Thất diệp nhất chi hoa – loài kỳ hoa dị thảo trên vùng núi cao được săn lùng nhất hiện nay

Thất diệp nhất chi hoa có tên khoa học là Paris vietnamensis hay còn gọi là Bảy lá một hoa, Độc cước liên, Thiết đăng đài, Tảo hưu,… Loài cây này được tìm thấy ở một số vùng núi cao, thường được người dân sử dụng để trị ho, viêm họng, giải độc, tiêu viêm trị rắn cắn, một số nơi dùng hỗ trợ điều trị ung thư. Thất diệp nhất chi hoa có nhiều công dụng tốt nên bị săn lùng và khai thác quá mức trong tự nhiên dẫn đến số lượng loài ngày càng cạn kiệt. Do vậy chúng ta đang rất cần nhiều công tác nhân giống và bảo tồn nguồn gen dược liệu quý này.

Thất diệp nhất chi hoa - loài kỳ hoa dị thảo trên vùng núi cao được săn lùng nhất hiện nay 1

Mục lục

  • 1. Mô tả cây
  • 2. Phân bố sinh thái
  • 3. Công dụng chữa bệnh
    • 3.1. Về tác dụng chống ung thư
    • 3.2. Về tác dụng điều hòa miễn dịch
    • 3.3. Về dụng cầm máu và tan máu
    • 3.4. Về tác dụng chống oxy hóa
    • 3.5. Về tác dụng kháng virus, kháng nấm
    • 3.6. Về tác dụng trên dạ dày
  • 4. Hiện trạng và công tác bảo tồn Thất diệp nhất chi hoa

1. Mô tả cây

  • Thất diệp nhất chi hoa là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,5-0,7cm. Thân rễ mập, chia nhiều đốt, có những ngấn ngang và sẹo to.
  • Thân thắng đứng, không phân nhánh, màu lục hoặc hơi tím, giữa thân có một tầng lá mọc vòng từ 6-8 cái, thường là 7, lá hình trứng-bầu dục hoặc mác thuôn.
  • Hoa đơn, cánh hoa dạng dải, nhị xếp 2 vòng. Bầu có cạnh, số cạnh bầu thường bằng với số cánh hoa, có màu sắc đa dạng từ màu tía, tím tới màu xanh lam.
  • Quả chứa nhiều hạt nhỏ màu đỏ.

2. Phân bố sinh thái

Ở nước ta, Thất diệp nhất chi hoa được Petelot phát hiện đầu tiên tại Sapa vào năm 1934, sau này còn được tìm thấy tại các vùng núi cao như Cúc Phương, Sapa, Hà Giang, Lạng Sơn. Hiện nay, tất cả các loài thuộc chi Paris đều đang bị khai thác ráo riết để làm thuốc và bán qua biên giới khiến nguồn dược liệu này trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt.

3. Công dụng chữa bệnh

Trích trong tài liệu Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi, Thất diệp nhất chi hoa có vị cay, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị rắn cắn, sốt rét, trị ho lâu ngày.

Nhiều nghiên cứu ngày nay đã chứng minh hợp chất saponin steroid là thành phần hoạt tính chính cây Thất diệp nhất chi hoa còn có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm mạnh, ức chế virus, chống ung thư, điều hòa miễn dịch.

3.1. Về tác dụng chống ung thư

Từ nhiều năm nay, các loài chi Paris đã được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ung thư. Thành phần mang lại tác dụng quý này chủ yếu là các saponin có trong dược liệu. Năm 2009, Man Shuli và cộng sự nghiên cứu thấy dịch chiết saponin tổng từ thân rễ Thất diệp nhất chi hoa tác dụng chống ung thư phổi, ức chế sự phát triển và di căn của dòng tế bào ung thư phổi trên chuột thực nghiệm. Huang Y và cộng sự đã phân lập được 11 hợp chất, chủ yếu là saponin diosgenin và pennogenin, các hợp chất này được đánh giá tác dụng gây độc tế bào ung thư gan HepG2 và ung thư dạ dày.

Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Li Xi chỉ ra rằng saponin từ thân rễ của Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng ức chế sự tăng trưởng dòng tế bào ung thư đại tràng. Năm 2013, Chen Guang Lie và cộng sự cũng nghiên cứu tác dụng kháng ung thư của các saponin từ Thất diệp nhất chi hoa dựa trên khả năng chống ung thư cổ tử cung và khả năng điều hòa miễn dịch ở chuột thực nghiệm.

3.1. Về tác dụng chống ung thư 1

3.2. Về tác dụng điều hòa miễn dịch

Nghiên cứu về thành phần saponin diosgenin, các nhà khoa học nhận thấy Formosanin-C trong dịch chiết thân củ Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng điều hòa miễn dịch. Cụ thể khi điều trị cho chuột lang bị viêm mống mắt tự miễn với liều 1,5 mg/ml và 0,5 mg/ml đều tác động nhỏ đến sự đáp ứng lymphocytic của hạch lympho với concanavalin-A (ConA) và đều xảy ra phản ứng ức chế đáng kể sự sản xuất kháng thể kháng kháng nguyên S.

3.3. Về dụng cầm máu và tan máu

Theo nghiên cứu của L. Guo và cộng sự, saponin tổng từ Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng giảm chảy máu ở tử cung do tác dụng các hợp chất saponin làm tăng co thắt cơ tử cung.

Năm 2012, Zhen Liu và cộng sự nghiên cứu tác dụng cầm máu, tan máu và độc tính của Thất diệp nhất chi hoa. Kết quả cho thấy cao chiết etanol 70% có tác dụng giảm thời gian máu chảy và thời gian đông máu trên chuột thực nghiệm. Nghiên cứu sâu hơn về cơ chế thấy các thành phần saponin đa tác động lên cả con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh, thể hiện ở việc làm giảm thời gian prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá (APTT). Qua đây có thể nhận thấy trong thời gian tới, Thất diệp nhất chi hoa là dược liệu tốt dùng để cầm máu.

3.4. Về tác dụng chống oxy hóa

Theo nghiên cứu của Shian Shen và cộng sự (2013), các polysaccharid từ lá của Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng chống oxy hóa in vitro mạnh. Tác dụng này thể hiện ở khả năng dọn các gốc tự do DPPH, hydroxyl, superoxide.

3.5. Về tác dụng kháng virus, kháng nấm

Năm 2008, nhóm của Dawei Deng nghiên cứu đã chỉ ra 3 saponin dịch chiết thân rễ loài Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng kháng hầu hết các chủng nấm Candida, ngăn virus xâm nhập vào tế bào do chúng có khả năng phá hủy ARN của virus, bất hoạt virus đã xâm nhập vào tế bào bằng cách xâm nhập vào lớp vỏ capsid của virus và phá hủy ARN của chúng.

3.6. Về tác dụng trên dạ dày

Theo nghiên cứu dịch chiết từ thân rễ Thất diệp nhất chi hoa các thành phần saponin diosgenin và pennogenin có khả năng tăng cường tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương do bia, rượu.

4. Hiện trạng và công tác bảo tồn Thất diệp nhất chi hoa

Thất diệp nhất chi hoa là dược liệu tốt, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Do vậy nên chúng thường được thu mua và khai thác với số lượng lớn. Tuy nhiên nạn phá rừng làm nương rẫy dẫn đến giảm khả năng tái sinh và phân bố của cây Thất diệp nhất chi hoa trong tự nhiên bị thu hẹp. Hiện nay, Thất diệp nhất chi hoa đang nằm trong danh mục cây Nguy cấp – đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai.

4. Hiện trạng và công tác bảo tồn Thất diệp nhất chi hoa 1

Nhằm bảo tồn và phát triển cây thuốc quý này, công ty Tuệ Linh đã cho quy hoạch Thất diệp nhất chi hoc tại bản Khoang (Sapa). Việc trồng dược liệu quý này gặp rất nhiều khó khăn do địa thế vùng rừng núi hiểm trở nhưng bằng tâm huyết cũng kinh nghiệm bảo tồn cây thuốc hơn 10 năm qua, công ty Tuệ Linh đã bảo vệ thành công cây dược liệu này. Công ty cũng tiếp tục cũng chính quyền và địa phương mở rộng thêm vùng trồng để đáp ứng như cầu dược liệu trong nước.



Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *