Tuần thứ 16 của thai kỳ

Em bé của bạn trong tuần thứ 16 của thai kì

 1

  • Nhà của em bé, tức tử cung của bạn đang chứa 0,2 kg nước tiểu lúc này
  • Chiều dài đầu mông của em bé khoảng 4,5 inch, bằng khoảng kích thước một trái bơ.
  • Thói quen mút ngón tay của rất nhiều trẻ sơ sinh bây giờ đã bắt đầu ở một số thai nhi. Ở tuần thứ 16, em bé đã có thể làm động tác ngậm ngón tay.
  • Hệ tuần hoàn của em bé bây giờ đã hoạt động. Thực tế, tim em bé có thể bơm 25 lít máu mỗi ngày.
  • Tai và mắt em bé cuối cùng đã về đúng vị trí. Thai nhi của bạn càng ngày càng giống một em bé hơn.

Mắt em bé bắt đầu hoạt động

Em bé của bạn đang nặng khoảng 85-140 gam và dài 4-5 inch. Xương sống và cơ lưng đang cứng cáp lên, vì vậy em bé có thể vươn thẳng đầu và cổ hơn nữa. Và nhờ có cơ mặt đang phát triển, em bé đã có khả năng làm một vài biểu cảm như nhăn mặt và liếc mắt ngay ở giai đoạn sớm này. Mắt của em bé cũng bắt đầu làm việc, chuyển động bên này qua bên khác và cảm nhận ánh sáng (mặc dù mí mắt vẫn khép chặt).

Da của em bé trong suốt

Không có lớp mỡ khiến da của em bé mỏng và trong suốt đến mức nếu bạn liếc nhìn vào trong tử cung của mình, bạn sẽ có thể thấy cả mạch máu của em bé dưới lớp da mỏng manh.

Em bé có thể nghe giọng nói của bạn

Các xương nhỏ trong tai của thai nhi đã ở đúng vị trí, giúp em bé có khả năng nghe thấy giọng nói của bạn ở tuần thứ 16 mang thai. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra các em bé được nghe một bài hát khi còn trong bụng mẹ có thể nhận ra giai điệu tương tự sau khi sinh ra.

Cơ thể bạn ở tuần thứ 16

Tăng cân

Tuần thai thứ 16 là thời điểm bụng bạn phình ra và đó là do em bé chứ không phải do bạn béo.  Trong khi thật khó để xem cân nặng thật sự của bạn trong thời gian mang thai. Dù hình dáng cơ thể thay đổi nhưng hãy nghĩ mỗi cân tăng được là dấu hiệu tốt cho sức khỏe của bạn và em bé. Miễn là bạn ăn uống đúng cách trong thai kỳ (hạn chế đồ ăn không tốt và ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng) và tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ ổn trong thời gian này. Hãy nhớ rằng, tốc độ tăng (hoặc giảm) cân của mỗi phụ nữ là khác nhau. Một cách để thể hiện tình yêu với vóc dáng mới và cảm thấy tốt hơn về bản thân trong tuần này là hãy chạy đi mua một bộ đồ (hoặc phụ kiện) thích hợp với kích thước mới của bạn (và đừng quên mua đồ lót phù hợp!).

Ngạt mũi

Tử cung của bạn không phải là thứ duy nhất bắt đầu to lên. Các màng nhầy của mũi của bạn có thể tiết dịch quá mức do các hormon thai kỳ tuần hoàn trong cơ thể của bạn. Hormon cũng làm tăng lưu lượng máu dẫn đến mũi của bạn có thể bị ngạt hoặc thậm chí có thể chảy máu cam. Thật không may, sự ngột ngạt chỉ có thể trở nên tồi tệ khi mang thai của bạn tiến triển, nhưng bác sĩ của bạn có thể sẽ không kê bất kỳ loại thuốc hoặc thuốc xịt mũi thuốc kháng histamin nào để cải thiện tình trạng (nhưng hãy hỏi bác sĩ gợi ý vài thứ khác để thay thế). Dùng thuốc xịt nước muối hoặc miếng dán mũi sẽ an toàn hơn, đặc biệt là nếu ngạt mũi làm bạn không thoải mái. Một máy tạo độ ẩm trong phòng của bạn và một chút sáp dưỡng ẩm thấm dưới mũi của bạn cũng có thể giúp khắc phục tình trạng khô kết hợp với ngạt mũi.

Xác định giới tính em bé của bạn

Quan niệm rằng nếu tim thai ít hơn 140 nhịp mỗi phút có nghĩa là bạn đang có một bé trai, còn lớn hơn 140 nhịp mỗi phút là bạn đang có một bé gái) là sai. Có rất nhiều câu chuyện cũ về cách để tìm ra giới tính của em bé của bạn và có nhiều bà nội trợ truyền miệng về nó. Đó là những câu chuyện vui và độ chính xác là 50/50. Nếu bạn muốn biết chính xác hơn thì hãy đi siêu âm.

Chỉ dẫn khác

Tử cung đang ngày một lớn của bạn có thể tăng sức ép lên các mạch máu, gây giãn tĩnh mạch. Để phòng tránh, không nên đứng ở một vị trí lâu và nâng cao chân lên khi bạn ngồi.

Thử nghiệm di truyền sàng lọc huyết thanh mẹ (test 3 trong một) được làm giữa tuần 15-20, và kết quả thu được từ tuần 16-18 có xu hướng đúng nhất.

Nghẹt hoặc chảy máu mũi rất phổ biến trong thai kỳ do lưu lượng máu chảy vào màng nhầy cao hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm để mũi khỏi khô.

Triệu chứng phổ biến

Ngực tiếp tục lớn hơn

Cảm thấy bị choáng ngợp bởi bộ ngực phát triển không ngừng của bạn? Đừng lo, sau khi sinh và cai sữa (nếu bạn chọn cách cho con bú) ngực của bạn sẽ quay trở lại về kích thước kích thước trước khi mang thai.

Táo bón

Bên cạnh những hormon thai kỳ gây ra sự chậm chạp ở đường tiêu hóa của bạn, tử cung mở rộng của bạn lúc này gây áp lực lên ruột của bạn, làm táo bón trầm trọng hơn. Uống nhiều nước để đi tiêu dễ dàng hơn.

Tăng tiết dịch âm đạo

Mặc dù dịch âm đạo là thực sự có lợi cho cơ thể (nó bảo vệ đường sinh sản khỏi bị nhiễm trùng), nó có thể khiến bạn không thoải mái. Tuy nhiên đừng nên thử thụt rửa, vì chúng có thể gây kích ứng đường sinh dục và dẫn đến nhiễm trùng.

Suy tĩnh mạch

Cách để làm giảm các mạch máu phồng lên ở chân: tăng cân một cách lành mạnh và dần dần (trong phạm vi được khuyến cáo) vì thừa cân có thể gây áp lực lên hệ tuần hoàn của bạn.

Ngạt mũi

Hormon thai kỳ khiến các màng nhầy trong cơ thể phình ra, bao gồm cả màng nhầy trong mũi của bạn. Nếu điều này dẫn đến ngạt mũi, kích ứng và thậm chí chảy máu cam, thuốc xịt mũi nước muối và miếng dán mũi có thể giúp bạn cải thiện tình trạng.

Đau lưng

Khi bụng của bạn lớn hơn, lưng dưới của bạn cong hơn bình thường để thích ứng với trọng tải, dẫn đến các cơ bắp căng ra. Hãy cố gắng làm dịu các đau cơ bắp bằng cách mát xa trước khi sinh hoặc tắm bằng nước ấm.

Chảy máu lợi

Bạn có nhận thấy rằng lợi của bạn bị chảy máu sau khi đánh răng? Đó là bởi vì các hormone thai kỳ gây viêm nướu, làm cho chúng dễ bị nhiễm vi khuẩn, kích ứng và chảy máu. Điều này là bình thường, quan trọng là hãy làm sạch răng miệng bằng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên. Bạn cũng nên gặp nha sĩ ít nhất một lần trong thai kỳ để tránh các bệnh về lợi, mà có thể gây ra các biến chứng khi mang thai nếu không điều trị.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *