BÀI 1013 – Cây rau mương: Tiêu diệt HP, trị đau dạ dày, trào ngược dạ dày

Cây rau mương thường mọc dại ở những nơi ẩm ướt. Gọi là rau nhưng ít ai hái ăn, chỉ truyền tai nhau làm thuốc. Có nhiều lời đồn rau mương “diệt được con HP” gây đau dạ dày, điều trị chứng trào ngược dạ dày, trị tiêu chảy và chữa các vấn đề liên quan tới đường ruột.

Cây rau mương là cây gì?

Cây rau mương là thực vật thân thảo, mộc dại ở những chỗ đất ẩm như gò ruộng, bờ đê, ven hồ nước, giống như rau muống, rau bợ. Ít ai trồng loại rau này vì chúng mọc dại rất nhiều và sinh trưởng mạnh.

  • Tên khoa học: Ludwigia hyssopifolia (G.don) Exell (Jussiaea linifolia Vahl).
  • Tên gọi khác: Cỏ mương, mương nước, rau mương đất, rau mương nằm, rau mương thon, rau lục, cỏ cuốn chiếu,…
  • Chi: thuộc chi rau mương.
  • Họ: Rau dừa nước (Onagraceae).

Đặc điểm hình ảnh, phân bố

Cây rau mương ngoài tự nhiên có thể nhận biết được thông qua các đặc điểm sau:

  • Thân: Màu xanh lục, có thể mọc đứng hoặc mọc nằm, cao 40 – 60cm. Thân cây phân nhiều nhánh màu đỏ và có 4 góc tù.
  • Lá: Hình mũi mác thuôn dài và có mũi nhọn. Chiều rộng từ 0,7 – 1,5cm, chiều dài từ 2,5 – 7cm. Lá cây màu xanh lục điểm đỏ. Phiến lá có 7 – 8 đôi gân phụ tỏa ra từ 1 gân chính.
  • Hoa: Kích thước nhỏ, mọc đơn từ nách lá, màu vàng, không cuống. Đài hoa có ống hình trụ. Tràng hoa có 4 cánh hoa.
cay rau muong

Loài cây này phân bố nhiều ở các quốc gia châu Á như Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản và một số quốc gia châu Mỹ như Brazil,… Tại nước ta, nó mọc nhiều ở các tỉnh phía Nam, từ Huế trở vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Để làm thuốc, người ta dùng toàn bộ cây, thu hái quanh năm. Thu hoạch vào mùa hè – thu, chọn lúc thời tiết khô ráo để đảm bảo cây thuốc chất lượng. Khi thu hái nhổ cả cây mang về, rửa sạch, thái khúc, phơi khô làm thuốc hoặc dùng tươi đều được.

Lưu ý, để dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng đem hong nắng để thuốc không bị ẩm mốc, hư hỏng.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu, có nhiều hợp chất khác nhau trong thành phần hóa học của cây rau mương, cụ thể:

  • Các Flavone gồm: Vitexin, Isovitexin, Orientin, Isoorientin.
  • Một Alkaloit có tên là Piperine.
  • β-sitosterol – một Phytosterol tương tự như cholesterol.
  • Ngoài ra còn có Axit Ellagic và Axit Oleanolic.

Cây rau mương có trị dạ dày, diệt khuẩn HP không?

Thời gian gần đây, người dân truyền tai nhau cây rau mương có thể “diệt được con HP trong dạ dày”. Vậy thực hư ra sao?

BS. Phạm Văn Trào (Ủy viên BCH Hội Đông y Vĩnh Long) cho biết: “Cây rau mương mới được sử dụng điều trị đau dạ dày gần đây. Một số người dùng và đã có hiệu quả”.

Theo nghiên cứu, có tới 80% người mắc bệnh dạ dày do khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây ra. Chúng trú ngụ và phát triển trong dạ dày, là tác nhân gây ra các bệnh trào ngược thực quản, viêm loét và ung thư dạ dày. 

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây, giống như trà dây, vị thuốc rau mương có khả năng ức chế và tiêu diệt HP.

tác dụng của rau mương

Theo một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thành phần Axit Oleanolic có trong rau mương có khả năng ức chế hoạt động urease của HP – enzyme này cung cấp môi trường kiềm cho vi khuẩn HP để xâm nhập vào môi trường axit trong dạ dày. Đồng thời, Axit Ellagic giúp ức chế sự phát triển của HP. 

Một nghiên cứu khác của Đại học Quốc gia Chung-Hsing tại Đài Loan cũng đã xác nhận tác dụng của cây rau mương trong điều trị HP dạ dày.

Tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều bệnh nhân chữa thành công viêm loét dạ dày do xoắn khuẩn HP bằng cây rau mương. 

Công dụng của Cây Rau mương

Rau mương là vị thuốc có vị ngọt nhạt, tính mát và không độc. Trong y học cổ truyền, cây thuốc thường được dùng để chữa các bệnh như:

  • Tiêu diệt vi khuẩn HP, chữa trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày
  • Giải độc, thanh nhiệt.
  • Tiêu thũng, trừ thấp.
  • Cầm ỉa chảy/lỵ
  • Làm mát máu, giảm sưng viêm.
  • Cảm mạo, phát sốt, viêm hầu họng, lưỡi, amidan.
  • Mụn lở sưng to gây đau nhức.
tác dụng cây rau mương

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh, tác dụng của cây rau mương trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe như:

  • Chống khối u: Chiết xuất ethyl acetate của cây thuốc này có thể ức chế vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens gây ra sự hình thành khối u mật. Thêm vào đó Alkaloid Piperine được phân lập từ rau mương còn có tác dụng ức chế sự hình thành khối u ở đỉnh túi mật.
  • Kháng khuẩn: Hoạt chất Piperine trong rau mương có khả năng kháng khuẩn rất hiệu quả đối với một số vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus) và Gram âm (Shigella dysenteriae).
  • Chống tiêu chảy: Một thử nghiệm thử hiện trên động vật đã ghi nhận công dụng của cây rau mương trong việc chống tiêu chảy ở chuột bạch tạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, loài cây này có thể làm giảm tần xuất tiêu chảy một cách đáng kể.
  • Chống viêm: Sự hiện diện của Piperine làm tăng khả năng chống viêm của rau mương.
  • Giảm đau: Chiết xuất hexane của loài cây này cho thấy hoạt động giảm đau tương tự với aminopyrine (một pyrazolone có đặc tính giảm đau, hạ sốt).
  • Ổn định đường huyết: Các nhà nghiên cứu Đài Loan gần đây đã ghi nhận, chiết xuất từ cây rau mương có thể ổn định đường huyết và trí nhớ ở chuột mắc đái tháo đường.

Liều dùng và cách dùng vị thuốc Rau mương

Liều dùng: 

  • Rau mương khô: 10 – 20g/ngày. 
  • Rau mương tươi: 30 – 40g/ngày.

Cách dùng: Sắc nước để uống, súc miệng (nếu bị viêm miệng, lưỡi) hoặc giã nát đắp ngoài da.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Rau mương

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây rau mương. Lưu ý: các bài thuốc chỉ tổng hợp theo kinh nghiệm dân gian, hiệu quả còn tùy thuộc cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.

Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày, diệt khuẩn HP

Bài thuốc 1: Dùng độc vị (nếu không có nhiều vị thuốc)

Chuẩn bị: Rau mương khô 50g.

Cách làm: 

  • Nấu dược liệu chung với 1,5 lít nước. Đun sôi đến khi nước cạn còn 2 chén là được
  • Chia đều uống 2 lần/ngày. Dùng thuốc khi đói để có hiệu quả tốt nhất. Kiên trì thực hiện trong 10 ngày để thấy tình trạng cải thiện.
cây rau mương trị bệnh gì

Bài 2: Kết 8 vị, hiệu quả cao hơn

Bài thuốc:

  • Rau mương 20g
  • Cây dạ cẩm 20g
  • Lá khôi tía 15g
  • Cây nhọ nồi 15g
  • Chè dung 10g
  • Mai mực 5g
  • Nghệ đen thái lát 10g
  • Chè dây 15g

Sắc uống 2 lần/ngày, kiên trì thực hiện sẽ thấy các triệu chứng đau nhức, viêm loét dạ dày cải thiện đáng kể.

Bài thuốc chữa đái tháo đường từ Rau mương

Chuẩn bị: Rau mương, dây mây, chuối hột rừng, lục bình, mỗi vị 15g; cam thảo nam (cam thảo đất) 10g, khổ qua rừng 20g.

Cách làm: Cho toàn bộ các vị thuốc trên vào ấm nấu cùng với 3 chén nước, sắc cạn còn 8 phần thì tắt lửa. Lọc lấy phần nước sắc, chia đều thành 2 lần uống trong ngày sáng và chiều.

Bài thuốc trị tiêu chảy, đầy bụng

Chuẩn bị: Lá rau mương tươi.

Cách làm: Rau mương rửa sạch, đem ngâm với nước muối loãng rồi vớt lên để ráo, sau đó giã lấy nước uống.

Bài thuốc điều trị viêm họng, viêm amidan

Chuẩn bị: Lá rau mương tươi.

Cách làm: Rửa sạch, sau đó nhai với một ít muối hột. Nhai mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ. Lưu ý nếu bệnh đã thuyên giảm thì nên dừng lại.

Bài thuốc chữa áp xe, mụn nhọt từ Rau mương

Bài thuốc này gồm có 2 phần: Ngoài đắp, trong uống.

Phần thuốc đắp: 

Chuẩn bị: Thân và lá rau mương.

Cách làm: Ngâm rau với nước muối loãng rồi rửa sạch, để ráo. Giã nát rồi đắp vào chỗ bị áp xe, mụn nhọt trong 15 phút. Lưu ý trước khi đắp thuốc cần vệ sinh sạch sẽ vùng da này. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày.

Phần thuốc uống: 

Chuẩn bị: Rau mương khô 30 – 40g.

Cách làm: Sắc nước uống mỗi ngày đến khi vết thương lành hẳn.

Lưu ý khi sử dụng cây rau mương chữa bệnh

  • Hiện nay chưa ghi nhận tác dụng phụ của rau mương, tuy vậy vẫn nên sử dụng đúng liều lượng, tránh lạm dụng quá mức.
  • Hiệu quả các bài thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mỗi người.
  • Tuyệt đối không tùy tiện dùng rau mương cho các trường hợp: Người đang điều trị với thuốc đông máu, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Loài cây này thường sống ở sông ngòi – nơi có nguy cơ ô nhiễm cao, do đó cần cẩn trọng khi hái về sử dụng.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
HOTLINE: 0939714275

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Nhân sâm có thực sự “chữa mọi bệnh tật” ?

Sâm Hàn Quốc ngâm rượu có tác dụng gì?


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *