Nấm mộc nhĩ

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

Loại nấm mọc trông giống tai người (mộc:gỗ; nhĩ: tai) ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong nhẵn màu nâu sẫm. Thể quả chất keo, thời kỳ đầu hình chén, dần biến thành hình cái tai, hoặc hình lá, đại bộ phận phẳng, nhẵn, rất ít khi có nếp nhăn. Bộ phận gốc thường có nếp gấp màu xám đỏ, nhiều khi màu tím. Đường kính có thể tới 15cm.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang trên những cây, cành gỗ mục, ở trong rừng hay ở vùng đồng bằng trên một số cây như cây sung, cây duối, cây sắn, hoè, dâu tằm. Hiện được sản xuất công nghiệp.

Hái về phơi hoặc sấy khô. Khi dùng làm thuốc thì sao cháy.

Thành phần hoá học

Trong 100g mộc nhĩ chứa protein 10,6g, lipid 0,2g, glucid 65g, celulose 7g, Na 63mg, K 856mg, Ca 357mg, Fe 56,1mg, P 201mg, caroten 20mcg, vitamin B1, B2, PP (Viện Dinh dưỡng).

Công dụng và liều dùng

Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình , vào 2 kinh vị và đại tràng, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, ích khí.

Ngoài công dụng làm thức ăn, mộc nhĩ được dùng làm thuốc giải độc, chữa lỵ, táo bón và rong huyết. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc bột sao cháy, tán bột chia làm nhiều lần dùng trong ngày.

Mộc nhĩ mọc trên cây liễu sắc chữa nôn mửa.

Chữa kiết lỵ: Mộc nhĩ 20g, núm quả chuối tiêu 10g, dạ cẩm 10g, mã đề 10g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 400ml nước còn 100ml uống 2 lần trong ngày.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *