chiết suất giúp ức chế đáng kể sự tăng trưởng của tế bào, nhạy nhất là tế bào BHP-1.

Nghiên cứu khoa học về tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung trong hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt đã được thử nghiệm ở một số bệnh viện lớn: Bệnh viện Y học cổ truyền TW, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, Viện lão khoa Hà Nội.

  • Kết quả thử nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt đều giảm từ 93,3% xuống còn 33,3%.
  • Gần 90% bệnh nhân giảm kích thước u xơ, trong đó có 33% bệnh nhân có u xơ quay trở lại kích thước ban đầu sau thời gian điều trị 2 tháng.

Tác dụng chống oxy hóa

Chiết xuất của cây còn cho thấy khả năng chống oxy hóa khá cao, với chỉ số ORAC (chỉ số đo lường khả năng hấp thu gốc oxy hóa) là 1610 ± 150 μmol TE/g, tuy nhiên vẫn thấp hơn một vài loại thảo dược như Câu kỷ tử, Atiso…

Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh

Trong thử nghiệm điều trị với cao chiết Trinh nữ hoàng cung trên chuột bị tiêm Trimethyltin (chất có độc tính cao đối với hệ thần kinh trung ương). Mặc dù kết quả thấp hơn so với nhóm chứng dương Galanthamine. Tuy nhiên cao chiết vẫn cho thấy khả năng bảo vệ tế bào thần kinh ở mức độ nhất định.

4. Một số bài thuốc có trinh nữ hoàng cung

Chữa đau khớp, chấn thương tụ máu:

  • Lá trinh nữ hoàng cung lượng vừa đủ, xào nóng, băng đắp nơi đau.
  • Củ trinh nữ hoàng cung 20g, dây đau xương 20g, huyết giác 20g, lá cối xay 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống, ngày một thang.
  • Củ trinh nữ hoàng cung nướng cho nóng, đập dập, băng đắp nơi sưng đau (kinh nghiệm Ấn độ).

Chữa ho, viêm phế quản:

  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, tang bạch bì 20g, xạ can 10g cùng cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, lá bồng bồng 12g, lá táo chua 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.

Chữa u xơ tuyến tiền liệt (tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu dắt ở người cao tuổi):

  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, hạt mã đề (xa tiền tử) 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, huyết giác 20g, rễ cỏ xước 12g, dây ruột gà (ba kích sao muối) 10g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.

Chữa u xơ tử cung (đau bụng dưới, có thể rong kinh, rong huyết, ra máu âm đạo…):

  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, hạ khô thảo 20g, rễ cỏ xước 12g, hoàng cầm 8g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, huyết giác 20g, ích mẫu 12g, ngải cứu tươi 20g, lá sen tươi 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, lá trắc bách sao đen 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa mụn nhọt:

  • Lá hoặc củ trinh nữ hoàng cung, lượng vừa đủ, giã nát (hoặc nướng chín) đắp lên mụn nhọt khi còn nóng.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, bèo cái từ 20 đến 30g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, kim ngân hoa 20g cùng cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.

Chữa dị ứng, mẩn ngứa:

Lá trinh nữ hoàng cung 20g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.

Xem thêm: Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của các chủng xạ khuẩn nội sinh trong cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium)


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *