BÀI 998 – Ngưu tất có tác dụng chữa bệnh gì? Công dụng, bài thuốc bổ gân cốt

Ngưu tất là vị thuốc Đông y lấy từ rễ cây ngưu tất. Nó có tác dụng thông tiểu, phá ứ thông huyết, bổ can thận, tăng cường xương và cơ bắp, ngăn ngừa đáng kể tổn thương xương ở những bệnh nhân lớn tuổi. 

Tổng quan về cây ngưu tất

Ngưu tất là vị thuốc lấy từ cây ngưu tất, còn gọi là cỏ xước. Theo y học cổ truyền, nó có vị chua, đắng, quy vào 2 kinh là can và thận.

Mô tả hình ảnh

  • Tên gọi khác: Ngưu tất Bắc, hoài ngưu tất, ngưu kinh, xuyên ngưu tất, bách bội, ngưu tịch, cỏ xước hai răng.
  • Danh pháp khoa học: Achyranthes aspera L.
  • Tên tiếng Anh: Achyranthes Bidentata.
  • Tên tiếng Trung: 牛膝 (niu xi).
  • Họ: Dền (Amaranthaceae).
  • Phân bố: Khu vực châu Á, chủ yếu là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam.
Hình ảnh cây ngưu tất

Ngưu tất là loại thực vật thân thảo, sống lâu năm, bề ngoài hơi giống cây rau dền. Cao trung bình 1-2m, thân mãnh, hơi vuông và phân nhiều cành.

Vì có đặc tính ưa sáng nên thân cây thường mọc thẳng đứng. Tùy vào điều kiện sinh sống mà có màu lục hoặc màu nâu tía. Khi đủ nước, cây non cây có màu xanh, nhưng khi gặp nắng nóng đất khô hạn, bị nắng chiếu trực tiếp nên cây có màu đỏ.

Lá mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn. Mép lá dày, nguyên, thường uốn lượn. Mặt trên có gân màu nâu tía.

hình ảnh cây ngưu tất

Hoa mọc thành cụm ở ngọn, đầu cành hoặc kẻ lá, dài khoảng 2cm đến 5cm. Cây cho hoa vào độ tháng 5 đến tháng 9. Quả có hình bầu dục hoặc hình trứng, chứa 1 hạt bên trong.

Rễ cây có dạng củ hình trụ dài, màu vàng có khi là màu nâu nhạt. Các rễ con có nhiều nốt sần. Phần thân rễ (rễ cái) phình to, chứa nhiều dược tính.

Bộ phận dùng làm thuốc

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ. Đặc biệt trong rễ có chứa nhiều dược tính chữa bệnh, có lợi cho sức khỏe. 

Người ta thường thu hoạch cây thuốc vào mùa đông. Nhổ cả cây, giũ sạch bụi bẩn, đem phơi khô. Bảo quản kỹ để sử dụng lâu dài. Đây là một dược liệu không thể thiếu trong nhiều bài thuốc Đông y.

Thành phần hóa học trong ngưu tất

Theo phân tích và nghiên cứu của các viện khoa học, ngưu tất chứa đến 4,04% saponin (còn gọi là acid oleanolic). Saponin có tác dụng đào thải cholesterol xấu, chống oxy hoá và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư.

Ngoài ra, rễ cây còn chứa nhiều dược chất khác giúp nâng cao hệ miễn dịch như: axit aspartic, axit glutamic, glycine, sterol ecdysteron, inokosteron, glucoza, polysaccharide, muối kali, các nhóm nguyên tố vi lượng (sắt, đồng,…). 

Cách dùng, liều dùng ngưu tất

Cách dùng:

  • Ngưu tất sống (tươi): Rửa sạch dược liệu, để ráo nước rồi thái mỏng 1-2mm. Sau đó đem sấy khô. Chủ trị: tán ứ, lợi thấp, lợi tiểu, cổ họng sưng đau, hoạt huyết, ứ máu.
  • Ngưu tất chín: Phơi khô, có thể tẩm rượu hoặc tẩm muối.
  • Chủ trị: tê thấp, đau lưng, chân tay co quắp, đau toàn thân.

Liều dùng: 6-12g/ngày đối với dạng thuốc sắc.

Cây ngưu tất có tác dụng trị bệnh gì?

Theo y học cổ truyền Trung Quốc và Châu Á, loài cây này được dùng nhiều trong những bài thuốc sắc giúp đào thải độc, lọc thận.

Trong y học hiện đại, người ta đã chiết xuất dược chất trong rễ cây ngưu tất vào một số loại thuốc Tây để trị bệnh về gan, thận, tăng cường hệ miễn dịch.

Công dụng của ngưu tất trong Đông y

Theo y học cổ truyền Trung Quốc và Châu Á, ngưu tất là vị thuốc có tính bình, vị đắng, quy vào can – thận. Ngưu tất có tác dụng tiêu ung lợi thấp, phá huyết hành ứ, giúp bổ thận, thông máu huyết, mạnh gân cốt. Chủ trị viêm thận, phong tê thấp, bế kinh, bí tiểu,…

Dạng tươi có tác dụng hoạt huyết, tán ứ mạnh. Dạng chín giúp lọc gan, thận và cường gân cốt và nhiều công dụng chữa bệnh khác:

  • Điều trị chảy máu dạ con.
  • Giảm đau bụng kinh, chữa bế kinh.
  • Trị phong hàn tê thấp, chân tay tê mỏi, đau lưng.
  • Lợi tiểu, hỗ trợ trị tiểu ra máu hoặc sỏi đường tiết niệu.
  • Tăng cường xương và cơ bắp, ngăn tổn thương xương ở người lớn tuổi.

Công dụng của ngưu tất trong y học hiện đại

Theo nghiên cứu khoa học, hoạt chất saponin trong cây ngưu tất có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, saponin có nhiều trong lá đu đủ, hoa đu đủ đực, được biết tới với khả năng ngăn ngừa ung thư, tăng khả năng tạo hồng cầu và kích thích hệ miễn dịch.

Một số thành phần khác giúp bảo vệ các cơ quan và chức năng của tế bào chondrocytes. Nhờ đó, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và bảo vệ sụn khớp hiệu quả.

Ngoài ra, hoạt chất ecdysterone còn có khả năng giảm cân và chống gây béo phì. Chất này hoạt động bằng cách tăng tổng hợp protein hữu cơ, giảm lượng đường và mỡ trong máu. Nhờ đó, giúp cải thiện vóc dáng và tăng khối lượng cơ.

Bài thuốc từ cây ngưu tất

Ngưu tất kết hợp được với rất nhiều vị thuốc khác như xuyên khung, cam thảo, đẳng sâm,… để tăng hiệu quả điều trị. Sau đây là một số bài thuốc kinh nghiệm có ngưu tất:

Viêm đa khớp dạng thấp

Bài thuốc: Ngưu tất, tục đoạn, phòng phong, đương quy, ý dĩ (hạt bo bo), bạch thược, tang ký sinh, xuyên khung, đẳng sâm, độc hoạt (mỗi vị 12g); dây đau xương 10g, tần giao 10g; quế chi 10g; cam thảo 5g; tế tân 5g; cẩu tích 5g.

Cách dùng: Sắc thuốc uống. Dùng trước mỗi bữa ăn. Sử dụng liên tục 2 – 3 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi tiếp tục lại, đến khi các triệu chứng đau khớp khỏi hẳn. Nếu dùng 1 liệu trình mà đã hết đau thì ngưng ngay.

Chữa phong thấp, thấp khớp

Bài thuốc chữa phong thấp, thấp khớp từ ngưu kinh dùng cho người bị phong hàn tê thấp, đau lưng, mỏi gối hoặc các bệnh về đau khớp.

Chuẩn bị: 20g Ngưu tất và 100g gạo lứt.

Cách dùng: Nấu thành cháo. Ăn khi còn nóng, ngày 2 – 3 lần. Một liệu trình là 10 ngày.

Xơ vữa động mạch

Lấy 1 nắm ngưu tất khô, sắc thuốc hoặc hãm bằng nước nóng. Uống thay nước lọc, dùng mỗi ngày, đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh (bổ can thận, khí huyết, tán hàn, trừ thấp)

Bài thuốc: Ngưu tất, độc hoạt, phòng phong (mỗi vị 8g); xuyên khung 6g; tang ký sinh, tần giao, đương qui, phục linh, bạch thược, đỗ trọng, sinh địa (mỗi vị 12g); nhân sâm, nhục quế, cam thảo, tế tân (mỗi vị 4g).

Cách dùng: Rửa sạch tất cả các dược liệu, cho vào ấm, sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang. Kiên trì dùng đều đặn để có hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm cầu thận (phù thũng, đái són, đái vàng thẫm,…)

Để trị bệnh viêm cầu thận, có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Ngưu tất, vỏ quýt (trần bì), quế chi, vỏ rễ dâu, vỏ cau khô (mỗi vị 8g); vỏ gừng, cây ngũ gia bì, mỗi vị 6g; bồ công anh, kim ngân hoa (mỗi vị 20g); 12g mã đề. Sắc thuốc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 2: Ngưu kinh, bạch truật, phục linh, trạch tả, ngũ linh tán (mỗi vị 12g); trư linh, quế chi (mỗi vị 8g). Sắc thuốc uống, ngày dùng 1 thang.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Nhân sâm bí đỏ tiềm đường phèn
– MÓN NGON CÙNG SÂM: lẩu nhân sâm


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *