Nấm ngọc cẩu mọc ở đâu? Vì sao lại gọi là nấm tan cửa nát nhà?

Nấm ngọc cẩu là một loại dược liệu thường được sử dụng trong những trường hợp người có thể trạng yếu, người muốn tăng cường sức khỏe, bổ máu, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực nam giới. Trong Đông Y đây có thể coi là một vị thuốc giúp cải thiện sinh lý, sinh lực phái mạnh rất hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ lý giải rõ hơn về loại nấm  mà nhiều người truyền tai nhau về công dụng ngoài sức tưởng tượng dành cho chuyện vợ chồng.

Nấm ngọc cẩu mọc ở đâu? Vì sao lại gọi là nấm tan cửa nát nhà? 1

Nấm ngọc cẩu

Mục lục

  • 1. Nấm ngọc cẩu
  • 2. Công dụng của nấm ngọc cẩu
  • 3. Cách sử dụng nấm ngọc cẩu
    • 3.1. Ngâm nấm ngọc cẩu tươi
    • 3.2. Ngâm nấm khô
  • 4. Nấm ngọc cẩu mọc ở đâu
  • 5. Vì sao lại gọi nấm ngọc cẩu là nấm tan cửa nát nhà?

Nấm ngọc cẩu

  • Nấm ngọc cẩu có tên khoa học  là Balanophoraceae.
  • Nấm ngọc cẩu còn có tên gọi khác là: Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu.
  • Theo tiếng Mán gọi nấm ngọc cẩu là “dùng bờ nòm mà”, tạm dịch là “lá tai dê”, có tác dụng tương tự nhưng có phần “mãnh liệt” hơn dâm dương hoắc. Vì nhìn hình dáng của loài nấm có màu đỏ tươi, lại rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người ta thường gọi là Nấm ngọc cẩu hay cẩu pín.
  • Tỏa dương thường mọc và sống ký sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp… ở các vùng rừng núi phía Bắc.
  • Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá. Thân có màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bới cán hoa lớn, mang hoa dày đặc, có bao bọc bằng mo màu tím. Nấm có mùi hôi đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá. Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm. Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột.

Xem đầy đủ: Hình dạng nấm ngọc cẩu

Công dụng của nấm ngọc cẩu

Trong Đông y dùng nấm ngọc cẩu để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tì vị, nuận tràng, thông tiểu.

  • Một số vị thuốc được kết hợp với nấm ngọc cẩu chữa trị rối loạn tiền đình rất tốt.
  • Nấm tỏa dương được sử dụng trong các bài thuốc bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa
  • Chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, tráng dương
  • Đây còn là vị thuốc bổ giúp phụ nữ sau sinh lấy lại sức khỏe nhanh chóng, giúp ăn ngon, ngủ ngon.
  • Chữa nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành nhờ thành phần nội tiết tố estrogen có trong nấm.

Đặc biệt trong nấm ngọc cẩu chủ trị yếu sinh lý cực tốt, chữa trị liệt dương, lãnh cảm. Đàn ông thường dùng nấm đực , đàn bà dùng nấm cái là tốt hơn hết. Nấm ngọc cẩu theo kinh nghiệm sử dụng thì củ non có tác dụng tốt hơn củ già và tốt hơn củ hoa. Nấm ngọc cẩu từ lâu đã được y học cổ truyền chứng minh là dược liệu thượng bổ cho quý ông, giúp quý ông lấy lại phong độ. Sâm Tỏa Dương được ca tụng như vậy bởi hàng loạt các tác dụng tốt cho nam giới như: tăng cường sinh lý, tăng cường sức khỏe, hồi phục cơ xương khớp lão hóa…

Xem thêm: Công dụng và cách sử dụng tỏa dương

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu có nhiều cách sử dụng khác nhau, nhưng cơ bản nhất vẫn là dùng nấm ngọc cẩu ngâm rượu uống hàng ngày. Dưới đây là cách ngâm nấm ngọc cẩu bổ thận tráng dương.

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu 1

 

Rượu nấm ngọc cẩu rất nhiều tác dụng nhất là chủ trị yếu sinh lý, liệt dương…

Ngâm nấm ngọc cẩu tươi

  • Thành phần, tỷ lệ: 1 kg nấm tươi, 200ml mật ong rừng ngâm với 4 lít rượu trắng loại ngon, nếu ngâm với rượu nếp càng tốt.
  • Cách ngâm: Nấm rửa sạch đất cát đem phơi dáo nước, sau đó tráng nấm 1 lượt bằng rượu trắng. Cắt đôi dọc cây nấm, đối với phần củ nấm nên thái mỏng để rượu ngấm đều hơn và tiến hành ngâm với rượu theo tỷ lệ 1Kg nấm ngâm 4 lít rượu.
  • Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được, mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ.

Ngâm nấm khô

  • Tỷ lệ ngâm: 500gram nấm khô, 100ml mật ong rừng ngâm với 5 lít rượu
  • Cách ngâm: Tiến hành ngâm bình thường như trên.
  • Nấm khô: Ngâm mùi vị sẽ đặm đà hơn nấm tươi, do nấm khô không chứa nước như nấm tươi.
  • Thời gian: Ngâm trong 1 tháng, mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ.

Nấm ngọc cẩu mọc ở đâu

  • Không phải ở nơi nào cũng có thể tìm thấy nấm ngọc cẩu, loại thảo dược quý này thường tìm thấy ở vùng núi Tây Bắc, sống ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Cây mọc nhiều ở đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, Hoàng Liên Sơn và một số đỉnh núi cao lạnh giá quanh năm, có tuyết bao phủ. Tuy nhiên, hiện tại người Trung Quốc thu mua liên tục dẫn đến nấm rất khan hiếm.
  • Nấm ngọc cẩu mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới lùm cây bụi. Nấm ngọc cẩu mọc hoang trên dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Tây Côn Lĩnh các núi vùng Tam Đảo, nhưng nấm ngọc cẩu có giá trị dược liệu cao khi sinh trưởng ở độ cao trên 1.500m. Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000 như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ.
  • Vì vậy muốn chọn mua nâm ngọc cẩu chất lượng nhất, các bạn nên nắm rõ về hình ảnh nhận dạng cây tỏa dương cũng như hiểu rõ địa điểm cây mọc để tránh bị nhầm lẫn. Nấm mọc ở những nơi có độ cao trên 2000, nơi quanh năm lạnh giá . Những loại nấm trên đó chất lượng và giá cả tất nhiên bao giờ cũng chênh hơn 1 chút.
  • Nấm thường mọc trong khoảng từ tháng 9 hàng năm cho tới hết tháng 10. Cây sống trên những cây gỗ lớn bị mục nát, ưa bóng tối, các lùm cây rậm rạp.

Vì sao lại gọi nấm ngọc cẩu là nấm tan cửa nát nhà?

Như trên đã nói nấm ngọc cẩu còn có tên là hoa tuyết sơn vì mọc ở núi cao hay còn gọi là tỏa dương, nấm cu chó… Nấm mọc ở độ cao trên núi thu hái ở nơi càng cao càng có giá trị dược liệu.

  • Trong các bài thuốc y học cổ truyền và bài thuốc dân tộc dùng tỏa dương để bổ thận tráng dương, giúp ích tinh huyết, tăng ham muốn tình dục, giúp bổ tỳ vị,  giúp nhuận tràng, thông tiểu.
  • Chủ trị yếu sinh lý, lãnh cảm,liệt dương, mỏi gối, đau lưng, biếng ăn.
  • Đông y dùng nấm ngọc cẩu trong các bài thuốc giúp bổ máu, kích thích đường tiêu hóa, bổ thận, chữa nhức mỏi tay chân,thông tiểu, đau lưng,liệt dương, di tinh, đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh em bé.

Người dân vùng cao Tây Bắc là những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nấm ngọc cẩu và đã sử dụng loài nấm này từ hàng trăm năm nay để làm rượu nấm ngọc cẩu có tác dụng rất tốt trong tăng cường sức khỏe và chữa bệnh. Dân gian đòn rằng loài nấm này còn có công hiệu kích thích tình dục mạnh hơn cả các loại dược liệu bổ dương như “Lá dâm dương hoắc”. Nghe nói, trong một gia đình, nếu chỉ có chồng hoặc vợ dùng rượu nấm ngọc cẩu thì gia đình đó sẽ sảy ra hiện tượng “Quan hệ bất chính” do mất cân bằng về nhu cầu tình dục (Người nào sử dụng loại rượu này sẽ có nhu cầu tình dục mãnh liệt hơn mức bình thường). Bởi vậy, để duy trì hạnh phúc gia đình êm ấm, có nhiều giây phút thăng hoa, thì cả vợ và chồng đều cùng uống loại rượu quý này. Đó chính là lý do mà loài nấm này có tên “Nấm tan cửa nát nhà”.

Các nghiên cứu về nấm ngọc cẩu của Viện Y học bản địa Việt Nam cho thấy cây này có chứa anthoxyanozit, L-Arginin – một tiền chất sau khi qua chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản sinh ra Nitric Oxit (NO). Chất này tham gia trực tiếp vào quá trình gây giãn mạch ngoại biên. Một phần hệ quả của việc đó là giãn mạch khá đặc hiệu bộ phận sinh dục, gây giãn mạch và cương cứng môi lớn, môi nhỏ của âm hộ và dương vật. Ứng dụng trong điều trị lâm sàng trên người bệnh mắc chứng rối loạn cương, yếu năng lực tình dục nam, nữ, da không đẹp và lãnh cảm, ngọc cẩu có giá trị khá cao

Xem thêm: Tỏa dương chữa xuất tinh sớm


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *