Vệ sinh mũi họng mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ tử vong do Covid-19

Mục lục

  • Bản chất vi rút 2019 – nCoV là gì?
  • Cấu tạo của vi rút
  • Về biến thể Delta nCoV19
  • Chống dịch như chống giặc
  • 1. Để hạn chế lây nhiễm cộng đồng
  • 2. Để giảm số ca nặng và giảm tỷ lệ tử vong
    • 2.1. Tiêm vaccin Covid-19
    • 2.2. Rửa mũi họng thường xuyên mỗi ngày
    • 2.3. Mỗi tuần xông hơi ít nhất một lần
    • 2.4. Ăn nhiều thực phẩm tạo năng lượng và có tính ôn ấm cơ thể
    • 2.5. Thường xuyên tập thể dục

Bản chất vi rút 2019 – nCoV là gì?

Vi rút 2019 – nCoV (sau đây gọi nCoV19) là một chủng vi rút cúm thuộc chi Beta-coronavirus đang gây ra dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Do thuộc họ cúm nên nCoV có những đặc tính như sau:

  • Virus nCoV19 chủ yếu tấn công tế bào hệ hô hấp và điểm khởi phát đầu tiên luôn ở trên bề mặt niêm mạc khu vực khoang mũi, họng. Khi phát triển với số lượng đủ lớn tại đây chúng sẽ tấn công xuống phổi. Các hạt vi rút nằm trên bề mặt niêm mạc khoang mũi họng có thể sẽ phát tán ra môi trường qua hơi thở, ho, hắt hơi gây ra lây nhiễm cộng đồng.
  • Virus nCoV19 không lây qua da hay hệ tiêu hoá. Da và hệ tiêu hoá không phải là nơi vi rút khởi phát gây bệnh. Do đó tay chân, quần áo, vật dụng hay không khí chỉ là nơi chứa mầm bệnh, không phải nơi nhiễm bệnh.
  • Virus nCoV19 chỉ nguy hiểm đến tính mạng khi nó tấn công phổi, nếu không nó cũng chỉ như cúm thường, thậm chí triệu chứng nhẹ hơn (80% bệnh nhân dương tính có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, tỷ lệ gây tử vong của Covid – 19 tính bình quân trên toàn thế giới cho đến thời điểm này khoảng 2%).

Bản chất vi rút 2019 - nCoV là gì? 1

Không đeo khẩu trang khi iếp xúc gần với người mắc Covid có nguy cơ nhiễm vi rút rất cao

Cấu tạo của vi rút

Virus nCoV19 có lớp vỏ mỏng được cấu tạo bởi một màng phospholipid hình cầu có các gai protein chồi lên. Các gai này chính là “chìa khoá” để virus mở màng tế bào và chui vào. Tuy nhiên, lớp vỏ này dễ bị biến dạng bởi các chất tẩy rửa (xà phòng, chất diện hoạt), nhiệt độ cao, nước muối, tia UV, tinh dầu các loại…

Khi lớp vỏ bị biến dạng vi rút sẽ khó bám dính và khó mở khoá màng tế bào cơ thể hơn. Lớp vỏ mỏng này chính là điểm yếu nhất của virus mà chúng ta có thể tác động vào để làm giảm hoặc mất hoạt lực của chúng.

Cấu tạo của vi rút 1

Khi lớp vỏ bị biến dạng vi rút sẽ khó bám dính và khó mở khoá màng tế bào cơ thể hơn

Về biến thể Delta nCoV19

Hiện đã có bằng chứng rõ rệt rằng biến thể Delta nCoV19 lây qua không khí. Cấu trúc hạt virus thể Delta đã to hơn nhiều thể Anpha, nên nó ổn định hơn và tồn tại lâu hơn ngoài không khí. Rất có thể biến thể Delta này tồn tại lâu dài và có tính ổn định trong không khí như những chủng cúm thông thường. Do vậy việc giữ khoảng cách để chống lây nhiễm có thể không còn ý nghĩa nhiều. Nếu đúng vậy thì chúng ta rất khó truy vết F0 và sẽ không thể kết thúc dịch bệnh mà phải sống chung với nó như cúm mùa vậy.

Ngoài khả năng lây lan mạnh thì biến chủng Delta cũng gắn kết mạnh hơn vào tế bào vật chủ nên thời gian ủ bệnh rút ngắn đáng kể (chỉ từ 3 đến 5 ngày so với 7-10 ngày của thể ban đầu) và có tải lượng vi rút ở vùng mũi họng cao gấp hàng nghìn lần biến thể đầu tiên. Điều này giúp chúng tấn công phổi nhanh hơn nhiều.

Trên thực tế hiện nay tại các khu cách ly tập trung đang trở thành “ổ lây nhiễm” mạnh, làm tăng trị số tuyệt đối số người mắc bệnh, từ đó gây quá tải cho công tác điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Người ở trong khu cách ly tập trung ngoài nguy cơ rất dễ bị lây nhiễm với chủng Delta thì họ cũng thiếu điều kiện tự chăm sóc so với ở nhà nếu chẳng may dương tính, nên bệnh dễ chuyển nặng và là nguyên nhân đẩy tỷ lệ tử vong lên cao như hiện nay. Chúng ta cần sớm nhận định rằng virus nCoV19 không thể bị biến mất và không thể tạo ra miễn dịch cộng đồng.

Do vậy, thay vì việc cố đuổi theo chúng thông qua việc truy vết bằng xét nghiệm diện rộng rồi cách ly giãn cách, nên chăng chúng ta điều chỉnh chiến lược chống dịch theo hướng: Chấp nhận sống chung với Covid-19 và coi nó là một loại bệnh đặc hữu như cúm. Mục tiêu duy nhất đối với dịch Covid-19 là giảm trị số tuyệt đối số người tử vong do bệnh này.

Chống dịch như chống giặc

Khi xác định như vậy chúng ta không còn coi trọng số người dương tính, không chạy theo tầm soát số người mang virus, mà chỉ quan tâm giảm thiểu tối đa số người chết. Như vậy cần cá nhân hoá việc chống dịch, biến mỗi nhà là một “pháo đài” chống dịch, mỗi người dân là một “chiến sĩ chống virus” bằng cách trang bị thật tốt kiến thức về dịch bệnh.

Mỗi người dân phải là một nhà virus học, nhà dịch bệnh học để tự chữa bệnh cho chính mình và không lây nhiễm cho người khác. Nhà nước chỉ cần làm tốt khâu cung cấp vaccin cho toàn dân và tập trung nguồn lực điều trị bệnh nhân nặng để giảm tỷ lệ tử vong.

Cụ thể:

1. Để hạn chế lây nhiễm cộng đồng

Nếu quả thực biến thể Delta có thể tồn tại lâu và lây qua không khí như cúm thì việc giãn cách hay cách ly xã hội sẽ không còn hiệu quả. Thực tế tại TP. Hồ Chí Mình đang chứng minh điều đó. Giãn cách xã hội hay cách ly có thể làm giảm tốc độ lây lan rộng nhưng là làm tăng tuyệt đối số người mắc tại các khu cách ly tập trung và chắc chắn không thể hết được các ca F0. Virus nCoV19 sẽ vẫn tồn tại ngoài môi trường và trong cơ thể người. Chỉ cần hết giãn cách hay cách ly dịch sẽ lại bùng phát (điều này có xác suất rất cao). Trong khi việc giãn cách và cách ly gây thiệt hại khủng khiếp cho nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp bị xoá sổ, cơ nghiệp tích cóp và gây dựng nhiều năm của nhiều người nay bỗng trắng tay, hàng triệu con người trở nên bần cùng hoá, nạn kỳ thị, mặc cảm, trầm cảm đang bào mòn tình cảm và sức khoẻ người dân.

Trước tình hình biến thể Delta đang bùng phát trên toàn thế giới như hiện nay theo tôi chúng ta chỉ cần thực hiện tốt 5K và không tổ chức các lễ hội tụ tập đông người. Không cần giãn cách xã hội và không cách ly tập trung, để cuộc sống người dân trở lại bình thường đồng thời áp dụng thêm các biện pháp khác ngoài can thiệp y tế chuyên sâu để giảm lây nhiễm và giảm số người tử vong.

1. Để hạn chế lây nhiễm cộng đồng 1

Thực hiện tốt 5K và không tổ chức các lễ hội tụ tập đông người

2. Để giảm số ca nặng và giảm tỷ lệ tử vong

2.1. Tiêm vaccin Covid-19

Để tạo miễn dịch là một việc vô cùng quan trọng và then chốt nhằm giảm thiểu số ca tử vong và giảm mức độ lây nhiễm cần tiêm phủ vaccin nhanh nhất cho người dân. Tuy nhiên vaccin hoàn toàn không phải cứu cánh duy nhất và cuối cùng. Cần phải dứt khoá rằng vaccin không làm hết dịch bệnh mà chỉ giảm thiểu nguy cơ tử vong. Vaccin cũng không làm hết nguồn lây vì dù có tiêm 2 hay 3 mũi thì vẫn có thể tái dương tính nCoV19 nhiều lần.

Hiện nay đã chứng minh rõ ràng tải trọng virus trong mũi của người tiêm và không tiêm đối với biến chủng Delta là như nhau. Và rất có thể lại có cuộc rượt đuổi giữa vaccine – biến thể kháng vaccine mới mà loài người sẽ luôn luôn đi sau. Hơn nữa nguồn vaccine chúng ta hiện vẫn phụ thuộc hoàn toàn nên nếu chờ tiêm đủ cho dân thì nguy cơ tử vong lớn là hiện hữu.

Do vậy, trong bối cảnh dịch bệnh đang rất nóng như hiện nay, bên cạnh đẩy nhanh tiêm vaccin covid-19 cho toàn dân thì cần áp dụng thêm biện pháp để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và tử vong.

2.1. Tiêm vaccin Covid-19 1

Tiêm vaccin covid-19 để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và tử vong

2.2. Rửa mũi họng thường xuyên mỗi ngày

Rửa mũi họng thường xuyên mỗi ngày bằng nước muối sinh lý (0,9%) hoặc ưu trương nhẹ (1-1,2%). Pha khoảng 9 đến 10 gam muối tinh (2 thìa cà phê) với 1 lít nước sạch. Khi dùng thì cho vào lò vi sóng quay ấm khoảng 40 độ.

  • Súc họng cần ngửa cổ súc thật kỹ và sâu trong cổ họng rồi nhổ ra, rửa mũi thì dùng nước đó bơm vào mũi bên nọ cho chảy ra bên kia hoặc nhúng mũi hít thật nhẹ để nước muối dâng lên trong khoang mũi và chảy xuống họng rồi xì ra.
  • Ngày rửa 2 lần sáng và tối.
  • Mỗi khi tiếp xúc với người lạ cần rửa ngay mũi họng như trên càng sớm càng tốt.
  • Với người đang dương tính thì cách 1-2 giờ lại thực hiện việc trên để rửa sạch các hạt virus mới vừa được tạo ra nằm trên bề mặt niêm mạc.

Cần phải hiểu đây là một cuộc chiến. Nếu kẻ địch liên tục “bổ sung quân” thì chúng ta cũng phải liên tục tiêu diệt chúng, tranh thủ từng giờ chiến đấu với chúng cho đến khi “sạch bóng quân thù”, không để địch lọt sâu vào phòng tuyến phía sau.

Cơ chế diệt khuẩn của nước muối rất đơn giản. Do chênh lệch áp lực thẩm thấu nên khi virus hay vi khuẩn bị ngâm trong nước muối sẽ bị rút dịch nước từ bên trong ra bên ngoài làm méo mó lớp vỏ (giống như muối ô mai vậy), nhờ đó virus rất khó bám dính và không mở khoá tế bào vật chủ được nữa nên bị rửa trôi xuống ruột hoặc xì ra ngoài. Điều đáng quý là cơ chế này không phân biệt biến thể hay chủng loại virus. Cũng vì cơ chế này nên chúng ta cần “súc rửa” bằng nước muối mới đem lại hiệu quả cao nhất, phun xịt dung dịch nước muối không đem lại hiệu quả.

2.2. Rửa mũi họng thường xuyên mỗi ngày 1

Rửa mũi họng xoá sổ lượng vi rút chẳng may bám vào niêm mạc mũi

Một thực tế rõ ràng là rửa khoang mũi và súc họng quan trọng hơn rửa tay. Bởi tay chân hay quần áo chỉ là nơi chứa mầm bệnh, không phải là nơi lây nhiễm và khởi phát bệnh, niêm mạc mũi họng mới là nơi lây nhiễm đầu tiên và cũng là nơi phát tán virus nhiều nhất vào không khí. Trong đó, khoang mũi là nơi chứa nồng độ virus cao nhất, cao hơn nhiều dưới họng, nên rửa mũi rất quan trọng và cần thiết…

Việc rửa mũi họng mỗi ngày hoặc ngay sau khi tiếp xúc người lạ sẽ gần như ngay lập tức xoá sổ lượng vi rút chẳng may bám vào niêm mạc, từ đó sẽ không suất hiện trường hợp F0 mới nữa nên sẽ giảm nguồn lây. Biện pháp đó cũng làm giảm tải lượng vi rút trong mũi họng liên tục nên sẽ rất nhanh trở thành âm tính.

2.3. Mỗi tuần xông hơi ít nhất một lần

Dùng 500g Sả chanh tươi kết hợp lá Hương nhu, lá Bưởi (nếu có) cho vào nồi lẩu rồi bật đun sôi, lấy ghế nhỏ ngồi quay mặt về hướng bốc hơi của nồi nước rồi trùm chăn để xông từ 5 đến 10 phút. Nếu có điều kiện nên mua tinh dầu Sả chanh, Quế, Tràm nguyên chất sẽ tốt và tiện lợi hơn. Người dương tính chưa có dấu hiệu khó thở nên xông ngày 1 đến 2 lần cho đến khi test âm tính. Với người đang dương tính và có dấu hiệu khó thở, suy hô hấp, người đang sốt, nhịp tim cao, cao huyết áp, giãn tĩnh mạch cần thận trọng khi xông toàn thân (chỉ cần xông vùng mặt).

2.3. Mỗi tuần xông hơi ít nhất một lần 1

Ở nhiệt độ cao, các chất terpene trong tinh dầu có ái lực mạnh với các chất lipit làm biến dạng màng của vi rút

Khoa học đã chứng minh các chủng cúm nói chung và nCoV19 nói riêng hoạt động mạnh ở nền nhiệt độ thấp và suy yếu dần khi nhiệt độ tăng. Đặc biệt các chất terpene trong tinh dầu có ái lực mạnh với các chất lipid kép (phospholipid), vốn là thành phần cấu tạo nên màng virus corona, chúng làm tan chảy, biến dạng, phá vỡ tính ổn định của màng này. Đó là lý do hàng ngàn năm nay dân gian đã chứng minh nếu bị cảm cúm mà để tự khỏi thì phải mất cả tuần, nhưng nếu xông kĩ thì chỉ 1 đến 2 ngày là dứt hoàn toàn mà không cần biết bị mắc chủng cúm gì.

Điều này củng cố chứng cứ virus cúm nói chung và nCoV19 nói riêng hoàn toàn có thể khống chế bằng hơi nóng và các loại tinh dầu.

2.4. Ăn nhiều thực phẩm tạo năng lượng và có tính ôn ấm cơ thể

Nên sử dụng các thực phẩm như Bò, Dê, Gà, Trứng, Cá… kết hợp các gia vị cay nóng như Hành, Gừng, Tiêu, Tỏi, Tía tô, Quế, Hồi. Hạn chế ăn thực phẩm có tính hàn như Vịt, Ngan, Ốc, Ếch… Đông y cho rằng bị cảm cúm là do nhiễm hàn lạnh. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ giảm miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng sinh các hạt virus, nhất là viru cúm.

Vì vậy các dược liệu có tính cay ấm như Quế, Hồi, Thảo quả, Độc hoạt, Địa liền, Xuyên khung, hạt Dổi…rất thích hợp giúp cơ thể chống lại nCoV19.

2.4. Ăn nhiều thực phẩm tạo năng lượng và có tính ôn ấm cơ thể 1

2.5. Thường xuyên tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần 30 – 45 phút. Hít đất 10 – 20 cái và squat 40 – 100 cái mỗi lần hoặc chạy bộ ngoài trời. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đặc biệt quan trọng. Cần tập sao cho toàn thân nóng lên và toát mồ hôi sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh.

Tập thở sâu nhiều lần trong ngày (sáng thức dậy còn chưa ra khỏi giường, ngồi nói chuyện, tập khi đứng hoặc trước khi ngủ).

  • Nằm, ngồi hay đứng đều để lưng thật thẳng, lưỡi chạm hàm trên.
  • Hít vào và tập trung tâm trí tưởng tượng luồng khí từ đỉnh đầu đi dọc xương sống và đẩy dần xuống dưới xương cùng rồi đến hậu môn. Khi hít vào cơ hoành được hạ từ từ xuống dưới theo dòng khí vào, đồng thời giãn cơ mông, cơ hậu môn. Hít vào đến tận cùng rồi giữ lại 3 giây ở đó (đếm thầm 1, 2, 3).
  • Thở ra thì co thắt hậu môn, cơ mông, cơ đùi và cơ bụng, đẩy khí từ bụng dưới đi vòng đường bụng qua rốn, lên ngực rồi qua mũi, bụng hóp lại và cơ hoành dồn hết lên trên khoang ngực đẩy kiệt khí ra ngoài rồi dừng lại 3 giây.
  • Lặp lại các bước trên. Mỗi lần thực hiện ít nhất 20 chu kỳ thở, càng nhiều chu kỳ thở càng tốt.
  • Trong ngày càng luyện tập nhiều đợt càng tốt.
  • Chú ý: Luôn luôn để tâm trí bám sát theo hơi thở vào ra, không để tâm trí bị phân tán.

2.5. Thường xuyên tập thể dục 1

Tập thở sâu thành thói quen rất quan trọng giúp trao đổi khí oxy tốt hơn

Tập thở sâu thành thói quen rất quan trọng và có thể cứu mạng trong tình trạng phổi bị tổn thương không trao đổi đủ oxy. Bình thường trong mỗi nhịp hít và thở chúng ta trao đổi được 500ml không khí, trong khí dung tích phổi có thể thực hiện được 4500 đến 5000ml. Điều đó cho thấy thông thường chúng ta chỉ sử dụng 10% khả năng trao đổi khí của phổi. Chỉ cần luyện tập để sử dụng đến 50% khả năng thì khi phổi bị tổn thương nặng mà thiếu oxy vẫn có thể sống sót.

Cần áp dụng triệt để các phương pháp trên sẽ hạn chế tối đa số người mắc mới và giảm tỷ lệ tử vong rõ rệt. Vì đó là cách chủ động nhất chiến đấu chống lại virus nCoV19 ngay từ khi chúng mới xâm nhập vào cơ thể. Từ đó làm giảm số bệnh nhân nặng và giảm số người tử vong. Thậm chí nếu tuyên truyền tốt giúp người dân hiểu sâu sắc vấn đề để mỗi gia đình là một “pháo đài” chống dịch, mỗi người dân là một “chiến sĩ” diệt virus thì chúng ta sẽ không phải giãn cách xã hội, biện pháp vốn gây thiệt hại kinh tế rất lớn và làm đảo lộn sinh hoạt của người dân, sẽ giảm rất nhiều áp lực cho nghành y tế mà dịch vẫn được kiểm soát rất tốt.

Nguồn: DS. Nguyễn Duy Như – CEO Tuệ Linh


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *