Ginkgo biloba trong điều trị chứng rối loạn tiền đình

Mục lục

  • Đặt vấn đề
  • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    • Đối tượng nghiên cứu
    • Phương pháp nghiên cứu
  • Kết quả nghiên cứu
  • Bàn luận
  • Kết luận

Đặt vấn đề

Rối loạn chức năng tiền đình là một hội chứng bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Hiện nay, có nhiều loại thuốc tăng cường tuần hoàn não để điều trị chóng mặt do rối loạn tiền đình với nhiều ưu điểm và nhược điểm. Xu hướng dùng thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị rối loạn tiền đình được ưa chuộng vì ít tác dụng phụ và giá thành thấp, Trong đó, Cây Bạch quả (Ginkgo biloba) là loại thuốc đã được nghiên cứu đưa vào điều trị với kết quả tương đối khả quan và được cho là có nhiều ưu điểm.

Đặt vấn đề 1

Bạch quả – Ginkgo biloba

Về dược lý cho thấy hợp chất được chiết ra từ lá cây Bạch quả có chứa nhiều Flavonoid-glicozid và các Terpenoic như ginkgolit, bilobalit có tác dụng tăng cường tuần hoàn não, tăng minh mẫn và được sử dụng chủ yếu như các chất làm tăng trí nhớ và sự chú ý cũng như tác nhân chống chóng mặt.

Bác sĩ Kressman (Trung tâm Sinh học Niredarusel, khoa dược lý học, viện đại học Frankfurt, Đức) đã đưa ra nhận xét:

Các thuốc có chứa các chất của Ginkgo biloba là một trong những sản phẩm thảo dược được ưa chuộng và tiêu thụ nhiều ở các thị trường châu Âu cũng như tại Mỹ để điều trị rối loạn chức năng tiền đình.

Tại Việt Nam, nhiều loại thuốc có cao lá Bạch quả đã được nghiên cứu với mục đích giúp tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, đau đầu, chóng mặt.

Tại Bệnh viện Vạn Ninh, thuốc Ginkgo biloba đã được nhiều thầy thuốc kê toa trong điều trị rối loạn tiền đình, các bệnh về mắt, thiếu máu não cục bộ từ nhiều năm qua.

==> Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc Ginkgo biloba trong điều trị rối loạn tiền đình để qua đó rút kinh nghiệm và ứng dụng đưa Ginkgo biloba vào điều trị rộng rãi cho người bệnh bị rối loạn tiền đình.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 32 người bệnh ngoại trú.

  • Có các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, cảm giác đầu lâng lâng, sợ ngã, nghiệm pháp romberg (+) , nghiệm pháp đi hình sao (+)
  • Tuổi từ 20 đến 65, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, được chẩn đoán rối loạn tiền đình và tất cả được điều trị bằng thuốc viên nang Ginkgo biloba 80 mg,liều 160mg / ngày.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2010 đến tháng 09/2011.

* Người bệnh được khám chuyên khoa tai mũi họng và mắt, nếu phát hiện được các bệnh về tai hoặc xoang hoặc bệnh về mắt sẽ bị loại trừ để điều trị chuyên khoa.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: theo kiểu tiền cứu, mô tả lâm sàng, lập phiếu điều tra và thu thập số liệu.

Tất cả người bệnh tuân thủ điều trị, không bỏ thuốc uống dạng viên nang Ginkgo biloba liều 160mg/ngày, người bệnh được tái khám, đánh giá, cấp thuốc mới 1 đến 2 tuần, thời gian điều trị liên tục 1 tháng.

Chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị: Thay đổi triệu chứng lâm sàng, trước và sau điều trị:

  • Triệu chứng chóng mặt.
  • Rối loạn thăng bằng ,sợ ngã.
  • Triệu chứng đầu lâng lâng.
  • Buồn nôn hoặc nôn.

Đánh giá đáp ứng với thuốc dựa trên lời khai của người bệnh, theo thang điểm đánh giá tổng thể của người bệnh (Patient Global Impression = PGI),theo dõi trong thời gian 1 tuần cho tới 1 tháng như sau:

Tình trạng bệnh Điểm
Rất tốt, người bệnh thấy gần như hết hoàn toàn các triệu chứng 1 điểm
Tốt (thuyên giảm) rõ rệt, được coi như đỡ 70-80% triệu chứng theo cảm nhận của người bệnh, không cần dùng thêm thuốc nào khác 2 điểm
Có giảm đỡ vài phần, được coi như đỡ 40-60% triệu chứng,có thể phải phụ thêm 1 thuốc khác 3 điểm
Không có thay đổi gì, không có tác dụng gì,nhưng cũng không gây khó chịu gì,phải thay bằng thuốc khác 4 điểm
Cảm thấy tệ hơn nhưng không nhiều 5 điểm
Cảm thấy tệ hơn hẳn 6 điểm
Rất tồi tệ, không thể chịu được thuốc 7 điểm

Kết quả nghiên cứu

Từ tháng 12/2010 đến tháng 9/2011 có 32 người bệnh đủ tiêu chuẩn lựa chọn được điểu trị bằng Ginkgo biloba liều 160mg/ngày.

Theo dõi sau một tháng và ba tháng, bước đầu chúng tôi có một số kết quả như sau:

Bảng 1: Độ tuổi người tham gia thử nghiệm

Kết quả nghiên cứu 1

Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng

Kết quả nghiên cứu 2
Nhận xét:

  • Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là chóng mặt (100%) và cảm giác đầu lâng lâng(90,6%)

Bảng 3: Thay đổi lâm sàng trước và sau điều trị một tháng

Kết quả nghiên cứu 3Nhận xét:

  • Triệu chứng chóng mặt giảm rõ rệt trước điều trị là 100% sau điều trị giảm còn 9,4%
  • Triệu chứng cảm giác đầu lâng lâng trước điều trị là 90,6%,sau điều trị giảm còn 9,4%.
  • Các triệu chứng khác như sợ ngã buồn nôn điều giảm rõ rệt.

Bảng 4: Theo dõi kết quả điều trị sau 3 tháng

Kết quả nghiên cứu 4Nhận xét:

  • Có 2 trường hợp tái phát chóng mặt , sợ ngã, buồn nôn và nôn tái phát
  • Không có trường hợp nào tái phát triệu chứng cảm giác đầu lâng lâng.

Bảng 5: Đáp ứng với thuốc tính theo thang điểm PGI 

Kết quả nghiên cứu 5

Nhận xét:

  • Có 17 người bệnh rất tốt(1 điểm), có 12 người bệnh thuyên giảm rõ (2 điểm), có 3 trường hợp không thay đổi triệu chứng trong đó có 1 trường hợp tệ đi nhưng không nhiều lắm(5 điểm), không có trường hợp nào 6 và 7 điểm.

Bàn luận

1. Đặc điểm tuổi, giới của người bệnh nghiên cứu:

Trong 32 người bệnh nghiên cứu của chúng tôi (8 nam, 24 nữ) người bệnh nữ gấp ba nam,người bệnh rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi 30 đến 49 tuổi chiếm tỉ lệ 28,1 đến 37,5%, điều này cũng phù hợp với Y văn là thường nữ bị nhiều hơn hẳn so với nam giới.

2. Đặc điểm lâm sàng:

Chóng mặt là triệu chứng phổ biến nhất của người bệnh rối loạn tiền đình, đây là lý do chính của người bệnh đến khám và điều trị, là triệu chứng chủ quan, tin cậy để đánh giá điều trị.Trước điều trị có 100% trường hợp, sau điều trị giảm còn 9,4%. Hầu hết người bệnh đều hài lòng với kết quả này và tiếp tục điều trị, không bỏ thuốc.

Trong 1 tháng theo dõi và điều trị thì các triệu chứng như:cảm giác đầu lâng lâng, sợ ngã, buồn nôn cải thiện rõ rệt .

  • Tuy nhiên có 3 trường hợp diễn biến nôn nhiều,chóng mặt nhiều phải nhập viện dùng các thuốc tiêm tinh mạch như Piracetam kết hợp Tanganyl,trong đó 01 trường hợp sau 12 giờ hết chóng mặt hết nôn xin về,còn 02 trường hợp ra viện trước 72 giờ, sau đó tiếp tục dùng Ginkgo biloba.
  • Theo dõi sau 3 tháng có 02 trường hợp nữ bị chóng mặt tái phát,chúng tôi phải kết hợp thêm một nhóm thuốc tăng tuần hoàn máu não khác và Magnesi-B6 để điều trị,sau 10 ngày điều trị tiếp người bệnh khỏi.

3. Đánh giá đáp ứng của thuốc Ginkgo biloba theo thang điểm PGI:

Tính tổng quát lại theo thang điểm PGI, chúng tôi nhận thấy không có trường hợp nào kết quả điều trị rất tồi tệ không thể chịu được thuốc(7 điểm) hoặc cảm thấy tệ hơn hẳn(6 điểm), điều này chứng tỏ Ginkgo biloba rất ít tác dụng phụ khi dùng thuốc kéo dài.

Tuy rằng trong 32 người bệnh được nghiên cứu có 3 trường hợp không có thay đổi gì sau điều trị(4 điểm) tức là không có tác dụng gì do rối loạn tiền đình ở mức độ nặng phải nhập viện thay bằng nhóm thuốc khác tiêm tĩnh mạch.

==> Như vậy điểm trung bình tổng thể là 1,7 điểm tức là từ mức đỡ bệnh được khoảng 76% đến 90% ,điều này cũng phù hợp với đánh giá của GS.Đoàn thị Nhu trong nghiên cứu: ”Bạch quả trong điều trị rối loạn tuần hoàn ”

Kết luận

Qua nghiên cứu 32 trường hợp Rối loạn chức năng tiền đình điều trị bằng Ginkgo biloba ,sau thời gian 1 tháng và 3 tháng theo dõi,chúng tôi có 1 số nhận xét sơ bộ như sau:

  • Thứ nhất là thuốc Ginkgo biloba làm giẩm rõ rệt các triệu chứng chóng mặt,sợ ngã,cảm giác đầu lâng lâng và triệu chứng buồn nôn.
  • Thứ hai là Ginkgo biloba là một thảo dược an toàn và ít tác dụng phụ khi dùng điều trị kéo dài,nên đưa Ginkgo biloba vào sử dụng rộng rãi cho người bệnh Rối loạn chức năng tiền đình.
  • Thứ ba là Ginkgo biloba hiệu quả cao trong Rối loạn tiền đinh mức độ nhẹ và trung bình.

Nguồn: BS CKI: Nguyễn Văn Huyền và Cộng sự: BS Lê Thị Lời


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *