Những công dụng của Phật thủ ít ai biết đến

Phật thủ có nguồn gốc ở cận Himalaya, thuộc Đông – Bắc Ấn Độ và Mianma. Cây được trồng từ xa xưa ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Ở Việt Nam, phật thủ được trồng rải rác ở các địa phương thuộc vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ; khu Bốn cũ và ở cả miền Nam. 

Những công dụng của Phật thủ ít ai biết đến 1

Phật thủ có hình dáng quả chia nhánh trông như tay Phật

Theo dân gian, quả Phật thủ đại diện cho ba điều: Thọ, Kỳ và Mỹ. Thọ là sự trường tồn, vĩnh cửu. Kỳ là hình dáng kỳ lạ, độc đáo và Mỹ là vẻ đẹp, là sự bắt mắt. Chính vì thế, người ta thường dùng Phật thủ để mừng thọ, làm quà biếu hay trưng bày trên các mâm ngũ quả gia đình. Đặc biệt là vào ngày Tết, quả Phật thủ được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và được ưa chuộng không kém gì những loại quả kinh điển như: dừa, mãng cầu, đu đủ, xoài, sung…

Mục lục

  • 1. Mô tả
  • 2. Thành phần hóa học
  • 3. Tính vị, công dụng
  • 4. Một số bài thuốc chữa bệnh bằng phật thủ

1. Mô tả

  • Cây nhỏ hay cây nhỡ, thường xanh. Thân thẳng có gai ngắn và cứng.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc tròn hơi thuôn, đầu tù, mép có răng cưa, hai mặt nhẵn; cuống lá không có cánh.
  • Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm ngắn ít hoa, màu trắng, phía dưới hơi đỏ; đài có 5 răng nhẵn; tràng 5 cánh; nhị nhiều; bầu hình trứng.
  • Quả có lá noãn rời nhau ở gần gốc, cong và cụp vào trong ở phía trên nom như bàn tay nhiều ngón, vỏ ngoài sần sùi, khi chín màu vàng, ruột trắng xốp.
  • Mùa hoa : tháng 5-8; mùa quả : tháng 10-12.

2. Thành phần hóa học

Quả phật thủ chứa sterolun, limettin, citropten, obacunon, citflavanon etrogol. He Haiyin; Ling Luoging và cộng sự đã tách và xác định câu trúc của 2 đồng phân dime limettin từ quả phât thủ (CA, 107, 1987, 130908r). Các tác giả trên cũng đã tách bằng sắc ký tớp mỏng trong phật thủ 10 chất đã được xác định, trong đó có citropen, nomilin, limonin β sitosterol và acid palmitic. (CA, 109. 1988, 156041 u).

  • Trong quả trưởng thành, limonoid toàn phần đạt mức cao vào tháng 1 1 sau giảm xuống nhanh chóng vào tháng 12, rồi lại tăng lên trong tháng hai. Hàm lượng limonoid giảm nhanh khí quả chín già (Cai, Huhua; Kharel Ganga…CA, 119, 1993, 91420 b).

3. Tính vị, công dụng

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn chướng đau…

Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu…

4. Một số bài thuốc chữa bệnh bằng phật thủ

4. Một số bài thuốc chữa bệnh bằng phật thủ 1

Phật thủ có nhiều công dụng chữa bệnh

Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra:

  • Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

Chữa viêm khí quản mạn tính:

  • Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

Chữa ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức:

  • Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn:

  • Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.

Chữa đau bụng kinh:

  • Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa ho nhiều đờm:

  • Phật thủ 30 g, đường phèn 15 g, hấp cách thủy nửa giờ, ngày ăn một lần.
  • Hoặc: Nhai cùi lẫn vỏ phật thủ, nuốt nước.
  • Hoặc phật thủ và bán hạ (chế với gừng), mỗi vị 6g, sắc uống. Có thể thêm đường cho dễ uống.

Chữa đau dạ dày do lạnh:

  • Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *