Phân biệt một số dược liệu nhầm lẫn, giả mạo mang tên Thiên Ma

Dược liệu Thiên ma là thân rễ khô của cây Thiên ma (Gastrodia elata BI.), họ Lan (Orchidaceae). Thiên ma  thường được dùng  trong các bài  thuốc chống co giật, an  thần, giảm đau, chữa hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, chân tay tê dại, bán thân bất toại, nói năng phát  âm khó khăn, kinh phong ở  trẻ  em.

Phân biệt một số dược liệu nhầm lẫn, giả mạo mang tên Thiên Ma 1

Hiện nay, dược liệu Thiên ma được sử dụng ở thị trường Việt Nam chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với chất lượng và giá thành rất khác nhau, theo một số tài liệu dược liệu thiên ma trên thị trường có một số bị nhầm lẫn, giả mạo bằng các loại củ khác. Chính vì vậy ngày 27/2/2014 Cục quản lý Y Dược Cổ truyền đã có công văn số 17/YDCT-QLD yêu cầu kiểm tra một số các dược liệu trong đó có vị dược liệu Thiên ma.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phân biệt được dược liệu thiên ma thật với các loại bị nhầm lẫn giả mạo, vì vậy trong bài viết này chúng tôi xin nêu ra một số kết quả phân tích bằng các phương pháp cảm quan, soi bột và sắc ký lớp mỏng nhằm xác định được dược liệu thiên ma đúng.

Mẫu thiên ma được kiểm tra là mẫu mua trên thị trường dược liệu đông y, mẫu so sánh là thiên ma chuẩn do viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương cung cấp.

2.3. Kết quả kiểm tra

2.3.1. Hình thái dược liệu:  

Hình thái bên ngoài của dược liệu thiên ma đã được mô tả rất chi tiết trong DĐVN IV hay CP2010, về hình dạng cảm quan cho thấy hình thái của mẫu thiên ma chuẩn và mẫu có nghi ngờ là khá giống nhau, tuy nhiên qua phân tích chi tiết chúng tôi thấy có một số đặc điểm khác biệt đã được nêu trong dược điển ma chúng ta có thể phân biệt được dược liệu Thiên ma thật và giả mạo dựa vào hình thái bên ngoài (Hình 1)

– Thiên ma thật: Mặt ngoài thường có màu trắng hơi vàng đến vàng nâu, có vân nhăn dọc và nhiều vân vòng tròn ngang của những chồi búp tiềm tàng, đôi khi thấy những dải nhỏ màu nâu. Lát cắt dọc thường có màu trắng hơi vàng. Trên bề mặt látm cắt thường rải rác có xơ màu trắng.

– Thiên ma giả mạo: Mặt ngoài thường có màu trắng đến nâu trắng, có nhiều vân nhăn dọc nổi rất rõ và không có vân vòng tròn ngang của những chồi búp tiềm tàng, lớp vỏ bên ngoài khi tước ra rất xơ. Lát cắt dọc thường có màu vàng nâu đến nâu đỏ. Trên bề mặt lát cắt có xơ màu trắng nhưng nhiều hơn so với dược liệu Thiên ma thật.

2.3.1. Hình thái dược liệu:   1

2.3.2. Bột:

Nghiền dược liệu thành bột mịn, quan sát dưới kính hiển vi (Hình 2).

– Thiên ma thật: Bột dược liệu có các tinh thể calci oxalat hình kim nằm rải rác hoặc tập trung thành từng bó.

– Thiên ma giả mạo: Bột dược liệu chưa phát hiện thấy có tinh thể calci oxalat hình kim.

2.3.2. Bột: 1

2.3.3. Sắc ký lớp mỏng:

Các Dược điển như DĐVN IV, CP 2010 và tài liệu “Hong Kong Chinese Materia Medica Standards” đều đưa ra chỉ tiêu định tính thiên ma bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Tuy nhiên, sau khi tiến hành chiết và triển khai SKLM theo DĐVN IV chúng tôi thấy rằng không phân biệt được giữa thiên ma thật và giả (hình 3).

Vân vòng tròn ngang Tiến hành SKLM theo CP 2010 và tài liệu “Hong Kong Chinese Materia Medica Standards”, so sánh với chất đối chiếu gastrodin thì sắc ký đồ của mẫu dược liệu thiên ma thật cho vết cùng màu và cùng giá trị Rf với vết của gastrodin còn mẫu dược liệu thiên ma giả không có vết này (Hình 3).
Phương pháp SKLM định tính thiên ma theo CP 2010 được tiến hành như sau:

  • Bản mỏng:  Silica gel 60F254
  • Dung môi khai triển: Ethyl acetat – Methanol – Nước (9 :1 :0,2)
  • Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml methanol 70%, lắc siêu âm trong 30 phút, lọc, dịch lọc được dùng làm dung dịch chấm sắc ký.
  • Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu Thiên ma chuẩn, chiết như dung dịch thử. Hoặc dùng dung dịch gastrodin chuẩn trong methanol có nồng độ khoảng 1mg/ ml.
  • Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng10µl mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 – 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid phosphomolybdic  10% rồi phun tiếp dung dịch acid sulfuric 10%, sấy bản mỏng ở 120ºC đến khi hiện rõ vết, quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường.

2.3.3. Sắc ký lớp mỏng: 1

Yêu cầu: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf so với các vết trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu.  

2.3. Đánh giá. 

Kết quả cho thấy, mẫu thiên ma mua trên thị trường là mẫu giả mạo.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *