Tuần thứ 40 của thai kỳ

Em bé của bạn trong tuần thứ 40 của thai kì

Em bé của bạn trong tuần thứ 40 của thai kì 1

  • Tinh bột tiếp tục được dự trữ trong gan của em bé. Sau khi sinh, cơ thể em bé sẽ chuyển đổi tinh bột thành glucose trong khi chờ đợi dòng sữa của bạn.
  • Có ít nhất 15% trọng lượng cơ thể em bé bây giờ là các chất béo, giúp em bé điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi sinh ra.
  • Tất cả các hệ thống đã hoạt động. Các cơ quan chính của em bé đã sẵn sàng cho giờ vàng và em bé sẽ báo cho bạn biết ngay khi sẵn sàng gặp bạn.
  • Vì lớp sáp bảo vệ da của em bé hầu như đã trôi hết nên da em bé có thể bị khô một số chỗ.

Đây là thời điểm em bé và bạn đang chờ đợi. Ở tuần thứ 40, bạn chính thức kết thúc thời kì mang thai. Em bé của bạn có thể nặng từ 2,7-4,0 kg, dài 48-53 cm (mặc dù vậy, nhiều em bé sinh ra nhỏ hơn hoặc lớn hơn vẫn hoàn toàn khỏe mạnh). Bạn (chính xác hơn là nhau thai) vẫn đang cung cấp các kháng thể cần cho em bé chống lại nhiễm trùng trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời. Nếu em bé được bú sữa mẹ sau khi chào đời, đặc biệt là sữa non – một loại sữa tiền thân của sữa mẹ, màu vàng nhạt, cực kì giàu kháng thể – thì em bé sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn.

Thị lực của em bé lúc sinh

Khi em bé vừa chào đời, bạn sẽ thấy em bé còn dính một chút máu, lớp sáp vernix, lông tơ và nước ối sót lại. Từ góc nhìn của em bé, bạn trông hơi mờ (em bé mới sinh chỉ có thể tập trung trong khoảng 2,5 cm). Hãy nói lời chào với người mới vì em bé của bạn rất có thể sẽ nhận ra giọng nói của bạn và chồng bạn.

Em bé thích được bọc tã

Bạn sẽ nhận thấy em bé vẫn cuộn lại trong tư thế thai nhi (mặc dù chân tay có thể cựa quậy một chút). Đó là bởi vì sau chín tháng ở nơi chật chội như vậy, sẽ phải mất một thời gian trước khi em bé nhận ra có nhiều không gian để thoải mái hơn. Tư thế trong bào thai quen thuộc cũng giúp xoa dịu em bé, và đó là lí do tại sao trẻ sơ sinh thích được bọc trong tã – nó gợi cho em bé về tử cung của mẹ.

Cơ thể bạn tuần thứ 40

Tuần 40 mà bạn vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ nào? Đừng lo lắng vì ngày dự sinh chỉ là dự đoán của bác sĩ, mà đã là dự đoán thì đôi khi không chính xác cũng là điều bình thường. Khoảng một nửa số ca mang thai kéo dài đến hơn 40 tuần .

Khi (và nếu) vỡ ối

Vỡ ối có thể xảy ra trước khi bắt đầu chuyển dạ. Rất có thể bạn đang bị mất một hoặc hai đêm không ngủ để nghĩ xem liệu nó sẽ xảy ra khi nào và ở đâu – bởi vì bạn đã nghe (hoặc nhìn thấy trên truyền hình) một hoặc hai câu chuyện kinh dị về những bất tiện về thời gian và địa điểm (chẳng hạn vỡ ối ở giữa một vỉa hè đông đúc vào giờ ăn trưa hoặc tại một trung tâm mua sắm vào một buổi sáng chủ nhật). Nhưng thực tế của bạn có lẽ sẽ là khác một chút. Thứ nhất, có ít hơn 15 % phụ nữ bị vỡ màng ối trước khi bắt đầu chuyển dạ. Thứ hai, nếu bạn vỡ ối ở nơi công cộng, rất ít có khả năng túi ối vỡ ào ạt và  xối xả mà nhiều khả năng chỉ rò rỉ chậm , nhỏ giọt. Một điều bạn có thể khá chắc chắn đó là nếu bạn bị vỡ ối trước khi các cơn co thắt bắt đầu thì chuyển dạ thực sự có thể sẽ bắt trong vòng 24 giờ. Hoặc là chuyển dạ tự nhiên, hoặc bác sĩ của bạn kích thích chuyển dạ cho bạn trong vòng 24 giờ.

Làm thế nào bạn có thể biết được túi ối của bạn đã bị vỡ? Nước ối thường là không màu và không mùi. Nếu bạn nhận thấy chất lỏng màu vàng và có mùi khai thì có lẽ bạn chỉ đang bị rò rỉ nước tiểu. Một cách khác: bạn có thể thử ngăn chặn dòng chảy của chất lỏng bằng cách siết chặt cơ xương chậu của bạn (bài tập Kegel). Nếu ngừng chảy, đó là nước tiểu. Nếu không, đó là nước ối. Nếu dịch ối chảy ra có màu xanh lá cây hoặc màu nâu, hãy gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức. Điều đó có thể có nghĩa là em bé của bạn đã tạo ra phân su trong tử cung của bạn.

Băn khoăn về kích cỡ xương chậu?

Nhiều phụ nữ chia sẻ một nỗi sợ hãi vô căn cứ của việc không thể thực sự sinh em bé của họ. Có vẻ không hợp lý khi một cái gì đó quá lớn (một quả dưa hấu nặng hơn 3 kg) có thể chui qua một không gian nhỏ như vậy, nhưng đó chính xác là những gì sẽ xảy ra. Cho dù bạn có kích cỡ xương chậu lớn, nhỏ hay vừa thì cũng không vấn đề gì. Mẹ Thiên nhiên biết mình đang làm gì và đa số trẻ sơ sinh khá phù hợp với kích thước của các bà mẹ (nếu bạn có khung xương nhỏ, khả năng là bạn không mang một em bé sumo trong đó – trừ khi bạn đã ăn như một đô vật sumo trong khi mang thai). Và âm đạo của bạn cũng biết phải làm gì, nó kéo giãn đáng kể trong khi sinh và kỳ diệu thay, sau đó nó tự co lại. Thậm chí em bé của bạn cũng biết phải làm gì – bằng cách  lựa cho phù hợp để đi con đường chật hẹp đó. Vì vậy, đừng lo lắng nhé!

CHỈ DẪN KHÁC

  • Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về khi nào, tại sao cần và làm thế nào để kích thích chuyển dạ. Trừ khi em bé của bạn có thể gặp nguy hiểm nếu không được sinh ngay, còn lại thì không cần kích thích chuyển dạ khi thai ra muộn chưa quá 2 tuần.
  • Bạn muốn tự mình sinh con? Đi bộ, quan hệ tình dục, châm cứu và bấm huyệt có thể giúp bạn chuyển dạ một cách dễ dàng hơn.
  • Giấc ngủ có thể khó khăn hơn hơn bao giờ hết. Cố gắng ngủ đủ để có năng lượng cho trận chiến sắp tới nhé. Đó không chỉ là việc vật lộn với cơn đau đẻ mà còn là những lần thức dậy ban đêm để cho em bé bú sữa.
  • Cân nặng có xu hướng tăng chậm lại trong tháng thứ chín – bây giờ thậm chí bạn có thể bị sút cân nhẹ.

Triệu chứng thường gặp

Cơn gò Braxton Hicks

Băn khoăn những cơn co bạn đang cảm thấy trong tuần này là cơn gò giả hay chuyển dạ thật? Nếu chúng không tăng tần suất hoặc mức độ hoặc nếu giảm đi khi bạn đi bộ xung quanh hoặc thay đổi vị trí, đó có lẽ chỉ là những cơn co thực hành.

Hoạt động của thai nhi chậm lại

Mặc dù cử động của em bé đã bị chậm lại,  em bé vẫn di chuyển xung quanh trong tử cung. Cử động như thế nào là bình thường? Bạn sẽ có thể đếm các cử động của em bé trong một giờ, nếu đạt 10 cử động thì đó là bình thường.

Ợ nóng hay khó tiêu

Ợ nóng của bạn có thể là một điều của quá khứ trong vài ngày nữa. Trong khi đó, giảm bớt triệu chứng bằng cách nhai kẹo cao su sau mỗi bữa ăn (cũng như dùng thuốc kháng acid).

Nong và mờ tử cung

Mặc dù bạn sẽ không cảm thấy cổ tử cung của bạn mở hoặc giãn ra, nó có thể xảy ra trong tuần này. Mức độ giãn nở được đo bằng cm và độ mờ được tính theo tỷ lệ phần trăm; sau một kiểm tra nội bộ, bác sĩ của bạn có thể sẽ cung cấp cho bạn các phép đo. Cổ tử cung sẽ tiếp tục giãn ra (và mờ) thông qua chuyển dạ sớm và tích cực.

Tiêu chảy

Có vẻ như hệ tiêu hóa của bạn đang chuyển từ trạng thái từ trạng thái tiêu cực này sang trạng thái tiêu cực khác, từ táo bón sang đi lỏng. Tuần này, đi tiêu lỏng có thể là một dấu hiệu cho thấy chuyển dạ sắp xảy ra.

Đau vùng xương chậu

Nếu em bé đã tụt xuống trong tuần này, cảm giác khó chịu ở vùng xương chậu của bạn có thể do cái đầu nhỏ một người nào đó va chạm vào hông và bàng quang. Khi bạn có thời gian, hãy thử một liệu trình mát xa, nó sẽ làm dịu bớt những khó chịu cho bạn.

Chuột rút chân

Không có ai thực sự biết điều gì gây ra những cơn co rút đau đớn ở chân của bạn Một trong những lý do có thể là trọng lượng thai (đặc biệt là trong tuần này!) gây ra đau đớn ở chân. Khi bắt đầu bị chuột rút, nhẹ nhàng gập cổ chân và các ngón chân về phía ống chân có thể giúp.

Mất ngủ

Không nên lạm dụng các loại thảo dược để có thể ngủ được. Thay vào đó, hãy nhờ chồng bạn mát xa để thư giãn và dễ ngủ hơn.

Bản năng làm mẹ

Những thay đổi trong mức độ năng lượng thường gặp trong tuần này. Có lẽ bạn đã bị ảnh hưởng bởi bản năng làm mẹ hoặc có thể bạn chỉ có một sự thôi thúc ngồi thừ ra trước ti vi. Đừng lo lắng – cả hai đều là hoàn toàn bình thường, khi được xen kẽ giữa hai trạng thái.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *