QUẾ (Cành)

[ad_1]

Mục lục

  • 1 QUẾ (Cành)
    Ramulus Cinnamomi
    Quế chi
  • 2 Mô tả
  • 3 Vi phẫu
  • 4 Định tính
  • 5 Độ ẩm
  • 6 Tro toàn phần
  • 7 Tạp chất
  • 8 Chất chiết được trong dược liệu
  • 9 Chế biến
  • 10 Bảo quản
  • 11 Tính vị, quy kinh
  • 12 Công năng, chủ trị
  • 13 Cách dùng, liều lượng
  • 14 Kiêng kỵ

QUẾ (Cành)
Ramulus Cinnamomi
Quế chi

Cành phơi hay sấy khô của cây Quế (Cinnamomum cassia Presl) hoặc một số loài Quế khác (Cinnamomum zeylanicum Blume, Cinnamomum loureirii Nees.), họ Long não (Lauraceae).

Mô tả

Cành hình trụ tròn, thường chặt khúc dài 2 cm đến 4 cm đường kính 0,3 cm đến 1 cm. Mặt ngoài màu nâu đến màu nâu đỏ, có nhiều vết nhăn dọc nhỏ và các vết sẹo cành sẹo của chồi và nhiều lỗ vỏ. Chất cứng giòn, dễ gãy . Trên bề mặt vết cắt thấy: lớp vỏ màu nâu, bên trong có gỗ màu vàng nhạt tới nâu vàng, ruột gần tròn. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt và hơi cay.

Vi phẫu

Mặt cắt hình tròn từ ngoài vào trong có: Biểu bì có một hàng tế bào, mang lông che chở đơn bào. Với cành già ngoài cùng là lớp bần. Mô mềm vỏ có từ 3 đến 5 lớp tế bào, một số tế bào có thành dày lên về một phía; các tế bào chứa tinh dầu và các tế bào mô cứng nằm rải rác trong mô mềm vỏ. Nhóm các tế bào mô cứng sắp xếp thành vòng không liên tục, đi kèm với các bó sợi. Với cành già hơn tế bào cứng tạo thành vòng liên tục. Libe tạo thành bó hay vòng. Tầng phát sinh libe-gỗ. Các mạch gỗ xếp thành hàng hướng tâm. Trong cùng là mô mềm ruột. Các tinh thể calci oxalat hình kim tập trung ờ tia ruột và mô mềm ruột.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mòng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: n-flexan – clorofonn – ethyl acetat (4:1:1).
Dung dịch thử: Lấy 2,0 g bột dược liệu (qua rây số 250), thêm 10 ml ether (77), lắc trong 3 min, lọc.
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch aldehyd cinnamic 0,1 % trong ether (TT), hoặc lấy 2,0 g bột cành Quế (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ờ phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 μl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bàn mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch 2,4-dinitrophenyl hydrazin (TT). Quan sát dưới ánh sáng thường.
Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có 5 vết màu da cam, trong đó có một vết có cùng màu và giá trị Rf với vết aldehyd cinnamic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng cành Quế để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đó của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 4,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hái vào mùa xuân và mùa hè, bỏ lá lấy cành phơi hoặc sấy khô, hoặc nhân lúc tươi chặt đoạn dài 2 cm đến 4 cm, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bình kín.

Tính vị, quy kinh

Tân, cam, ôn. Vào kinh phế, tâm, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hóa khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù, đái không thông lợi.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư hỏa vượng và phụ nữ có thai không dùng.

[ad_2]
Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *