Món ăn tốt cho người rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Món ăn tốt cho người rối loạn tiêu hóa 1

Mục lục

  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
  • Triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa
  • Món ăn tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa
    • Cháo hạt sen gừng tươi
    • Cháo nấm thịt bò
    • Cháo táo đỏ gạo nếp
    • Cháo bắp cải
    • Canh gà nấu nấm
    • Canh cá diếc
    • Cháo củ mài, đậu đỏ
  • Phòng chống rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Do uống rượu bia: Khi cơ thể dung nạp quá nhiều bia rượu sẽ làm tiêu hụt lượng lớn men tiêu hóa dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, rượu bia cũng gây tổn thương niêm mạc ruột dẫn tới hội chứng ruột kích thích.

Ăn uống không hợp vệ sinh: Việc sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc dễ dẫn tới bệnh tiêu chảy, đau bụng, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột:

Theo Giáo sư Mario Clerici, Chủ tịch ngành Miễn dịch học, ĐH Y khoa Milano (Italy) thì cơ thể con người được cấu tạo bởi 10.000 tỷ tế bào. Và lượng vi khuẩn trong cơ thể lớn hơn gấp 10 lần con số đó, bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn.

Lợi khuẩn và hại khuẩn tập trung nhiều nhất ở đường ruột. Trung bình, ở mỗi người bộ phần này chứa tới 2kg vi khuẩn. Trong đó, 85% là lợi khuẩn (probiotic) và 15% là hại khuẩn.

Khi mất đi sự cân bằng này, tỷ lệ hại khuẩn gia tăng thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu dẫn đến, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là bệnh rối loạn tiêu hóa.

Triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa

  • Chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi ợ nóng, tiêu chảy, chán ăn…
  • Nếu để lâu không điều trị dễ gây nhiều biến chứng như đi ngoài ra máu, tiêu chảy xen kẽ táo bón, người sút cân mệt mỏi…

Món ăn tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa

Cháo hạt sen gừng tươi

  • Nguyên liệu: Hạt sen cả vỏ lụa 100g, gạo 50g, gừng tươi 25g.
  • Chế biến: Hạt sen bỏ vỏ ngoài, gừng tươi rửa sạch thái lát cho cùng gạo đã vo sạch vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo loãng, chia ăn ngày vài lần.

Cháo nấm thịt bò

  • Nguyên liệu: Nấm 100g, thịt bò 100g, gạo 100g, hành, gừng tươi băm nhỏ, gia vị vừa đủ.
  • Chế biến: Thịt bò thái miếng mỏng, cho cùng nấm đã rửa sạch, gạo vo sạch vào nồi, thêm nước nấu cháo; cháo gần chín cho gừng hành và gia vị vào, nấu một lát là được.
  • Chia ăn ngày 2 lần.

Cháo nấm thịt bò 1

Cháo táo đỏ gạo nếp

  • Nguyên liệu: Táo đỏ 15g, gạo nếp 60g.
  • Chế biến: Táo ngâm 1 giờ sau cho cùng gạo nếp vo sạch. Hai thứ nấu cháo, chia ăn ngày vài lần.

Cháo bắp cải

  • Nguyên liệu: Cải bắp 200g, tôm nõn 25g, thịt lợn băm 50g, gạo nếp 100g, dầu thực vật, gia vị vừa đủ.
  • Chế biến: Gạo nếp đãi sạch, ngâm nước. Cải bắp rửa sạch thái nhỏ. Cho dầu thực vật, thịt lợn băm, tôm nõn, cải bắp vào nồi đảo qua, cho gia vị vào xào đến khi thấy dậy mùi thơm thì đổ ra bát. Cho gạo nếp vào nồi thêm nước, nấu cháo, cháo chín cho bát thịt, rau vào đảo đều, đun qua là được.
  • Chia ăn vài lần trong ngày. Dùng tốt cho người mắc chứng viêm dạ dày ruột, thận dương hư suy, thiếu sữa sau khi sinh.

Canh gà nấu nấm

  • Nguyên liệu: Gà 1 con khoảng 500g, nấm 20g, hoàng kỳ 30g, gừng 3 nhánh.
  • Chế biến: Gà làm thịt rửa sạch thái miếng, hoàng kỳ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun nhỏ lửa trong 2 giờ, vớt hoàng kỳ ra. Nấm rửa sạch thái nhỏ cho vào canh, nêm gia vị, sôi lại là được. Ăn kèm trong bữa.
  • Món này tốt cho người rối loạn tiêu hóa mạn tính, tỳ vị hư nhược.

Canh gà nấu nấm 1

Canh cá diếc

  • Nguyên liệu: Cá diếc 300g, trần bì 10g, hạt tiêu 10g, súc sa nhân 5g, dầu thực vật, gia vị vừa đủ.
  • Chế biến: Cá làm sạch, cho các vị vào bụng cá. Bắc nồi nước lên bếp, đun nóng thì cho cá vào đun tiếp, khi thấy nước chuyển màu trắng, cho gia vị là được.
  • Ăn cá uống canh vào lúc đói. Dùng tốt cho người đau bụng mạn tính, tả, lỵ do tỳ vị hư nhược.

Cháo củ mài, đậu đỏ

  • Nguyên liệu: Đậu đỏ nhỏ hạt 30g, củ mài 30g, đường trắng vừa đủ.
  • Chế biến: Đậu đỏ rửa sạch cho vào nồi, đổ nước nấu chín rồi cho đường là được.
  • Ăn tùy ý trong ngày. Thích hợp cho người bị lỵ, tỳ hư lâu ngày.

Cháo củ mài, đậu đỏ 1

Phòng chống rối loạn tiêu hóa

Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa nói riêng và các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa nói chung, cần có chế độ ăn uống và lối sống khoa học:

  • Ăn uống đủ chất, ăn chín uống sôi, hạn chế các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy
  • Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn
  • Bổ sung men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột
  • Tập thói quen đi vệ sinh khoa học, mỗi ngày đều nên đi vệ sinh một lần vào cùng một thời điểm
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

Lương y Đình Thuấn


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *