Thuốc Đông y có chữa được Covid không?

Có ý kiến cho rằng Covid 19 là ôn bệnh, tức là bệnh do nhiệt. Nhiệt độc tấn công phổi và làm cho người bệnh sốt cao, nên cần dùng các vị thuốc thanh nhiệt để giải độc, tuyên phế tiết nhiệt. Do đó có cổ suý cho việc dùng vị thuốc có tính hàn lạnh như Xuyên Tâm Liên, Ngân kiều tán, Ma hoàng thang…để phòng và điều trị. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, vì trong đông y nếu bệnh thuộc hàn mà dùng vị thuốc hàn có thể nguy hại đến tính mạng (hàn ngộ hàn tắc tử).

Thuốc Đông y có chữa được Covid không? 1

Các loại dược liệu có tính ôn ấm nên được dùng cho người bệnh Covid

Mục lục

  • 1. Dịch bệnh Covid dưới góc độ Y học cổ truyền
  • 2. Thuốc Đông y có chữa được Covid không?
  • 3. Cần làm gì khi dương tính Covid
    • 3.1. Rửa mũi họng liên tục
    • 3.2. Duy trì chế độ dinh dưỡng
    • 3.3. Nên xông hơi thường xuyên
    • 3.4. Dùng thuốc hợp lý

1. Dịch bệnh Covid dưới góc độ Y học cổ truyền

Dưới góc độ Y học cổ truyền, có thể dựa vào những luận cứ sau để xác định bệnh Covid 19 thuộc thể hàn:

– Thứ nhất: Covid 19 được gây ra bởi virus corona, cùng chi với virus gây cảm lạnh, chúng chỉ gây bệnh khi cơ thể bị nhiễm lạnh, thân nhiệt hạ thấp.

– Thứ hai: Triệu chứng mắc Covid rất giống cảm lạnh và cúm. Thể hiện rõ nhất ở dấu hiệu bị hàn lạnh bên trong cơ thể như gai người, rét, sợ lạnh, sợ tắm, đau đầu, nặng mỏi vai gáy, cảm giác ê ẩm khắp người, cảm giác trống trải bên trong.

– Thứ ba: Sốt do virus thường nhẹ (37,5 đến 38,5 độ) và sốt lai rai. Đây là sốt đặc trưng của cảm hàn. Cơ thể bị nhiễm lạnh nên phản ứng tự vệ bằng cách tăng thân nhiệt (sốt) để đẩy hàn ra (trục hàn). Tuy sốt vậy nhưng trong người vẫn thấy lạnh, sợ gió, thèm đắp chăn ủ ấm, ít háo nước, yếu cơ, lả người. Đông y gọi tình trạng này là chân hàn giả nhiệt. Thực (chân) bệnh là hàn nhưng biểu hiện (giả) ra bên ngoài là nhiệt.

– Thứ tư: Xét nghiệm kháng thể của người mới mắc covid cho thấy bạch cầu rất thấp. Điều đó cho thấy virus biết “chọn người, chọn thời điểm” để phát tác. Chúng chờ lúc hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm mới phát bệnh. Điều này cũng lý giải tại sao cùng tiếp xúc nguồn bệnh nhưng người bị, người không. Cũng người đó nhưng lúc này âm tính, lúc khác lại dương tính.

– Thứ năm: Trên thực tế cho người bệnh Covid ăn đồ cay nóng như cháo nhiều hành, uống nước gừng, ăn tỏi nhiều… thì thấy khoan khoái dễ chịu và đỡ. Điều này càng khẳng định bệnh Covid là hàn bệnh.

Qua phân tích trên để thấy rõ bệnh Covid 19 thuộc hàn bệnh, nên cần tăng sức nóng chứ không phải thanh nhiệt, tiết nhiệt. Các vị thuốc phải có tính ôn dương thay vì hàn lạnh.

2. Thuốc Đông y có chữa được Covid không?

Virus Corona không phải sinh vật sống. Nó là tổ hợp sinh học vô tri vô giác, không hoạt động, không trao đổi chất, không chứa độc tố, không sinh sản. Đó là lý do mọi kháng sinh không hề có tác động gì với virus. Mọi tác hại nó gây cho cơ thể là do chính tế bào của chúng ta nhận lầm thông tin di truyền của virus và tự nhân nó lên rồi sau đó tự phá huỷ chính mình.

Chúng ta có thể làm mất tác hại của virus với cơ thể thông qua các cách sau:

Phá huỷ hoặc làm biến dạng cấu trúc:

Cấu trúc virus bị biến dạng khi tiếp xúc với các tác nhân vật lý (nhiệt độ, tia UV, chênh lệch áp lực thẩm thấu (nước muối) hoặc tác nhân hoá học (chất tẩy rửa, tinh dầu, cồn). Cách này chỉ thực hiện được khi virus ở bên ngoài cơ thể hoặc ở những vùng mà các tác nhân trên có thể tiếp cận trực tiếp như tay chân, niêm mạc mũi họng.

Không cho virus chui vào tế bào:

Virus vào được trong tế bào là nhờ chúng có “chìa khoá” (chính là các gai protein S chồi lên) phù hợp với “ổ khoá” trên màng tế bào (gọi là các reseptor). Để ngăn cản việc mở khoá người ta làm ra các “chìa giả” tranh chấp ổ khoá với virus, hoặc làm biến đổi ổ khoá để không còn phù hợp với “chìa” của virus nữa.

Khi virus chui vào được tế bào thì không cho nhân bản:

Virus được chính tế bào vật chủ tự ý nhân bản sau khi nhận được mã thông tin (một sự nhầm lẫn chết người). Để tránh việc này, người ta làm ra hoạt chất sinh học ức chế quá trình nhân bản, từ đó dẫn đến việc virus không được tái tạo nữa. Các thuốc này còn gọi là thuốc ức chế tăng sinh hay thuốc ức chế sao chép ngược (không gọi là thuốc diệt virus).

Tuy nhiên, thực hiện hai điều trên là một việc vô cùng khó, liên quan đến công nghệ sinh học phân tử chuyên sâu và chỉ có thể được tổng hợp sau khi đã giải mã bộ gen và biết rõ quá trình sao chép chúng. Các hoạt chất trong tự nhiên không thể tạo ra các chất này vì bản chất các tế bào thực vật hay động vật đều rất khác biệt với tế bào của người, và bản thân nó cũng không có nhu cầu tạo ra các loại chất sinh học kiểu này.

2. Thuốc Đông y có chữa được Covid không? 1

Thực tế rất khó để tìm được thuốc “tiêu diệt” virus

Phân tích dài dòng để mọi người hiểu rằng mọi tuyên bố tìm ra dược liệu, phương thang hay bài thuốc chữa Covid đều rất phản khoa học, chụp giật và dụng ý không trong sáng.

Đông y chỉ có tác dụng chữa triệu chứng của bệnh như làm giảm quá trình viêm, bảo vệ màng tế bào. Các thuốc Đông y có thể giúp tăng lực, tăng sinh tế bào, chống nhiễm độc, giải độc, làm tăng miễn dịch của cơ thể từ đó tăng khả năng chống đỡ với bệnh tật.

Việc nghiên cứu thuốc tây y chữa virus cũng vô cùng khó khăn và tốn kém, nó tác động vào thẳng tế bào cơ thể nên cực kỳ khó và phải rất cẩn thận với độc tính. Chi phí vô cùng đắt đỏ. Hơn nữa các chủng virus gây bệnh trên đường hô hấp lại thường xuyên biến đổi nên càng không khả thi (tốn nhiều tỷ đô chưa kịp thu hồi vốn thì virus đã biến chủng và thuốc có nguy cơ vứt đi). Đó là lý do mỗi năm bắc Mỹ và châu Âu chết cả trăm ngàn người vì cúm mùa mà họ lại không có thuốc chữa.

3. Cần làm gì khi dương tính Covid

3.1. Rửa mũi họng liên tục

Đây là tác nhân vật lí, tạo áp lực thẩm thấu để làm biến đổi cấu trúc virus, vì thế có thể diệt được virus mà không phụ thuộc biến thể. Virus tạo ra tại mũi họng sẽ bị vô hiệu hóa, nên không thể tấn công xuống phổi.

3.1. Rửa mũi họng liên tục 1

Các bước súc rửa mũi họng bằng nước muối

3.2. Duy trì chế độ dinh dưỡng

  • Mỗi buổi sáng nên uống cốc nước ấm với gừng tươi, mật ong kèm vitamin C.
  • Ăn sáng với cháo thịt bò (thịt gà) với nhiều tỏi, nhiều hành củ băm nhuyễn, hạt tiêu, ớt. Tốt nhất là nấu cháo Nhung hươu nếu có điều kiện. Nhung hươu ôn ấm, đại bổ, ích huyết, tăng lực, dưỡng thương, tăng miễn dịch.
  • Các bữa ăn khác trong ngày cũng phải giàu đạm.
  • Nên ăn nhiều tỏi.
  • Không ăn các thức ăn có tính hàn lạnh như vịt, ngan, ốc, ếch, đậu phụ…
  • Người bệnh bị mất vị giác ăn không ngon miệng thì cần dùng lý trí để ăn.
  • Cần bù đủ nước khi sốt dài ngày.

3.2. Duy trì chế độ dinh dưỡng 1

 Dinh dưỡng không đủ thân nhiệt sẽ bị hạ và bệnh nặng thêm

3.3. Nên xông hơi thường xuyên

Bệnh này do hàn lạnh và miễn dịch xuống thấp nên rất cần biện pháp sốc nhiệt để trục hàn và kích hoạt hệ miễn dịch. Xông hơi với tinh dầu là biện pháp tốt nhất để làm việc này.

  • Nếu bệnh nhân không khó thở, không sốt cao (sốt vừa vẫn xông được), không có bệnh nền như cao huyết áp, nhịp tim nhanh, giãn tĩnh mạch, suy tim, hen hay giãn phế quản… thì nên xông toàn thân ngày 1 lần, mỗi lần 3 đến 5 phút.
  • Người có các bệnh trên thì chỉ nên xông vùng mũi họng.
  • Trong lúc xông cần uống 500ml đến 1 lít nước mật ong – gừng để bù nước, bổ sung đường chống tụt huyết áp và đường huyết.
  • Khi xông xong chỉ lau người hoặc tắm qua nước ấm rồi phải giữ ấm cơ thể ngay, đồng thời ăn ngay bát cháo hành tỏi.

3.3. Nên xông hơi thường xuyên 1

Xông hơi tinh dầu vừa giúp trục hàn, tăng cường miễn dịch, vừa giúp vô hiệu hóa virus

3.4. Dùng thuốc hợp lý

Bệnh có liên quan mật thiết đến cảm hàn nên Paracetamol rất cần dùng. Ngày có thể dùng 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 6 tiếng (khi bị cảm hàn, đau đầu, gai người uống liều Paracetamol rồi đắp chăn ngủ, mồ hôi toát ra như tắm là khỏi).

Người bệnh cần bổ sung thêm các Vitamin. Đặc biệt là Vitamin C (500mg đến 1000mg mỗi ngày), Vitamin D 3 (100IU đến 400IU mỗi ngày). Bổ sung thêm các multivitamin khác và kẽm.

Bên cạnh phác đồ điều trị do Bộ y tế hướng dẫn, người bệnh có thể sử dụng một số các vị thuốc nam đơn giản như trà Gừng, trà Quế vào mỗi sáng sớm, ăn nhiều gia vị có tác dụng ôn ấm giải cảm như Tía tô, Kinh giới, Hẹ, các thuốc giải độc gan…

Lưu ý:

Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng các vị thuốc đông y khi chưa được kiểm chứng, nhất là những vị có tính hàn lạnh như Nhân sâm, Xuyên Tâm Liên, Thạch cao, Kỷ tử…(hàn ngộ hàn tắc tử).

3.4. Dùng thuốc hợp lý 1

Mỗi buổi sáng nên uống nước ấm với gừng tươi, mật ong

Covid cũng giống như cảm lạnh hay cúm. Chúng chỉ nguy hiểm khi ta để nó tấn công đến phổi. Do vậy cần chủ động và quyết liệt ngay từ giây phút ban đầu.

Hãy tiêm vaccine, đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa mũi họng thường xuyên kết hợp xông hơi hàng ngày, dinh dưỡng tốt và tập thể dục thật nhiều để nâng cao miễn dịch nội sinh.

Chúng ta hoàn toàn có thể sống khoẻ cùng virus nCoV !

Theo: Dược sỹ Nguyễn Duy Như


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *