Top 5 thảo dược giúp hạ men gan cực tốt không thể bỏ qua

Men gan là hệ thống enzym rất hoàn chỉnh trong gan giúp tổng hợp và chuyển hóa chất. Khi gan bị rối loạn sẽ dẫn đến men gan tăng do hàm lượng enzym giải phóng vào máu nhiều có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, cần làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Có thể nói men gan – chỉ số vàng cho sức khỏe.

Mục lục

  • Tác hại của men gan cao
  • Thảo dược hạ men gan cao
    • 1. Cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus niruri L.)
    • 2. Khúng khéng (Hovenia dulcis Thunb.)
    • 3. Cây Cà gai leo (Solanum hainanense L.)
    • 4. Cây Nhân trần (Adenosma caeruleum R. Br.)
    • 5. Kế sữa (Silybum marianum (L.) Gaertn.)

Top 5 thảo dược giúp hạ men gan cực tốt không thể bỏ qua 1

Men gan cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh

Tác hại của men gan cao

Men gan cao gây tổn thương và bị phá hủy các tế bào gan. Men gan càng cao thì mức độ tổn thương càng nặng, có thể nói men gan tỉ lệ thuận với mức độ tổn thương. Tình trạng trên thường gặp ở người sử dụng chất kích thích như rượu, bia, người có tiền sử mắc bệnh về gan.

  • Ở giai đoạn đầu, người có men gan cao không có biểu hiện rõ ràng. Đối với trường hợp mắc bệnh lý về gan cấp tính thì có biểu hiện rõ ràng hơn như rối loạn tiêu hóa, mẩn đỏ, ngứa, đau bụng, vàng da,…
  • Với trường hợp bất thường trên bệnh nhân lên thăm khám và điều trị kiểm soát bệnh tình nhanh chóng.

Thảo dược hạ men gan cao

Dưới đây là Top 5 thảo dược giúp hạ men gan cực tốt mà bạn không thể bỏ qua khi men gan cao

1. Cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus niruri L.)

1. Cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus niruri L.) 1

Cây Diệp hạ châu

Diệp hạ châu đắng: chất đắng trong loại cây này làm gia tăng mạnh hàm lượng Glutathione ở gan (một chất bảo vệ gan thường bị thiếu trầm trọng ở những người sử dụng nhiều bia rượu). Glutathione giúp hạ men gan, làm giảm hoạt động các men gan AST (SGOT) và ALT (SGPT) trong những trường hợp viêm gan siêu vi đang tiến triển.

Qua nghiên cứu lâm sàng và một số đề tài của các giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện lớn như bệnh viện 103, 108 và bệnh viện 354, Diệp hạ châu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus gây viêm gan B do ức chế men DNA polymerase, một loại men cần thiết cho sự sinh sản của virus viêm gan B. Do đó được dùng để điều trị các bệnh viêm gan do virus cấp hoặc mạn tính.

2. Khúng khéng (Hovenia dulcis Thunb.)

2. Khúng khéng (Hovenia dulcis Thunb.) 1

Cây Khúng khéng

Từ hàng nghìn năm nay, người Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã biết đến lợi ích của cây Khúng khéng Phương Đông (tên tiếng anh là Hovenia dulcis) và họ dùng làm dược liệu đầu vị để chống say, giải rượu, chống nôn. Mỗi ngày dùng từ 3-5g dưới dạng nước sắc uống sẽ có tác dụng giải độc gan, chống say.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, dịch chiết Hovenia dulcis làm giảm nồng độ alcohol trong máu sau 0,5 -3 giờ.

  • Các nhà khoa học cũng tìm ra thành phầm quý giá của cây Hovenia dulcis là hoạt chất Ampelopsin (hay còn gọi là DHM).
  • Hoạt chất này có tác dụng làm giảm tác động của rượu lên hệ thần kinh thông qua việc Ampelopsin có tác dụng đối kháng với trình trạng tăng cường dẫn truyền xung đột thần kinh do rượu gây ra.
  • Đồng thời Ampelopsin làm giảm hấp thu rượu trong hệ tiêu hóa, từ đó làm hết nhanh các triệu chứng say rượu như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, giảm tác hại của rượu một cách rõ rệt.

Không chỉ thế, trong các nghiên cứu của Hàn Quốc, Hovenia dulcis làm tăng nồng độ glutathione nội sinh – chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể. Glutathion giúp gan giải độc cơ thể thông qua gan nhờ gắn kết với các độc chất trong gan, chuyển hóa chúng và đào thải ra ngoài. Hoạt chất Ampelopsin làm tăng cường glutathione nội sinh, từ đó giúp chuyển hóa các chất độc trong gan rất mạnh, đồng thời khiến gan khỏe.

3. Cây Cà gai leo (Solanum hainanense L.)

3. Cây Cà gai leo (Solanum hainanense L.) 1

Cà gai leo

Cà gai leo từ lâu đã được biết đến với công dụng giải rượu hữu hiệu của người dân Tây Bắc. Theo kinh nghiệm dân gian, loại cây này có tác dụng giải rượu mạnh, khi say rượu chỉ cần sắc thân và lá uống sẽ nhanh chóng tỉnh rượu.

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh công dụng tăng cường chức năng giải độc của gan, hạ men gan nhanh chóng, bảo vệ tế bào gan và hạn chế tổn thương tế bào gan do rượu, hóa chất độc hại gây nên. Năm 1998, trong luận án tiến sĩ y học của Nguyễn Phúc Thái do PGS.PTS. Nguyễn Khắc Hải và GS.TS Nguyễn Phúc Hưng cho thấy:

  • Dịch chiết từ cây Cà gai leo có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT, thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan
  • Hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.

Với những những thành phần quý như: ancaloit, glycoancaloit,… cà gai leo đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ này, tái tạo một lá gan khỏe mạnh cho cơ thể. Sử dụng cà gai leo không chỉ có tác dụng hạ men gan mà còn giúp người bệnh phục hồi tổn thương tế bào gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Qua đó chống lại viêm gan virus, bảo vệ gan và ngăn ngừa xơ gan hiệu quả.

4. Cây Nhân trần (Adenosma caeruleum R. Br.)

4. Cây Nhân trần (Adenosma caeruleum R. Br.) 1

Cây Nhân trần

Cây nhân trần có tác dụng làm tăng tiết mật và thải độc gan, chống viêm, kháng khuẩn và làm giảm tiết dịch vị, giảm độ acid tự do và acid toàn phần của dịch vị, làm giảm loét dạ dày.

Theo y học hiện đại cho biết Nhân trần có khả năng làm tăng tiết cũng như thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, cùng với đó, nó còn có chức năng bảo vệ tế bào gan và ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, giúp làm hạ huyết áp cũng như thúc đẩy quá trình tuần hoàn, giảm đau, giải nhiệt và chống viêm.

  • Nó còn có khả năng gây ức chế đối với một số vi khuẩn nhất định như thương hàn, phó thương hàn, tụ cầu vàng, mủ xanh, viêm phổi và một số loại nấm, E.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não nhờ đó có thể giúp chúng ta cải thiện khả năng miễn dịch và gây ức chế trực tiếp lên sự tăng sinh của các tế bào ung thư.

5. Kế sữa (Silybum marianum (L.) Gaertn.)

5. Kế sữa (Silybum marianum (L.) Gaertn.) 1

Cây Kế sữa

Từ 2000 năm trước, Người Hy Lạp cổ đại thường dùng Kế sữa để chữa trị các bệnh về gan, mật và để bảo vệ gan khỏi các chất độc. Họ dùng hầu hết các bộ phận của cây như lá, hạt, quả để làm cồn thuốc chữa bệnh và thuốc bổ.

  • Theo các tài liệu ghi chép lại, Kế sữa được dùng điều trị các bệnh vàng da, viêm  nhiễm (như viêm da, viêm phổi), hen suyễn, bệnh dại và một số bệnh về lá lách.
  • Nicholas Culpeper, một dược sĩ nổi tiếng thế kỷ 17 ở châu Âu đã ghi chép lại việc sử dụng Kế sữa rất phổ biến ở đây, cho các trường hợp nhiễm độc gan, lá lách, bệnh vàng da, bệnh gan mật.

Đặc biệt, Kế sữa có tác dụng giải độc cho gan, hạ men gan rất mạnh và nhanh chóng. Vào cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20, các bác sĩ ở Hoa Kỳ đã dùng hạt của Kế sữa để làm giảm chứng sung máu trong gan, tỳ tạng (spleen) và thận.

Nhiều chuyên gia dược thảo tin rằng chiết xuất silymarin của Kế sữa có thể phòng ngừa hoặc chữa trị sự rối loạn chức năng của gan kể cả gan bị nhiễm trùng, gan có mỡ do uống rượu lâu ngày, gan bị hư hại do dùng thuốc và chất độc công nghiệp.

Nguồn: viemgan.com.vn


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *