Tuần thứ 28 của thai kỳ

Em bé của bạn trong tuần thứ 28 của thai kì

Em bé của bạn trong tuần thứ 28 của thai kì 1

  • Em bé của bạn bắt đầu trải qua trạng thái ngủ REM (cử động mắt nhanh), trông giống hệt em bé đang nằm mơ.
  • Đôi mắt mới mở của em bé nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng mặt trời trực tiếp trên bụng có thể xuyên vào tử cung và em bé của bạn có thể nhìn thấy một ánh sáng mờ nhạt.
  • Trước đó, đôi mắt của bé vẫn được đóng chặt. Bây giờ, em bé có thể mở và nhắm mắt lại, hoàn chỉnh với hàng lông mi mới chớp chớp.
  • Ở độ tuổi này thai nhi thường có động tác lè lưỡi. Không ai biết chính xác lý do tại sao, nhưng có thể là em bé đang nếm nước ối của bạn.
  • Em bé của bạn được sắp xếp ở vị trí thích hợp cho việc sinh nở, với cái đầu chúc xuống dưới. Em bé có cân nặng khoảng 1,13 kg và dài 40,5 cm (đo từ đầu đến chân). Em bé bận rộn trong những ngày nhấp nháy mắt (ở thế giới thực bên ngoài, chớp mắt là cần thiết để giúp đẩy các dị vật ra khỏi mắt).Kỹ năng đó chỉ là một trong số những tiết mục ấn tượng của em bé như ho, mút, nấc cụt và có lẽ quan trọng nhất là thở tốt hơn.

Bé có thể đang mơ

Bạn đang mơ về em bé khi mang thai 28 tuần? Em bé của bạn có thể cũng mơ về bạn. Hoạt động sóng não được đo trong một bào thai đang phát triển cho thấy chu kỳ giấc ngủ khác nhau, bao gồm các giai đoạn chuyển động mắt nhanh chóng – giai đoạn giấc mơ đang diễn ra.

Cơ thể bạn tuần thứ 28

Đau thần kinh tọa

Bạn đã đi được 2/3 quãng đường của thai kì, khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ 3. Và có điều gì khác biệt trong 3 tháng này? Có thể đã qua những ngày mang thai thoải mái. Những ngày này, em bé của bạn đá dữ dội hơn về đêm và những lo lắng trong ngày, cùng với bàn chân sưng lên, bạn sẽ bị mệt mỏi thêm lần nữa và đau lưng. Và mặc dù em bé chưa bắt đầu khóc nhưng có lẽ em bé đang bực mình – theo nghĩa đen.

Khi em bé được đưa vào vị trí thuận tiện cho việc sinh nở, đầu của em bé đè lên các dây thần kinh hông ở dưới cột sống của bạn. Và nếu điều đó xảy ra, bạn  có thể cảm thấy đau nhức, ngứa ran hoặc tê bắt đầu ở mông và lan xuống mặt sau của chân bạn còn gọi là đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa ở thời gian này mặc dù có thể qua đi nếu em bé của bạn thay đổi vị trí, nhưng nó cũng có thể kéo dài cho đến tận lúc bạn sinh.

Một miếng đệm nóng, bồn tắm ấm, thư giãn hay nghỉ ngơi tại giường có thể giảm bớt khó chịu. Có thể có một số liệu pháp bổ sung và thay thế.

Thử: Chọn một lớp tiền sản

Ngày sinh của bạn vẫn còn vài tháng nữa, nhưng lúc này bạn nên bắt đầu tham gia các khóa học. Bạn sẽ tốt nghiệp một lớp học với đầy đủ các kĩ năng và kiến thức cần thiết để vượt qua kì sinh nở. Bạn có thể chọn một lớp học ở bệnh viện hoặc với một người hướng dẫn tại cơ sở, nhưng đăng kí sớm để bạn có thể hoàn thành khóa học vài tuần trước khi sinh.

Hãy hỏi xem khóa học của bạn có bao gồm các bài học về chăm sóc trẻ sơ sinh, hô hấp nhân tạo và cho con bú. Nếu có nhu cầu đặc biệt, có các lớp học dành cho những người cần nâng cao kĩ năng, lớp học dành cho những bà mẹ cố gắng sinh thường sau một lần sinh mổ và các lớp thiết kế cho nhiều đối tượng phụ nữ mang thai. Thậm chí có những lớp học chuyên sâu dạy trong một ngày cuối tuần tại các khu nghỉ dưỡng, có thể đồng thời là nơi nghỉ dưỡng của các cặp vợ chồng. Bất cứ lớp học mà bạn chọn, hãy chắc chắn rằng người hướng dẫn bạn được xác nhận bởi một tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản quốc gia.

Chỉ dẫn khác

  • Nếu bạn có một bé trai, hãy thảo luận với chồng của bạn về việc cắt bao quy đầu cho em bé. Bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi nữa.
  • Bạn đã biết yếu tố Rh của mình chưa? Nếu chưa thì đây là lúc bạn cần tìm hiểu. Nếu bạn có Rh(-) và em bé của bạn có Rh(+) thì bạn cần tiêm anti-D trong tuần này.
  • Hai bên ngực cảm giác khác nhau? Nổi u cục đau thường gặp trong 3 tháng cuối, nhưng không nên lờ chúng đi. Hãy yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe kiểm tra ngực cho bạn.
  • Em bé hấp thu phần lớn chất sắt trong tam cá nguyệt thứ 3, vì vậy hãy ăn thêm các thực phẩm giàu sắt: thịt gà, đậu, rau bina, đậu, thịt bò và các loại ngũ cốc.

Triệu chứng thường gặp

Đầy hơi và trung tiện

Tử cung ngày càng lớn của bạn có thể tăng áp lực lên trực tràng, khiến bạn không kiểm soát các cơ bắp ở hậu môn. Thêm vào đó là hệ thống tiêu hóa chậm chạp (do hormon thai kỳ làm giãn các cơ ruột) và khiến bạn bị đầy hơi. Cố gắng ăn sáu bữa nhỏ một ngày (thay vì ba bữa lớn) để không làm hệ tiêu hóa quá tải.

Ngất xỉu hoặc hoa mắt chóng mặt

Những cơn váng đầu trong tam cá nguyệt đầu tiên lại xuất hiện trở lại khi cái bụng ngày càng to ra gây áp lực lên các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến não và gây chóng mặt. Giữ cho máu lưu thông và bơm lên não của bạn bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày.

Nghẹt mũi

Nồng độ estrogen và progesterone cao làm tăng lưu lượng máu đến các màng nhầy trong mũi của bạn, khiến chúng bị sưng tấy. Nếu nghẹt mũi làm cho bạn thở vào ban đêm – hoặc làm bạn ngáy – hãy thử dùng miếng dán mũi trước khi đi ngủ để mũi thông hơn.

Đau khớp mu (SPD)

Triệu chứng thai kỳ lạ này xuất hiện khi hormone relaxin làm cho các dây chằng ở khớp xương chậu của bạn giãn và lỏng lẻo quá mức, khiến khớp xương chậu trở nên không ổn định. Nếu điều này làm bạn đau, hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc mang một chiếc đai hỗ trợ khung xương chậu (có bán trực tuyến), giúp ổn định các dây chằng và giữ cho các khớp xương chậu ở đúng vị trí.

Chảy máu lợi

Viêm và kích ứng lợi thường gặp trong thời kỳ mang thai vì các hormone thai kì có thể gây sưng lợi và khiến răng miệng của bạn dễ bị vi khuẩn và mảng bám. Khi đánh răng, hãy nhớ chải cả lưỡi của bạn để giảm thiểu số lượng vi khuẩn trong miệng.

 Nám da

Hormone thai kỳ có thể gây tăng sắc tố da, đặc biệt nếu bạn có làn da sẫm màu. Điều này có thể dẫn đến tàn nhang hoặc nốt ruồi,  đường sọc nâu ở bụng (linea nigra) hoặc các mảng da tối màu trên khuôn mặt của bạn (gọi là chloasma). Đừng lo lắng, chúng sẽ mờ đi sau một vài tháng sau khi sinh – chỉ cần cố gắng tránh lúc ánh nắng mặt trời gay gắt có thể làm tăng sắc tố da.

 


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *