BÀI 999 – Cây bọ mắm: Kháng sinh tự nhiên điều trị ho, lao phổi

Cây bọ mắm được ví như vị thuốc kháng sinh tự nhiên cho hệ hô hấp. Được đánh giá là an toàn hơn cả thuốc Tây nhờ tác dụng trị ho, đau họng, viêm phổi, phế quản.

Cây bọ mắm là cây gì? 

  • Tên thường gọi: Cây thuốc dòi, cây bọ dòi, cây đuổi dòi,… 
  • Tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L) Benn.
  • Họ: Gai – Urticaceae. 
hình ảnh cây bọ mắm

Gọi là bọ mắm vì người xưa thường dùng nó bỏ vào các chum mắm để tránh sinh dòi bọ. Nó là một trong số ít những cây thuốc Nam có tác dụng như một vị thuốc kháng sinh chữa ho lao, viêm họng, viêm phổi.

Giống như xuyên tâm liên hay kim ngân hoa, bọ mắm được đánh giá an toàn, ít tác dụng phụ. Có thể thay thế cho thuốc Tây trong điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Mô tả hình ảnh

Cây bọ mắm là cây thân thảo, cành mềm, thân cây có lớp lông mịn phủ quanh. 

Lá cây có hình mũi mác. Dài từ 4 – 9cm, rộng từ 1.5 – 2.5cm. Thường mọc so le, có khi mọc đối xứng. Hai mặt lá đều có lông, mặt dưới lá nhiều lông hơn mặt trên. 

lá bọ mắm

Cây thường ra hoa vào mùa hè. Hoa bọ mắm là hoa đơn tính, mọc thành cụm ở nách lá. Hoa nhỏ màu trắng và không có cuống.

Quả màu hồng tím, hình trứng, 2 đầu hơi nhọn, có lông bao phủ.

Khu vực phân bố

Theo khảo sát thực vật học, bọ mắm là cây ưa ẩm, mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam và Trung Quốc. Ta có thể dễ dàng tìm thấy nó ở những vùng đất ẩm thấp như đồng ruộng, nương rẫy, quanh ao hồ, ven rừng, ven đường đi hoặc trong vườn nhà. 

Bọ mắm phân bố rộng rãi từ vùng núi, trung du đến đồng bằng. Tập trung ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Thái Lan, phía Nam Trung Quốc, Ấn Độ,…

Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây bọ mắm đều được dùng làm thuốc, trừ rễ.

Cách chế biến và thu hái

Cây bọ mắm được thu hái quanh năm, chủ yếu vào khoảng thời gian từ tháng 5 – tháng 8. Vì đây là thời điểm cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất, nên thu hái vào lúc này sẽ đảm được dược liệu có dược tính cao nhất.

cay bo mam

Người ta thường thu hoạch cả cây. Sau đó mang về rửa sạch rồi phơi khô. Cho vào túi nilon làm thuốc. 

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm thấp. Lưu ý nên phơi khô vừa phải, phơi quá nhiều sẽ làm giảm tác dụng dược liệu.

Thành phần hóa học

Bọ mắm chủ yếu được dùng trong phạm vi dân gian, nghiên cứu khoa học về cây thuốc này còn khá ít. Hiện tại chỉ mới có một số đề tài, luận văn nghiên cứu về nó.

Theo công bố của đại học Rajshahi Bangladesh, người ta tìm thấy trong thành phần hóa học của cây bọ mắm có chứa hoạt chất Isoflavone. Một số nghiên cứu tại Việt Nam và Trung Quốc cũng chỉ rằng, trong bọ mắm còn chứa các hợp chất Flavonoid, Lignan, Steroid và Triterpen. 

Trong đó chiếm nhiều nhất là hợp chất Flavonoid có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường đề kháng và miễn dịch cơ thể. Hợp chất này thường được ứng dụng trong các loại thuốc giảm đau, kháng viêm.

cây bọ dòi

Ứng dụng của cây bọ mắm trong điều trị ho, lao phổi

Hoạt chất Isoflavone có trong thành phần của lá bọ mắm có công dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống lại các virus gây tổn thương cho phổi. Nhiều người sau khi sử dụng bọ mắm điều trị lao phổi, ho lâu năm thì tình trạng bệnh đã được cải thiện đáng kể.

Tác dụng của cây bọ mắm

Trong y học cổ truyền, cây bọ mắm là vị thuốc tính mát, có tác dụng tiêu đờm, chỉ khái. Từ lâu đã được dân gian dùng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, điển hình là các bệnh về hô hấp.

Theo y học hiện đại, thành phần hóa học trong bọ mắm có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Các tác dụng của cây bọ mắm:

  • Điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như: cảm, ho khan, ho dai dẳng không khỏi, viêm thanh phế quản mãn tính, viêm phổi.
  • Hợp chất Flavonoid có trong bọ mắm có tác dụng oxy hóa, giúp ức chế sự phát triển của gốc tự do, nhờ đó ngăn chặn ung thư.
  • Trị mụn nhọt, mưng mủ, viêm sưng vú và giúp làm tan máu bầm nhờ tính kháng viêm, sát khuẩn mạnh.
  • Điều trị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Nhờ chứa Flavonoid và Isoflavone. Chúng có khả năng bảo tồn Acid Ascorbic, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn HP – tác nhân chính gây các bệnh về dạ dày .
  • Điều trị tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang.
  • Chữa rong kinh.
  • Ngăn ngừa và làm giảm cơn đau răng.

Ngoài ra ở một số nước, bọ mắm còn có một số ứng dụng sau:

  • Tại Ấn Độ, bọ mắm được dùng để điều trị bệnh lậu, giang mai hoặc giải nọc độc do rắn cắn. Ẩm thực Ấn Độ dùng làm rau ăn kèm với thịt bò hun khói và măng khô vào các dịp lễ.
  • Ở Malaysia, các sản phụ bị thiếu sữa thường uống nước sắc từ lá bọ mắm hoặc dịch lá tươi được dùng để lợi sữa.
  • Tại Trung Quốc, người dân thường nhai lá bọ mắm chữa viêm mũi hoặc sâu răng.
  • Ở Việt Nam, người ta dùng bọ mắm giã nát rồi cho vào ủ mắm để chống dòi, bọ. Dân gian cũng thường nhai lá cây để chữa ho, viêm họng, viêm mũi, đinh nhọt,…

Một số bài thuốc đơn giản từ cây bọ mắm

Bọ mắm có vị ngọt, nhạt, tính mát, được dùng để tiêu đờm, kháng viêm, hỗ trợ điều trị ho lao, ho lâu ngày lâu khỏi, viêm phế quản,… Ngoài ra, nhờ có tính mát nên nó còn được sử dụng để giải nhiệt, làm thuốc lợi tiểu, chữa viêm đường tiết niệu.

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây bọ mắm tổng hợp trong dân gian:

Điều trị ho lao hay ho lâu ngày

Chuẩn bị: 40g bọ mắm (khô).

Cách làm: Đem nấu nước uống hằng ngày, hoặc sắc kỹ cho keo lại thành dạng cao lỏng, sau đó trộn chung với mật ong nguyên chất. Uống mỗi ngày từ 3 – 4 lần, mỗi lần từ 10 – 15ml.

Điều trị viêm họng, viêm phế quản, đau răng

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: Lá bọ mắm (tươi).

Cách làm: Rửa sạch lá, sau đó cho vào miệng nhai trực tiếp rồi nuốt lấy nước.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: khoảng 25g lá bọ mắm (tươi).

Cách làm: Mang lá đi rửa sạch rồi giã nát cùng một ít muối, sau đó chắt lấy phần nước cốt. Chia thành nhiều phần để sử dụng. 

  • Nếu bị ho hoặc viêm họng: Ngậm nước thuốc trong miệng rồi từ từ nuốt xuống. Dùng kiên trì trong 7 ngày, các triệu chứng ho, đờm, đau họng sẽ giảm hẳn.
  • Nếu bị đau răng: Chỉ cần ngậm nước thuốc trong 15 phút rồi nhổ đi, cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Điều trị tắc tia sữa, đái gắt, đái buốt

Chuẩn bị: 30 – 40g bọ mắm.

Cách làm: Đem rửa sạch với nước muối loãng, sắc lên uống hằng ngày. Trường hợp bị nặng có thể kết hợp với các thảo dược khác để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

Điều trị bệnh lao phổi

Chuẩn bị: 30g bọ mắm, 30g cây long thảo.

Cách làm: Đem tất cả dược liệu sắc lấy nước. Uống hằng ngày sẽ giúp giảm các cơn ho, cải thiện các triệu chứng lao phổi. Lưu ý vì bọ mắm là cây thuốc nam nên cần kiên trì dùng lâu dài để thuốc phát huy công dụng.

Bài thuốc bổ phổi, chữa lao lực

Bọ mắm, thạch xương bồ, bách bộ, vỏ quýt, cam thảo, bạc hà, cát cánh. Hoặc Bọ mắm, trần bì, bách bộ, cam thảo, thạch xương bồ, mạch môn, mỗi vị lượng bằng nhau, nấu cao hoặc sắc nước uống hàng ngày.

Bài thuốc điều trị rong kinh

Nấu nước mát (nước sâm) từ cây bọ mắm:

Lấy 1 nắm bọ mắm, mã đề, la hán quả, rễ cỏ tranh, râu ngô (râu bắp), thục địa, bông cúc. Cuối cùng không thể thiếu là mía lau, bí đao và đường phèn.

Mía lau đập dập, xếp dưới đáy nồi, bí bỏ ruột, cắt khoanh tròn, xếp lên trên, sau đó cho các vị còn lại vào. Đổ đầy nước và đun cho ra chất. Nước sâm uống rất mát, có tác dụng tiêu trừ thấp nhiệt, điều kinh rất hiệu quả.

Hoặc làm bài thuốc đơn giản: 20g mỗi vị bọ mắm, nhọ nồi. Sắc lấy nước uống hàng ngày, đến khi hết rong kinh thì dừng.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa có tốt không? Cách sử dụng như thế nào?
– Kem đông trùng hạ thảo có thật sự tốt không?


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *