Lá mơ lông có tác dụng gì?

Mơ lông là cây trồng quen thuộc trong vườn nhiều nhà dân ở vùng đồng bằng. Loài cây này có sức sống tốt, ít cần sự chăm sóc. Lá mơ thường được sử dụng như loại rau sống trong các món ăn, ngoài ra lá mơ còn được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Lá mơ lông có tác dụng gì? 1

Lá mơ có tác dụng kháng khuẩn, trị ho, giảm đau, tiêu chảy

1. Mô tả cây

  • Dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Thân non hơi dẹt, sau tròn, màu lục hoặc tím đỏ.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 5 – 10cm, rộng 2 – 4cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, hai mặt lá đều màu lục, gân lá rõ ở mặt trên; cuống lá dài 1 – 3cm; lá kèm rộng, thường xẻ đôi.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngọn thành xúm, dài 10 – 30cm, phân nhánh nhiều và toả rộng; lá bắc rất nhỏ; hoa màu trắng điểm tím nhạt, không cuống; đài hình chuông, 4-5 răng rất nhỏ, hình tam giác nhọn; tràng hình phễu, dài 1 – 1,2cm, 4-5 cánh loăn xoăn ở đầu; nhị 4-5; bầu 2 ô. Quả gần hình trứng, dẹt, nhẵn, màu nâu bóng.
  • Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi. Mùa hoa quả: tháng 8-10.

Trong thực tế, còn có một loài khác có tên khoa học là Paederia scandens (Lour.) Meu. cùng họ, cũng được dùng với công dụng tương tự. Loài này chỉ khác ở chỗ có quả hình cầu, lá có màu tím đỏ ở mặt sau (mơ tam thể).

2. Bộ phận dùng

  • Toàn cây thu hái vào mùa hè. Rễ vào mùa thu hay mùa đông. Lá thường dùng tươi.

3. Thành phần hóa học chính

  • Lá chứa protein 44,6% (tính theo trọng lượng khô) gồm các acid amin như argenin, histidine, lysin, tyrosin, tryptophan, phenylalnin, valin.

4. Công dụng của lá mơ

Bệnh khớp ở người già:

Người già thường bị phong thấp, đau nhức, nhức mỏi khi thay đổi thời tiết. Có 3 cách từ lá mơ lông có thể giúp giảm đau hiệu quả.

  • Cách 1: Lá mơ lông sắc lấy nước uống, có thể lấy cả thân lá cây đều được.
  • Cách 2: Giã dập lá mơ lông rồi cho vào tách, đổ nước sôi, hãm như trà. Sau đó, rót nước ra một cái cốc và cho thêm rượu vào để uống. Rượu có tác dụng dẫn thuốc chạy khắp cơ thể giúp giảm đau nhanh hơn.
  • Cách 3: Băm nhỏ cả cây gồm thân và lá mơ lông, sau đó phơi khô, băm nhỏ. 1kg lá mơ lông khô ngâm với 2 lít rượu, ngâm trong 10 ngày là uống được. Rượu này có thể trong uống ngoài xoa. Mỗi ngày uống 1 đến 2 ly.

Lá mơ lông có tác dụng gì? 2

Lá mơ có tác dụng điều trị phong thấp, đau nhức, nhức mỏi khi thay đổi thời tiết

Sôi bụng, ăn khó tiêu:

  • Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.

Co giật:

  • Nghiền nát khoảng 15 – 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.

Làm lành vết thương:

  • Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương. Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 – 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.

Trị ho gà:

  • Lá mơ lông 150g, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250g, cam thảo dây 150g, trần bì 100g, gừng 50g, đường kính vừa đủ.
  • Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.

Cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé:

  • Nguyên liệu bao gồm 20g rễ mơ lông kết hợp với 1 cái bao tử heo.
  • Tất cả rửa sạch, cho vào nồi, hầm thật nhừ, có thể thêm vào một ít gia vị cho dễ ăn.
  • Thành phẩm thu được cho bé ăn, tuy nhiên, đừng quá lạm dụng nhé, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là 2 tháng áp dụng 1 lần.

Theo ý kiến của các bác sỹ và nhiều chuyên gia dinh dưỡng. Trong thời gian mang bầu và sau khi sinh, ta có thể sử dụng lá mơ non cùng với trứng gà (có thể rán, hấp cách thủy..) tùy theo sở thích của mỗi người. Đây là món ăn rất bổ dưỡng với các bà bầu, lại không bị ngán và rất dễ làm.

Lá mơ lông có tác dụng gì? 3

Món trứng lá mơ bổ dưỡng mà lại dễ làm khi ở nhà

Nguồn: Sưu tầm


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *