Lá diễn

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Cây thảo sống hằng năm hay vài ba năm, cao 30-80cm. Thân và cành non có 4 cạnh, có lông tơ, các mấu phình to tựa như đầu gối. Lá mọc đối. màu xanh lục, phiến lá hình trứng thuôn, dài 2-7cm, rộng 2-4cm, đầu và gốc đều nhọn, có lông thưa. Hoa màu trắng hồng, mọc thành xim ở nách lá và ở đầu cành. Các lá bắc hình trái xoan dài 8-11mm, các tiền diệp hẹp. Quả nang ngắn có lông tơ ở phía đầu. Hạt dẹt.
  • Mùa hoa: tháng 1-3.

Phân bố, sinh thái

  • Cây của vùng lục địa Ðông Nam á châu, ở Việt Nam phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, mọc hoang ở chỗ ẩm ướt và cũng được trồng để lấy lá nấu canh hay làm thuốc.
  • Lá diễn thuộc loại cây ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc ở ven rừng núi đá vôi ẩm, gần bờ suối và được trồng dưới tán các cây ăn quả, bên cạnh các nguồn nước. Cây sinh trưởng gần như quanh năm, có hoa quả vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu. Quả có nhiều hạt, khi già, khô tự mở cho hạt thoát ra ngoài. Lá diễn có khả năng sinh chồi khỏe sau khi bị cắt. Cây trồng dễ dùng bằng cành.

Bộ phận dùng

Toàn cây. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, công năng

Lá diễn có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch.

Công dụng

Thường dùng trị:

  • Cảm mạo, sốt cao;
  • Viêm phổi nhẹ, viêm ruột thừa cấp;
  • Viêm gan cấp, viêm kết mạc;
  • Viêm ruột, lỵ;
  • Phong thấp viêm khớp;
  • Giảm niệu, đái ra dưỡng trấp.
  • Dùng 30-60g cây khô hay 60-120g cây tươi sắc uống. Dùng ngoài trị lở sưng, rôm sẩy, mụn nhọt, bỏng rạ, dùng lá tươi giã nát xoa.

Ðơn thuốc:

  • Cảm mạo và sốt: Dùng cây lá diễn, Ðơn buốt, Rau má, mỗi vị 45 g sắc uống.
  • Nhân dân cũng dùng lá nấu canh ăn với thịt lợn, ngon như rau Bồ ngót, dùng làm thuốc mát gan.

 


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *