Công dụng của cây mật nhân, những điều bạn nên biết

Cây mật nhân là loại cây dược liệu quý hiếm với rất nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh và tốt cho sức khỏe. Có rất nhiều nghiên cứu đã đề cập tới công dụng của cây mật nhân, vậy bạn đã hiểu gì về công dụng cây mật nhân chưa? Và cách sử dụng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm thông tin về những công dụng của cây mật nhân nhé.

 Công dụng của cây mật nhân, những điều bạn nên biết 1

Nhận biết về cây mật nhân

Mục lục

  • Tìm hiểu về cây mật nhân
  • Chi tiết công dụng chữa bệnh của cây mật nhân
    • Tăng cường sinh lý nam giới
    • Hỗ trợ điều trị viêm gan
    • Chống ung thư
    • Chữa bệnh ngoài da: ghẻ, lở, chàm ở trẻ
    • Chữa bệnh tiêu hóa
    • Điều trị những bệnh về xương
    • Cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường
    • Chữa mất ngủ, stress
    • Chữa rối loạn kinh nguyệt
    • Điều trị bệnh sốt rét
  • Những lưu ý khi dùng cây mật nhân

Tìm hiểu về cây mật nhân

Tên gọi:

Cây mật nhân (tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack.) , cây bách bệnh hay còn gọi là cây bá bệnh, cây mật nhơn…

Đặc điểm:

  • Thân cây: Một cây mật nhân trung bình cao tầm 15m, đường kính thân có thể đạt tới 30.5cm. Thân mật nhân nhiều lông, vỏ màu xám đen hoặc nâu,  trên đỉnh thân có dấu hiệu rụng lá rõ ràng.
  • Cành: Cành có khoảng 13 – 42 lá nhỏ mọc đối nhau, cành màu nâu vàng.
  • Lá: Lá mật nhân thuộc loại lá kép, không cuống. Các lá mọc so le, lá kép hình lông chim số lẻ. Một tàu lá dài khoảng 30 – 100cm. Các lá đơn trên tàu lá dài khoảng 3 – 12cm, rộng 0.5 – 3.5cm. Mặt trên lá màu xanh, mặt dưới màu trắng.
  • Hoa: Cụm hoa dạng chùm hoặc ở nách lá, màu tím nhạt, trục phát hoa dài 25-85 cm, có lông rũ xuống, cùng gốc, cuống hoa ngắn khoảng 3-6 mm, 5 nhị hoa. Cây nở vào tháng 3 – 4 hằng năm.
  • Quả: hình bầu dục hoặc tròn, dài 1 đến 3 cm, rộng 0,5 đến 1,2 cm, màu xanh lục, khi trưởng thành chuyển từ màu vàng sang nâu đỏ, có vị rất đắng. Kết quả vào tháng 5 – 6.
  • Rễ: Rễ màu vàng nhạt và có thể đạt độ sâu 2 mét trong lòng đất.

Xem thêm: Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh- cây mật nhân

Tìm hiểu về cây mật nhân 1

Phân bố:

Cây mật nhân thuộc loại cây thân bụi, thân gỗ nhỏ, cây dễ sống, ưa bóng râm, sống được dưới tán rừng. Chính vì vậy cây tìm thấy ở các vùng núi thấp, trung du, ở rừng cây thứ sinh, cây mọc núp dưới tán lá của những cây lớn hơn. Môi trường phát triển thích hợp là đất cát pha chua, ẩm, thoát nước tốt và cần có bóng râm một phần.

Mật nhân phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, mọc chủ yếu ở các vùng rừng ven biển, rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh ở độ cao dưới 700 mét, thường xen lẫn với rừng khộp hoặc rừng đỗ quyên.

Ở Việt Nam, cây thường mọc phổ biến ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây mật nhân tại Việt Nam có tác dụng làm thuốc cao hơn so với những cây thuốc có xuất xứ từ các nước trên thế giới.

Bộ phận dùng làm thuốc:

Toàn bộ cây mật nhân có thể dùng làm thuốc nhưng phần dược liệu chủ yếu lấy từ rễ và quả.

Cây được thu hái quanh năm. Thân rễ cây được thái nhỏ, phơi khô để bảo quản, sử dụng. Có rất nhiều cách chế biến làm thuốc như phơi khô làm thuốc, nghiền bột…

Sử dụng mật nhân theo phương thức hãm như:

  • Hãm trà
  • Ngâm rượu mật nhân
  • Sắc nước mật nhân

Thành phần hóa học:

Rễ, thân và cành của mật nhân đều chứa các ancaloit, các ancaloit đã được phân lập và xác định từ mật nhân bao gồm: 9,10-dimethoxyferricone, 10-hydroxy-9 -Methoxyferricone, 11-hydroxy-10-methoxyferricone, 5, 9-dimethoxyferricone, 9-methoxy-3-methylcarboline-5, 6-diketones, β-carboline alkaloid, v.v., theo quan điểm cấu trúc hóa học, các thành phần alkaloid của chúng chủ yếu là cấu trúc xeton axit sắt. Ngoài terpen và alkaloid, các nhà nghiên cứu cũng đã phân lập và xác định được một số lượng lớn các hợp chất từ ​​mật nhân, chẳng hạn như curcumene, axit 5-hydroxy-2-decenoic-δ-lactone, propylene glycol phenyl ether và suet. , tinh dầu bạc hà, 2-phenoxyetanol, 4-etyl-4-hydroxy-3,5,5-trimethyl-2-cyclosan-1-enone, 7-methoxyprolactin, v.v.

Nghiên cứu khoa học dược lý hiện đại cho thấy thành phần hóa học chính của mật nhân là hai loại hợp chất quassinol diterpenes và alkaloid, ngoài tác dụng cải thiện chức năng tình dục nam giới, tác dụng chống ung thư và chống sốt rét, chiết xuất của nó còn có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nó có nhiều tác dụng dược lý như hạ huyết áp, hạ nồng độ axit uric trong máu ở chuột mô hình tăng axit uric máu và giảm bớt tổn thương bệnh lý ở mô thận.

Chi tiết công dụng chữa bệnh của cây mật nhân

Tăng cường sinh lý nam giới

Khoa học những năm gần đây đã nghiên cứu và cho ra kết quả về công dụng của cây mật nhân giúp cải thiện chức năng sinh lý nam giới, tăng cường sinh lý nam giới, tăng cường sức khỏe tình dục: hợp chất có trong rễ và thân vỏ cây mật nhân giúp cơ thể nam giới tiết ra hooc môn giới tính: testosterone một cách tự nhiên. Kích thích sự hưng phấn, tăng cường khả năng sinh lý, duy trì trạng thái cương dương, chống lão hóa sinh lý ở nam giới một cách tốt nhất.

Các chuyên gia trong ngành dược phẩm quốc tế tin rằng mật nhân là một trong những nguồn thực vật tự nhiên có tác dụng chống rối loạn cương dương tốt nhất được phát hiện cho đến nay và tác dụng của nó còn tốt hơn so với yohimbine.

Trong y học cổ truyền Đông Nam Á, mật nhân và tổ yến được coi là quốc bảo của Malaysia. Từ xa xưa, người dân địa phương ở Malaysia và Indonesia thường luộc rễ mật nhân để uống. Người ta nói rằng tinh chất thực vật tự nhiên của nó có thể phục hồi sức khỏe và tuổi trẻ, còn được gọi là “thuốc kích thích tình dục tự nhiên” . Nó còn được người dân địa phương gọi là “Pasak Bumi” là từ đồng nghĩa thường được sử dụng với “dương vật” trong tiếng Mã Lai, cho thấy tác dụng tình dục của nó đối với nam giới.

Bài thuốc cải thiện chức năng sinh lý nam giới

  • Rễ mật nhân rửa sạch,
  • Thái lát nhỏ,
  • Thái tưới hoặc có thể phơi khô
  • Đem cho nồi sắc với nước
  • Uống khoảng 3 lần trong ngày.
  • Kiên trì uống, sau 15 ngày sẽ thấy công dụng rõ rệt của bài thuốc.

Bài thuốc giúp nam giới cương dương, kéo dài thời gian quan hệ vợ chồng

  • Mật nhân: 15g
  • Pha cùng nước nóng đun sôi 80 độ
  • Hãm bình nước mật nhân như hãm trà
  • Mỗi ngày uống 3 lần
  • Nên tăng mức độ mật nhân thêm 3g/ ngày đến 30g/ ngày thì duy trì mức độ đó
  • Nên kiên trì sử dụng 10-15 ngày để có thể phát huy tốt nhất công dụng của cây mật nhân

Bài thuốc mật nhân ngâm rượu

Chuẩn bị

  • Rễ mật nhân: 1 kg.
  • Rượu trắng: rượu nếp ngon: 10 lít.
  • Bình thủy tinh/ bình sứ có nắp đậy

Cách làm

  • Rễ mật nhân đã chế biến sạch sẽ thái lát
  • Cho mật nhân đã chuẩn bị vào bình
  • Đổ rượu đã chuẩn bị vào ngập
  • Đậy nắp kín ngâm khoảng 1 tháng có thể sử dụng

Sử dụng:

  • Mỗi ngày dùng từ 20-50ml mật nhân
  • Ngày dùng 3 lần
  • Nếu rượu đắng bạn thấy khó uống, có  thể bỏ thêm 500gr-700gr nho khô/ 1 kg mật nhân vào ngâm cùng rượu.
  • Hoặc bạn có thể sử dụng chuối để ngâm cùng với mật nhân giúp giảm độ đắng.

Tăng cường sinh lý nam giới 1

Công dụng cây mật nhân tốt cho sinh lý nam giới

Hỗ trợ điều trị viêm gan

Cây mật nhân có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc gan, mát gan, cải thiện sức khỏe của gan. Khi kết hợp cây mật nhân với cà gai leo sẽ thấy công dụng rõ rệt.

Nguyên liệu

  • Cà gai leo: 30gam
  • Mật nhân: 10gam

Cách thực hiện

  • Các nguyên liệu đã chuẩn bị trên đem rửa sạch
  • Đun với 1,5 lít nước,
  • Đun sôi và cho lửa nhỏ liu riu trong 15 phút

Sử dụng

  • Chắt nước uống hàng ngày cách bữa ăn tầm 20 phút.
  • Ngày 3 bát nước

Chống ung thư

1) Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Đại học Tokyo ở Nhật Bản đã phân lập được chất chống ung thư từ rễ cây mật nhân. Họ đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng chất beta-carboline chiết xuất từ rễ mật nhân có tác dụng điều trị mạnh mẽ đối với bệnh ung thư phổi và ung thư vú.

2) Một nghiên cứu được thực hiện bởi một tổ chức nghiên cứu do chính phủ Malaysia và Viện Công nghệ Massachusetts ở Hoa Kỳ tài trợ đã phát hiện ra rằng mật nhân có chứa các thành phần chống ung thư và chống HIV (AIDS) mạnh mẽ. Theo Abdul Razak Mohd Ali, Giám đốc Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Malaysia, các thành phần hóa học trong rễ cây mật nhân có hiệu quả hơn các loại thuốc chống ung thư hiện có. Ngoài ra, các thí nghiệm khác cũng đã chứng minh thành phần hóa học Auassinoid có trong rễ mật nhân có đặc tính chống khối u và chống sốt.

Chữa bệnh ngoài da: ghẻ, lở, chàm ở trẻ

  • Lá bách bệnh: 1 nắm rửa sạch
  • Đun đặc với nước
  • Lấy nước đun để nguội đem tắm

Hoặc

  • Lá cây mật nhân đem rửa sạch
  • Giã nát lá mật nhân
  • Đem đắp lên chỗ bị chàm đến khi khỏi thì thôi

Chữa bệnh tiêu hóa

Chữa bệnh tiêu hóa 1

Theo kinh nghiệm dân gian, công dụng của cây mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém (biểu hiện: người mỏi mệt, lười hoạt động, thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng… Vỏ thân cây mật nhân, quả cây mật nhân thì dùng để chữa lỵ, tiêu chảy bệnh dùng làm thuốc bổ, chữa trị ăn uống không tiêu.

Chữa đầy bụng ăn không tiêu, kích thích tiêu hóa

Bài thuốc 1: 

  • Sử dụng 20g rễ mật nhân, 10g quả chuối sứ khô nướng vàng
  • Đem ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong vòng 7 ngày
  • Mỗi lần sử dụng 1 chén nhỏ khoảng 30ml, ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu:

  • Vỏ thân mật nhân: 12g,
  • Trần bì: 8g
  • Can khương: 4g,
  • Đậu khấu: 6g,
  • Xích phục linh: 12g,
  • Cam thảo: 4g.

Thực hiện:

  • Tất cả những nguyên liệu trên rửa sạch
  • Đem tất cả cho vào nồi đun sôi
  • Sôi bùng đun nhỏ lửa liu riu

Liều dùng:

  • Chắt làm 3 bát uống 1 ngày
  • Mỗi ngày uống một thang.
  • Uống trong 5-7 ngày.

Chữa kiết lỵ, tiêu chảy từ quả 

  • Quả mật nhân hãm hoặc sắc nước uống với lượng vừa phải
  • Nên sử dụng từ 5-7 ngày để giảm triệu chứng tiêu chảy

Giúp tẩy giun, giải độc rượu

  • Sắc rễ mật nhân với một ít nước đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp
  • Nên chia thành 2 lần uống trong ngày, nên uống khi còn ấm

Điều trị những bệnh về xương

Điều trị những bệnh về xương 1

Từ xa xưa dân gian lưu truyền, uống cây mật nhân giúp điều trị những bệnh về xương khớp: Đau lưng, đau nhức xương, tê mỏi tay chân, đau thắt lưng, thấp khớp.

Cây mật nhân có những thành phần giúp giảm đau do viêm khớp, sưng khớp tê nhức các khớp gây ra.

Theo Đông y, thành phần có trong cây mật nhân giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gút, giảm những triệu chứng đau đớn của bệnh gút mang lại. Nó có tác dụng giảm nồng độ axit uric tốt hơn, có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể bằng cách giảm tổng hợp axit uric, cân bằng các phản ứng chuyển hóa purin, từ đó làm giảm axit uric. Acid uric được sản sinh từ sự phân hủy chất purin hấp thu qua các thực phẩm, đồ uống hàng ngày.

Xem thêm: Bài thuốc chữa bệnh gút từ cây mật nhân

Cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường

  • Làm chậm quá trình máu hấp thụ glucose trong ruột, từ đó ổn định đường huyết.
  • Dùng mật nhân tốt cho tình trạng kháng insulin, giúp tăng độ nhạy insulin.
  • Tế bào beta trong tuyến tụy được “bồi dưỡng” để sản xuất được nhiều insulin hơn, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường do thiếu hụt insulin.
  • Giúp giảm quá trình hấp thụ đường glucose từ thức ăn trong ruột vào máu

Xem thêm: Bài thuốc chữa tiểu đường từ mật nhân

Chữa mất ngủ, stress

Theo quan niệm của Đông y, cây mật nhân có tính mát, vị đắng, quy vào kinh thân và can vậy nên cây mật nhân giúp bồi bổ khí huyết, giảm stress, mệt mỏi

Trong cây mật nhân có chứa thành phần Anxiolytic có tác dụng tăng cường hoạt động trí óc, giảm căng thẳng, lo lắng, giúp đầu óc minh mẫn, tỉnh táo

Chữa rối loạn kinh nguyệt

  • Sử dụng 15g rễ mật nhân sắc với lượng nước vừa đủ
  • Sắc đến khi còn một nửa thì tắt bếp, chia nhỏ uống theo ngày
  • Mỗi ngày sử dụng một thang, kiên trì dùng trong 5-7 ngày.

Điều trị bệnh sốt rét

Nghiên cứu sinh học về mật nhân bắt đầu vào những năm 1980. Những nghiên cứu này cho thấy các ancaloit và biopeptide có trong rễ cây mật nhân có thể tiêu diệt vi khuẩn sốt rét một cách hiệu quả.

Theo kinh nghiệm dân gian và ở một số nước như Indonesia dùng lá hoặc vỏ thân cây mật nhân được coi là vị thuốc cổ truyền tốt nhất để chữa sốt rét rất tốt. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng dùng cây mật nhân có hiệu lực tương đương với viên nén cloroquin trong điều trị bệnh sốt rét.

Năm 1995, có thông tin cho rằng chất Quissinoid chiết xuất từ ​​rễ mật nhân có đặc tính hạ sốt và hạ sốt. Thí nghiệm này cho thấy Quissinoid có hiệu quả hạ sốt gấp đôi so với aspirin.

Video nói về công dụng của cây mật nhân trong y học cổ truyền:


Những lưu ý khi dùng cây mật nhân

Cây mật nhân là loại thảo dược khá an toàn và dễ sử dụng. Công dụng của cây mật nhân không thể chối cãi với những tác dụng hỗ trợ điều trị và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên việc sử dụng loại dược liệu này một cách tuỳ tiện lại gây ra nhiều ảnh  hưởng tiêu cực cho sức khoẻ. Dưới đây là một số lưu ý cần biết trước sử dụng cây mật nhân:

Thể trạng yếu nên cẩn trọng khi dùng

Công dụng của cây mật nhân giúp hồi phục sức khỏe, chữa chứng chán ăn, những những người có thể trạng quá yếu sử dụng mật nhân sẽ gây nên sự suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, Những đối tượng này nên chú ý khi dùng cây mật nhân và nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Đang dùng thuốc insulin cẩn trọng khi dùng

Thành phần của mật nhân có thể tương tác làm giảm tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.

Những trường hợp đang sử dụng thuốc insulin, nên chú ý khi dùng cây mật nhân bởi uống mật nhân có thể gây hạ đường huyết trong máu với những biểu hiện hạ huyết áp sau khi uống mật nhân: run rẩy chân tay, chóng mặt…

Có bệnh mãn tĩnh không nên dùng

Những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh mạch vành, huyết khối não, sau khi dùng sẽ dễ gây tăng huyết áp, từ đó làm bệnh nặng thêm, vì vậy không nên dùng mật nhân. Đồng thời, bệnh nhân tiểu đường, viêm tuyến tiền liệt nam, tiền sử bệnh gan, mật, dạ dày không nên dùng mật nhân.

Không dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ em tuyệt đối không được sử dụng cây mật nhân.

Lời khuyên:

Dùng cây mật nhân có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn như: Mất ngủ kéo dài, bồn chồn, lo lắng không yên. Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh không nên tùy tiện mua mật nhân tươi hoặc mật nhân khô về sắc nước uống. Để sử dụng cây mật nhân chữa bệnh cần phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc, không phải ai cũng có thể sử dụng mật nhân.

Xem chi tiết: Chọn và mua rễ mật nhân như thế nào?

Trước khi sử dụng bất kì một loại dược liệu gì, dù rất tốt cho sức khỏe các bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc và chọn lựa cách sử dụng cho hợp lý với bệnh của mình.

Dùng cây mật nhân chữa bệnh, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ luyện tập thể dục thể thao để tăng sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại bệnh. Giúp cơ thể hấp thụ tốt dược chất từ các vị thuốc.

Ngoài ra các bạn có thể nghe tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu khác qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *