Cỏ mật gấu

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp

Mô tả

  • Cây thảo, cao 0,15 – 1m, phân nhánh ít hay nhiều. Thân mọc đứng hoặc mọc bò, có 4 cạnh rõ, có lông nhất là ở phần non.
  • Lá mọc đối, không cuống hoặc có cuống, hình trứng rộng, dài 1,5 – 8 cm, rộng 0,5 -5 cm, gốc bằng hoặc hình nêm, đầu nhọn hoặc tù, mép khía răng hoặc khía tai bèo, hai mặt có lông tơ, cuống lá dài 0,5 – 2 cm.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chuỳ dài hơn 20 cm; lá bắc rất nhỏ, rụng sớm; hoa nhỏ có cuống dài, màu trắng đốm hồng, đài hình chuông, 5 răng gần bằng nhau và nhọn, có lông tơ và hạch nhỏ màu vàng, tràng dài gấp đôi đài, có ống hình trụ. có lông ở mặt ngoài, phiến chia 2 môi, màu trắng có chấm hồng, môi trên chè 4 thuy ngắn bằng nhau, môi dưới nguyên dài hơn mỗi trên; nhị 4, thò ra ngoài tràng, 2 dài, 2 ngăn, bầu có vòi chẻ đôi.
  • Quả bế tư thuôn, hình bầu dục, nhẵn, màu nâu.
  • Mùa hoa: tháng 8-10, mùa quả: tháng 11-12.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Isodontis.

Nơi sống và thu hái

Chi Isodon (Benth.) Schr. Ex Spach trên thế giới có khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới. Chi này ở Việt Nam có 5 loài, cỏ mật gấu phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên…

Có mật gấu là cây đặc biệt ưa ẩm, có thể chịu bóng và hơi ưa sáng. Cây thường mọc nơi đất ẩm, có nhiều mùn ở ven rừng núi đá vôi, gần bờ suối, ven đường đi trong rừng và đôi khi thấy ở cả các hốc mùn và kẽ đá. Là cây sống 1 năm (cá biệt là tới 2 năm), nên cây con mọc từ hạt vào cuối mùa xuân hay đầu mùa hè. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa hè, sau khi quá già sẽ tàn lụi vào giữa mùa đông. Cây gieo trồng được bằng hạt.

Thành phần hóa học

Theo Phạm Hoàng Hộ [Cây có vị thuốc ở Việt Nam, 2006, tr.473] loài Isodon plectranthus, có tên Việt Nam là đằng nha cốt, rất giống với cỏ mật gấu, có chứa các diterpenoid như: leukamenin, kambebanin. effusamin A. sculponeatin, rabdophitin leudonynin và macrocalin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng bảo vệ gan trên tổn thương gan cấp do CCL:

Cỏ mật gấu ở Trung Quốc thường được nhân dân sử dụng để chữa viêm gan vàng da (hoàng đản). Do đó đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan trên tổn thương gan cấp tính bằng carbon tetraclorid ở chuột cống trắng.

Cao lỏng chiết bằng nước toàn cây mật gấu có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan cấp tính do D – galactosamin chuột cống trắng.

Cao cỏ mật gấu làm giảm hoạt độ các enzym ALT, AST, ALP, làm giảm hàm lượng bilirubin toàn phần trong huyết thanh, ức chế được sự tăng khối lượng gan và tuyến ức, làm giảm mức độ hoại tử trên các tiêu bản xét nghiệm mô bệnh học của gan so với lô đối chứng.

Cao chiết nước toàn cây cỏ mật gấu có tác dụng bảo vệ tổn thương gan cấp do CCl4 ở chuột cống trắng (Nagao et al., 2006).

Tác dụng bảo vệ gan trên tổn thương gan cấp do galactosamin:

Cao lỏng chiết bằng nước toàn cây mật gấu có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan cấp tính do D- galactosamin ở chuột cống trắng.

Tính vị, tác dụng

Cỏ mật gấu vị đắng hơi ngọt, tính mát, có công năng thanh can, lợi đởm, thoái hoàng, thanh nhiệt lợi thấp, lợi tiểu, lọc máu, tán ứ, Sách “Thường
dụng Trung thảo dược thủ sách” (thủ sách là số tay) ghi: Có mật gấu vị đắng, ngọt, tính mát, hơi hàn, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng (làm giảm vàng da), lương huyết, tán ứ [TDTH, 1997, III: 1285).

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cỏ mật gấu thường dùng chữa viêm gan vàng da cấp tính, viêm túi mật, viêm ruột cấp, kiết lỵ.

Còn chữa sưng ứ do chấn thương, đụng dập hoặc bổ té. Liều dùng ngày 15 – 30g hoặc 30 – 60g tươi sắc uống trong ngày.

Bài thuốc có cỏ mật gấu

Chữa hoàng đản, viêm gan, viêm túi mật cấp: cỏ mật gấu, mật thông, dành dành mỗi vị 20g, sắc uống trong ngày.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *