Ăn uống khi bị sỏi mật

Sỏi mật là một trong các bệnh về đường tiêu hóa, xảy ra khi có sự xuất hiện của sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hoặc sỏi hỗn hợp trong túi mật và hệ thống đường dẫn mật trong gan, ống mật chủ. Sỏi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật thành từng đợt, nếu kéo dài sẽ dẫn đến viêm đường mật, túi mật cấp hoặc mạn tính,…

Ăn uống khi bị sỏi mật 1

1. Nguyên nhân sỏi mật nói chung có thể bao gồm:

  • Nhịn ăn: khiến túi mật có thể không tiết như bình thường
  • Giảm cân nhanh: khiến gan tạo thêm cholesterol, có thể dẫn tới sỏi mật
  • Nồng độ cholesterol trong máu cao
  • Béo phì: là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất. Béo phì có thể làm tăng mức cholesterol và gây khó khăn trong việc làm rỗng túi mật.
  • Uống thuốc tránh thai, sử dụng liệu pháp thay thế nội tiết tố cho các triệu chứng mãn kinh hoặc đang mang thai: có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và làm tăng nguy cơ ứ mật ở túi mật.
  • Bệnh mãn tính: như bệnh đái tháo đường, …
  • Bệnh lý huyết học: thiếu máu tán huyết, …
  • Do di truyền

2. Phòng ngừa bệnh sỏi mật

Phòng ngừa sỏi mật chủ yếu bằng cách thay đổi chế độ ăn:

  • Giảm mỡ: cần hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng động vật, trứng…
  • Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
  • Giàu đường bột: thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật và nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.
  • Giàu vitamin C và vitamin nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột) có trong rau và hoa quả tươi
  • Thức ăn không nên dùng: trà, cà phê, cacao, chocolate, thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa..

3. Ăn uống khi bị sỏi mật

Theo Đông y, bệnh sỏi mật được gọi là đởm thạch chứng. Nguyên nhân thường do ăn uống không điều độ, can uất khí trệ, ngoại cảm thấp nhiệt (viêm nhiễm), nhiễm giun.

Bị sỏi mật nên kiêng đồ ăn cay, mặn, nhiều dầu mỡ khó tiêu
  • Thức ăn có nhiều chất béo có tác dụng thúc đẩy sự co bóp, làm tăng số lần co bóp của túi mật, dẫn tới áp lực trong túi mật tăng cao, túi mật phình ra, làm cho người bệnh viêm mật, sỏi mật bị đau nhiều hơn. Do đó, nên hạn chế chất béo, mỗi ngày chỉ dùng giới hạn từ 20 – 25g.
  • Sự thay đổi thành phần trong dịch mật, đặc biệt là sự thay đổi hàm lượng muối mật và cholesterol trong dịch mật là nguyên nhân chủ yếu tạo thành sỏi mật.
  • Vì vậy, người bị bệnh túi mật nên lưu ý giảm lượng cholesterol trong các loại thực phẩm, mỗi ngày chỉ dùng không quá 200mg.

Ăn uống khi bị sỏi mật 2

Các thực phẩm có hàm lượng cholesterol >50mg% (tức trong 100g thực phẩm có chứa hơn 50mg cholesterol) như: thịt heo hộp (60), chân giò heo (60), thịt ngựa (75), thịt vịt (76), thịt cừu (78), sữa bột toàn phần chưa tách béo (109), phô mai (406), gan gà (440), trứng gà toàn quả (600), lòng đỏ trứng gà (1790), não bò (2670), não heo (3.100)….

Khi túi mật bị viêm, trứng giun và các tổ chức hoại tử khác kết hợp với sắc tố mật có thể tạo thành sỏi mật nhanh chóng. Chất đường ngọt cùng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành sỏi mật.

Việc phòng ngừa nhiễm giun sán và hạn chế các thức ăn nhiều chất đường sẽ có tác dụng tích cực để ngăn chặn sự hình thành sỏi mật.

Người bị bệnh về mật không nên ăn các thức ăn quá chua như: me, xoài sống, khế chua, mơ chua, cóc, dấm…, bởi vì vị chua (toan) thuộc hành Mộc, có tính thu liễm, co rút, sẽ làm cho túi mật co lại, gây đau nhiều hơn.

Mỗi khi bệnh phát tác cấp tính, nên tạm thời kiêng ăn 1 – 2 ngày, hoặc chỉ dùng một vài món ăn nhẹ như cháo với lòng trắng trứng gà, canh thịt bò bằm nhuyễn, cháo loãng. Sau khi bệnh giảm bớt thì chỉ ăn những thực phẩm dễ tiêu, nấu loãng nhừ, rồi dần dần dùng đến các thực phẩm hầm nhừ, ít dầu béo.

Nguồn: Lương y Đinh Công Bảy – Suckhoedoisong.vn


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *