Dâu gia xoan

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây nhỏ, cành non có lông, khi bẻ cành có mùi hôi khó chịu.
  • Lá kép lông chim lẻ, 1521 đôi lá chét, so le, vò lá cũng có mùi hôi.
  • Hoa nhỏ màu hồng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành.
  • Quả nhỏ, màu đỏ hình trứng dài có 1-2 ngăn, với 1 hạt.
  • Mùa hoa quả: tháng 6- 8.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang ở miền núi, nơi dãi nắng. Còn thấy ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philipin.
  • Người ta hái lá, vò thân làm thuốc. Có thể thu hái gần như quanh năm. Còn dùng hạt lấy ở những quả chín. Dùng tươi hay khô.

Thành phần hoá học

Trong lá thân có tinh dầu. Hoạt chất chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Cây dâu gia xoan được xem như một thứ thuốc bổ đắng và chát dùng trong ăn uống kém tiêu, đau bụng.

Dùng chữa ho.

Dùng ngoài chữa đau nhức, sưng đầu gối.

Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có dâu gia xoan 

  • Chữa ho: vỏ cây 10g, thêm nước vào sắc, chia làm hai ba lần uống trong ngày.
  • Chữa đau bụng: Hạt dâu gia xoan 6g, thêm nước vào sắc uống trong ngày.
  • Đau nhức, sưng đầu gối: Lá giã nát, trộn dấm hay rượu đắp lên nơi đau.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *