Tuần thứ 30 của thai kỳ

Em bé của bạn trong tuần thứ 30 của thai kì

Em bé của bạn trong tuần thứ 30 của thai kì 1

  • Lúc này tay của em bé đã hoàn chỉnh, các móng tay đang mọc. Trong hình ảnh siêu âm, bạn có thể bắt gặp chân em bé cử động nhẹ.
  • Bề mặt não bộ bắt đầu có nếp nhăn để có thể chứa được nhiều tế bào não hơn.
  • Đầu và cơ thể của bé cuối cùng đã phát triển đến tỉ lệ hợp lý (đầu của em bé không còn lớn hơn thân nữa).
  • Chỗ ở của em bé đang lớn dần trở nên chật hơn. Nếu bạn đang cảm thấy em bé ít cử động hơn trong tuần này thì có lẽ chỉ vì em bé không có đủ không gian để thực hiện các cú đá nữa.
  • Kích thước của bụng của bạn tăng là một đầu mối xác định rằng em bé của bạn đang trở nên lớn hơn mỗi ngày – giờ đây em bé nặng khoảng 1,4kg (em bé sẽ tăng thêm khoảng 230 gam mỗi tuần trong bảy tuần tiếp theo).

Não của em bé đang trở nên lớn hơn

Não của em bé cũng phát triển với một tốc độ nhanh chóng trong những ngày này. Từ thời điểm này, bề mặt não của thai nhi sẽ có những rãnh và chỗ lồi lõm đặc trưng (gọi là nếp nhăn). Những nếp nhăn này cho phép tăng số lượng mô não – một sự thay đổi cần thiết để bé chuẩn bị để phát triển trí thông minh cho cuộc sống bên ngoài tử cung của bạn. Bạn cũng đừng quên bổ sung DHA, EPA qua thuốc bổ tổng hợp để phát triển tối ưu não bộ của em bé trong giai đoạn này.

Lông tơ biến mất

Bây giờ não và tế bào mỡ mới của em bé đang điều tiết nhiệt độ cơ thể của mình, các lông tơ bao phủ cơ thể của bé – đang bắt đầu biến mất (không cần chiếc áo khoác lông nữa). Nhưng bạn có thể thấy một vài sợi lông còn sót lại trên lưng và vai của em bé khi mới sinh ra.

Tủy xương đang sản xuất hồng cầu

Một thay đổi lớn ở tuần thứ 30: tủy xương của bé đã kiểm soát việc sản xuất các tế bào hồng cầu (trước đó, nhóm mô và sau đó là lá lách đảm nhận việc sản xuất hồng cầu). Đây là một bước quan trọng bởi nó có nghĩa là sau khi sinh ra, em bé của bạn có thể tự phát triển.

Cơ thể bạn tuần thứ 30

Bạn đang mang thai 30 tuần – chỉ còn thêm 10 tuần nữa thôi! Nhiều triệu chứng mang thai vốn đã biến mất giờ đây lại quay trở lại, như đi tiểu thường xuyên (vì đầu em bé bây giờ đang đè lên bàng quang của bạn), cùng bộ ngực căng tức (chúng đang chuẩn bị để sản xuất sữa), mệt mỏi và ợ nóng khi mang thai.

Ợ nóng

Những tuần này bạn có thể cảm thấy bỏng rát trong lồng ngực và khó tiêu.  Lý do là: Các hormon thai kì gây giãn các cơ vùng chậu để bạn có thể sinh em bé cũng đồng thời làm giãn các cơ vòng ngăn cách thực quản với dạ dày. Kết quả: thức ăn và dịch tiêu hóa có thể đẩy ngược từ bụng vào ngực và cổ họng của bạn – do đó, gây bỏng rát. Tử cung lớn hơn lúc này  gây áp lực lên dạ dày cũng làm tăng triệu chứng bỏng rát.

Vậy, làm sao để giảm bớt triệu chứng này? Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa (thức ăn cay, béo hoặc các loại thực phẩm chiên, sô cô la), ăn các bữa ăn nhỏ hơn và không nằm xuống trong khi ăn hoặc ngay sau khi ăn. Và, tất nhiên, có thể sử dụng thuốc kháng acid và chống trào ngược (cung cấp thêm cả Canxi) ở mức độ vừa phải. May mắn là ngay sau khi em bé được sinh ra, ợ nóng sẽ không còn nữa.

Ngân hàng lưu trữ cuống rốn

Ngày trọng đại sắp đến, vậy có một câu hỏi lớn: máu cuống rốn là gì và bạn có nên cân nhắc việc lưu trữ hay hiến tặng máu cuống rốn của con bạn? Máu cuống rốn là những gì còn lại trong dây rốn và nhau thai sau sinh. Nó chứa các tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh về máu và các rối loạn của hệ miễn dịch. Các nghiên cứu đầy hứa hẹn đang được tiến hành để xác định liệu những tế bào gốc cũng có thể hữu ích trong việc điều trị các tình trạng  khác.

Một phương pháp an toàn và không đau để lấy máu được thực hiện ngay sau khi em bé được sinh ra (mất khoảng năm phút). Bạn có thể hiến tặng (miễn phí) để các tế bào có thể được sử dụng bởi những người khác có nhu cầu hoặc lưu trữ tư nhân (cần trả một khoản phí trả trước và chi phí lưu trữ hàng năm) để sử dụng cho gia đình của bạn. Nếu bạn chọn lưu trữ máu cuống rốn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn ngay để làm các công việc chuẩn bị cần thiết.

Chỉ dẫn khác

  • Khó thở? Em bé đang lớn lên và chèn ép vào cơ hoành của bạn. Hãy thử ngủ ở một vị trí nửa ngồi, với những chiếc gối chống đỡ sau lưng.
  • Tránh xa các đôi giày cao gót! Thay đổi trọng lực và nới lỏng các khớp xương của bạn khiến cho bạn lóng ngóng hơn bình thường. Đè phòng té ngã bằng cách đi giày đế bằng và chú ý bước chân của bạn.
  • Bụng của bạn có thể bị ngứa vì da của bạn căng ra. Gãi có thể làm cho nó tồi tệ hơn! Hãy mát xa dưỡng ẩm trên bụng của bạn trước khi đi ngủ.
  • Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về rạch âm đạo khi sinh. Những gì bạn muốn nghe: ‘Tôi chỉ thực hiện chúng nếu cần thiết. “

Triệu chứng thường gặp

Em bé chuyển động nhiều hơn

Bạn có thể mong đợi để thấy con mình chuyển  động mỗi ngày – đôi khi với một cú đấm hoặc đá, lần khác thì lắc hoặc vươn ra. Bạn cũng có thể đoán được em bé sẽ vận động nhiều hơn sau khi bạn ăn và khi bạn đang nằm xuống.

Đầy hơi và trung tiện

Khi tử cung của bạn lớn lên, nó đặt áp lực lên trực tràng, có thể làm suy yếu sự kiểm soát cơ bắp và dẫn đến không kiểm soát được đường đi của khí. Hãy uống nhiều nước để tránh táo bón (táo bón làm trầm trọng thêm tình trạng này).

Táo bón

Triệu chứng táo bón vốn đã giảm trong tam cá nguyệt trước nhưng bây giờ bạn vẫn có thể phải đối mặt với sự trở lại của táo bón (do tử cung ngày càng lớn của bạn gây áp lực lên ruột). Hãy làm bạn với các chất lỏng và chất xơ cũng như các chế phẩm sinh học (bạn có thể tìm thấy chúng trong sữa chua).

Vết rạn da

Khi làn da của bạn căng ra để chứa bụng và cơ thể đang phát triển của bạn, bạn đều có thể bắt đầu nhìn thấy những vệt màu hồng hoặc màu đỏ được gọi là vết rạn da. Không có phép lạ chữa bệnh cho vết rạn da, do đó, không nên tốn kém cho các loại kem đắt tiền hứa hẹn làm chúng biến mất. Bạn chỉ có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để làm giảm khô ngứa ở vết rạn da mà thôi.

Phù chân

Khoảng 75 % phụ nữ mang thai bị sưng phù mắt cá chân và bàn chân. Bên cạnh việc mang giày thoải mái, bạn có thể làm giảm phù  chân bằng cách nghỉ ngơi và gác chân lên cao.

Mệt mỏi

Em bé đang lớn của bạn đặt nhiều yêu cầu hơn với cơ thể và chứng mất ngủ có thể khiến cho bạn lơ mơ cả ngày. Bây giờ là lúc để yêu cầu giúp đỡ (một kỹ năng mà sẽ có ích sau khi sinh con), đặc biệt là khi bạn phải làm một việc gì đó vất vả.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *