Những câu hỏi thường gặp về bánh chưng ngày Tết cổ truyền

Món ăn truyền thống trong ngày Tết có bánh chưng, bánh tét, dưa hành, giò lụa,… Những ngày này, thường chế độ sinh hoạt của chúng ta sẽ thay đổi một chút: có thể là dậy muộn hơn, có thể là uống nhiều nước ngọt hay đồ uống có cồn hơn, hay nhiều khi là ăn nhiều hơn, đặc biệt là món bánh chưng. Vì thế bạn sẽ đôi chút băn khoăn những câu hỏi liên quan về món bánh chưng truyền thống. Do vậy, Tra cứu dược liệu sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này ngay dưới đây.

Những câu hỏi thường gặp về bánh chưng ngày Tết cổ truyền 1

Bánh chưng – Món ăn truyền thống ngày Tết

1. Bánh chưng có nguồn gốc từ đâu?

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh giầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: “Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy một vị thần bảo: “Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành.” Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.

Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh giầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội… dân gian cùng nhau làm bánh chưng, bánh giầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
2. Bánh chưng có hàm lượng calo là bao nhiêu?

Một chiếc bánh Chưng bao gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hành, hạt tiêu và ,muối được gói lại bằng lá dong và luộc trên bếp lửa trong vòng 12 tiếng. Vì thành phần chủ yếu là tinh bột nên lượng calo trong bánh chưng cũng khá dồi dào, ăn quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa calo. Việc thừa calo , đặc biệt là quá nhiều và quá nhanh trong các ngày Tết thì sẽ làm cho bạn tăng cân một cách nhanh, lên nhiều mỡ thừa – điều mà không ai muốn cả.

Việc tính toán calo trong một cái bánh chưng cũng không quá khó, nó phụ thuộc chủ yếu vào kích cỡ của cái bánh chưng, có loại nhỏ, loại trung bình và loại lớn. Bài viết này Dinh dưỡng thể hình sẽ đi cụ thể vào bánh chưng mà đa số mọi nhà hay gói là loại bánh chưng cỡ vừa.

Một cái bánh chưng cỡ vừa được gói với khoảng 200g gao (2 bát gạo), 50-100g thịt lợn (ba chỉ hoặc thịt vai), 50g đỗ xanh và thêm các gia vị đi kèm. Với hàm lượng dinh dưỡng tinh bột, chất béo, đạm tính theo tỷ lệ :

  • 1G tinh bột ( Carb ) cho 4 calories
    1G chất béo ( Fat ) cho 9 calories
    1G đạm ( Protein ) cho 4 calories

Một cái bánh chưng này thường rơi vào khoảng 1600- 2000 calo/ chiếc
Bánh thường chia làm 8 phần nên bạn chỉ cần ăn 2 miếng đã là 400 – 500 calo bằng 2 bát cơm trắng nên nếu bạn đã ăn bánh chưng thì nên hạn chế lượng cơm hay tinh bột mình nạp vào trong ngày hôm đó.

Với những bạn có sở thích ăn bánh chưng thì mình nghĩ vẫn nên hạn chế bởi lượng calo quá cao có thể làm bạn bị tăng cân, tăng mỡ .

Những câu hỏi thường gặp về bánh chưng ngày Tết cổ truyền 2

Một cái bánh chưng này thường rơi vào khoảng 1600- 2000 calo/ chiếc

3. Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết?

Bánh chưng là món ăn cổ truyền của người Việt khi Tết đến xuân về. Nhưng đây lại không phải là thực phẩm tốt cho tất cả mọi người. Hiện nay có khá nhiều người phải đối mặt trong đó nhiều bệnh phải kiêng đồ nếp, chất béo…điều này đồng nghĩa với việc phải kiêng bánh chưng.

Nếu bạn có những bệnh dưới đây, hãy chú ý hạn chế hoặc tránh xa loại bánh bổ dưỡng này để cho ngày Tết của bạn được khỏe mạnh và viên mãn nhất.

Bệnh thận

Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu cao thì cần tránh xa bánh chưng vì nó rất nhiều chất béo.

Béo hoặc béo phì

Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán thì nó cực giàu năng lượng, nhiều chất béo.

Bị mụn nhọt

Những người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt. Chưa kể, vì được làm từ gạo nếp, bánh chưng là thực phẩm mà bạn phải tuyệt đối tránh xa nếu đang bị mụn. Vì đồ nếp sẽ khiến vết mụn bị sưng, lở loét, thậm chí là bưng mủ.

Chính vì vậy, nếu muốn có một làn da đẹp, không có mụn bạn nên tránh những thực phẩm gây nóng trong người như bánh chưng, bánh tét, ớt cay, đồ ăn chiên rán,…mà thay vào đó bạn nên ăn những thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây,…

Những câu hỏi thường gặp về bánh chưng ngày Tết cổ truyền 3

Ăn nhiều bánh chưng có thể gây nóng trong, nổi mụn, sưng đau

Bị đau dạ dày

Bánh chưng thường chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu…Khi ăn quá nhiều đồ nếp sẽ khiến dạ dày luôn bị ức ách khó chịu và dễ bị ợ chua.

Bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch

Người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch cần tuân theo một chế độ ăn uống để ổn định sức khỏe. Những người này nên hạn chế ăn bánh chưng để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

Người bị bệnh tiểu đường
Bánh chưng vốn là món ăn giàu năng lượng, có đầy đủ đường, đạm, béo, vitamin, chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều bánh chưng vì sẽ gây tăng đường huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ăn bánh chưng kèm dưa hành nhưng cần lưu ý

  • Dưa hành muối ăn kèm sẽ giúp tiêu hóa bánh chưng nhanh chóng hơn. Do đó, khi ăn bánh chưng, chúng ta nên ăn kèm dưa chua, hành muối, kim chi… để tiêu hóa tốt hơn, giúp tránh tăng cân.
  • Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch thì không nên ăn bánh chưng kèm dưa hành muối vì không tốt cho sức khỏe do dưa hành muối có nhiều muối.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *