Hình ảnh nhận dạng cây sâm cau

Sâm cau còn được gọi với một số tên khác là: Ngải cau, Tiên mao. Dược liệu này thường biết đến với rất nhiều công dụng như chữa sốt xuất huyết, huyết áp cao. Ngoài ra, sâm cau còn được đánh giá rất cao về khả năng tăng cường chức năng sinh lý, chống bất thường tinh trùng, tăng cường khả năng tình dục, sinh sản của nam giới.

Mục lục

  •  Mô tả cây sâm cau
    • Đặc điểm nhận dạng
    •  Bộ phận sử dụng
    • Phân bố, sinh thái
  • Tác dụng của cây sâm cau
  • Một số bài thuốc từ sâm cau
  • Một số hình ảnh nhận dạng cây sâm cau
  • Những chú ý khi sử dụng sâm cau để trị bệnh

 Mô tả cây sâm cau

Đặc điểm nhận dạng

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm, có khi hơn. Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
  • Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp, dài 20-30cm, rộng 2,5-3cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
  • Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng, lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.
  • Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm
  • Hạt 1 – 4, phình ở đầu.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

 Bộ phận sử dụng

Thân rễ, thu hái quanh năm, đào về rửa sạch, ngâm nước vo gạo để khử bớt độc, rồi phơi khô.

Phân bố, sinh thái

  • Sâm cau phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng. Trước kia các tỉnh Sơn La, Hòa Bình thường khai thác được nhiều cây thuốc này và hiện nay trở nên hiếm dần.
  • Sâm cau là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá voi hoặc ven nương rẫy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất; ra hoa quả hàng năm; khi quả già, tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.

Tác dụng của cây sâm cau

  • Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, tăng khả năng cương cứng, tăng số lượng, hiệu quả và chất lượng tinh trùng.
  • Với người già, có thể dùng sâm cau để chữa đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn.
  • Tăng khả năng thích nghi của cơ thể, kích thích miễn dịch, chống viêm, chống co giật, an thần, có hoạt tính hormone sinh dục nam.
  • Dùng làm thuốc bổ, điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính.
  • Sâm cau còn được dùng để chữa hen và dùng làm thuốc lợi tiểu, trị tiêu chảy
  • Hạ đường huyết, hạ huyết áp, điều kinh.
  • Rễ giã nát để đắp chữa bệnh ngoài da, chữa lở loét.
  • Chữa trị loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, vàng da, sốt xuất huyết và nhức đầu…

Chú ý: Dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Người hư yếu không nên dùng.

Có thể tìm hiểu thêm tác dụng của sâm cau qua thông tin bài viết: Tác dụng tuyệt vời của sâm cau là gì?

Một số bài thuốc từ sâm cau

Chữa nam giới liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai:

  • Sâm cau 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng:

  • Sâm cau 8g; sâm Bố Chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương:

  • Sâm cau 50g thái nhỏ, sao vàng, rượu trắng 650 ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Mỗi ngày uống 2 lần vào trước 2 bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30 ml.

Chữa tê thấp, đau mình mẩy:

  • Sâm cau, hy thiêm, hà thủ ô, mỗi vị 50g, rượu trắng 650ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Ngày uống 50ml chia hai lần.

Chữa sốt xuất huyết:

  • Sâm cau 20g sao đen, cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g sao đen, quả dành dành 8g sao đen. Sắc uống ngày một thang.

Chữa huyết áp cao, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh:

  • Sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Xem tham khảo: Công dụng và cách dùng củ sâm cau

Một số hình ảnh nhận dạng cây sâm cau

Một số hình ảnh nhận dạng cây sâm cau 1

Hoa sâm cau

Một số hình ảnh nhận dạng cây sâm cau 2

Lá sâm cau

Một số hình ảnh nhận dạng cây sâm cau 3

Rễ sâm cau

Những chú ý khi sử dụng sâm cau để trị bệnh

Như trên đã phân tích, dược liệu sân cau là cây thuốc quý giúp điuề trị khá nhiều bệnh, tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể dùng. Chính vì vậy, để an toàn nhất cho người bệnh, dưới đây là một số chú ý trong quý trình sử dụng sâm cau để chữa bệnh mà người dùng cần biết:

  • Người bệnh trước khi dùng bất cứ loại dược liệu nào, cũng như sâm cau cần hỏi ý kiến của thầy thuốc, không nên tự ý mua thuốc về dùng, hoặc tự hái dược liệu về sơ chế và dùng
  • Sâm cau là dược liệu thiên nhiên và nó cũng có chứa những độc tố. Trước khi sử dụng sâm cau nên sơ chế khử hết độc tố trong củ sâm cau
  • Người bệnh không nên lạm dụng vị thuốc sâm cau để chữa bệnh bởi độc tố vẫn còn duy trì một lượng nhỏ trong củ của nó, chính vì vậy nên đi bắt mạch và khám trước khi dùng
  • Với những người âm hư, hỏa vượng thì không nên dùng
  • Không nên lạm dụng sâm cau để giúp bổ thận tráng dương, tăng cường khả năng sinh dục nhưng cũng không được lạm dụng quá nhiều.

Xem thêm: Cách phân biệt sâm cau thật giả như thế nào

 


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *