Cóc kèn leo

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố sinh thái
  • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Dây leo rất to, dài đến 30m. Thân cành có lông màu xám nhạt, sau nhẵn, có những bì không và rãnh dọc.
  • Lá kép mọc so le, lá chét 9 – 19, cứng và dai, hình bầu dục hoặc thuôn, dài 25 cm, rộng 1,5 – 2 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẫn bóng, mặt dưới có lông rải rác màu hơi trắng, gần lá chằng chịt thành mạng lưới rõ.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 8 – 40 cm, có lông màu hung; hoa 5 – 12, màu trắng hoặc hồng nhạt; lá bắc con xẻ đôi dưới đài hoa; đài hình phễu, mặt ngoài có lông, lá đài hơi khía răng, tràng có cánh cờ thuôn đảo, cánh bên có lông, có tại rõ, cánh thìa hình liềm, có tại; nhị 10, ẩn trong bao hoa; bầu có lông, 6 – 10 noãn.
  • Quả dài 2,5 – 7 cm, rộng 1 – 1,5 cm, thuôn ở hai đầu, thắt lại giữa các hạt, có lông mềm, có cánh; hạt 1 – 4 hình thận, dài 8 mm, rộng 6 mm.

Phân bố sinh thái

Chi Derris Lour, trên thế giới có khoảng 70 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á.

Ở Việt Nam, chi này có 13 loài, loài cóc kèn leo mới chỉ thấy phân bố ở các tỉnh phía nam, như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, ngoại thành Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang (Phan Ke Lọc và J. E. Vidal, 2000) và một địa phương khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên thế giới, cóc kèn leo được ghi nhận phân bố Ấn Độ, Xri Lanca, Bănglađét, Pakistan.

Cóc kèn leo là cây ưa sáng, thường leo trùm lên một số cây bụi, cây gỗ nhỏ ở các bờ kênh rạch (vùng đồng bằng sông Cửu Long), bờ suối ở cửa rừng hoặc ở ven rừng kín thường xanh. Cây phân cành nhiều và chỉ có những cành tiếp xúc nhiều với ánh sáng mới ra hoa quả nhiều và hàng năm. Cóc kèn leo tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt.

Bộ phận sử dụng

Thân hoặc rễ.

Thành phần hoá học

Trong loài cóc kèn leo có chứa 6 flavon và 6 diprennilisoflavon: dirissoflavon A – F (Phạm Hoàng Hộ, 2006 Cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr.218).

Củ cóc kèn leo chứa scandenin (C26H20O6), nallanin (C26H26O5), chandanin (C24H30O5), acid lonchocarpic và acid robustic. Hai acid này chỉ tìm thấy trong củ loài cóc kèn leo ở châu Mỹ, không tìm thấy trong loài mọc ở Ấn Độ.

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống viêm:

Cao nước cóc kèn làm giảm có ý nghĩa sự giải phóng myeloperoxyd, làm giảm sự sinh sản các eicosanoid, mà nhiều chất là những chất trung gian gây viêm. Cao cóc kèn cũng có tác dụng ức chế mạnh sự sinh sản ra leucotrien B4 (LT B4).

Tác dụng chống oxy hoá và quét dọn gốc tự do:

Cao cóc kèn leo có tác dụng chống oxy hoá (Laupattarakasen et al., 2003). Cũng đã xác định được genistein và các hợp chất isoprenyl hoá trong các kèn là những chất chống oxy hoá mạnh (Laupattarakasen et al., 2004). Các isoflavon prenyl hoá trong các kèn như scandenon, scandinon, scandenin A scandenin B. isoscandenon còn có tác dụng quét dọn gốc tự do (Rao, Srinivas et al., 2007).

Tác dụng trên hệ miễn dịch:

Đã nghiên cứu tác dụng của cao ethanol chiết từ cóc kèn leo trên chức năng miễn dịch qua các thông số: sự tăng sinh lympho bào; hoạt động của tế bào diệt tự nhiên (NK: natural killer) và sự tiết interleukin – 2 (IL – 2) và IL – 4 in vitro.

Kết luận: Cao cóc kèn có tác dụng kích thích miễn dịch in vitro trên bạch cầu đơn nhân máu ngoại vi ở người không bị suy giảm miễn dịch hoặc người bị suy giảm miễn dịch (Sriwanthana et al., 2001).

Tính vị, công năng

Chưa có tài liệu để cập vì cây có độc.

Công dụng

Cóc kèn có độc nên nhân dân ta chỉ dùng ngoài.

Rễ vầ vỏ thân được dùng để duốc cá. Rễ và thân cóc kèn phơi khô, nghiền thành bột để diệt côn trùng.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *