Hình ảnh chuẩn cà gai leo, phân biệt với cà dại khác

Cà gai leo là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe đặc biệt là gan, giúp giải độc rượu bia, chữa mụn nhọt, rắn cắn, viêm gan, xơ gan…Do đó, cà gai leo được nhiều người biết đến và sử dụng. Thực trạng hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm cà gai leo chất lượng kém, thậm chí cà gai leo giả gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Vậy làm thế nào để nhận biết cà gai leo đúng chuẩn, phân biệt cà gai leo với các cà dại khác? Cùng tìm hiểu hình dáng chuẩn cà gai leo và cách phân biệt chúng với cà dại khác.

Mục lục

  • 1. Đặc điểm nhận biết cà gai leo
  • 2. Phân biệt cây cà gai leo, cà dại khác và cà độc dược
  • 3. Một số hình ảnh cây
    • Phân biệt cà gai leo và cà dại
    • Phân biệt cà gai leo và cây cà độc dược
  • 4. Tác dụng của cà gai leo

1. Đặc điểm nhận biết cà gai leo

Cà gai leo là cây mọc hoang ở nhiều vùng núi thấp, trung du hay đồng bằng ven biển…Cây được tìm thấy ở mọi nơi kéo dài từ Bắc vào Nam, tuy nhiên do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng nên cà gai leo thường phát triển ở các tính phía Bắc, Trung Bộ tiêu biểu như Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An…Cây thường mọc lẫn trong các bụi cây dại khác, ven đường, bờ ruộng…

Cà gai leo có tên khoa học Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanens Hance. Hay chúng còn có tên gọi khác như cà vạnh, cà quánh, cà gai dây, cà quýnh. Trong cây cà gai leo có các thành phần hoá học như: flavonoid, các diosgenin, saponin steroid, acaloid solasodin và solasodinon, hoạt chất glycoalcaloid,…

Cà gai leo thuộc loại cây dây leo cao 0,6 – 1m với đặc điểm:

  • Thân cây nhỏ, thường mọc bám lên thân cây khác hoặc bò gần sát mặt đất, có thể bò. Cành xòa rộng, có dây nhỏ nhiều gai cong vàng nhạt có phủ lông hình sao
  • Lá cây mọc so le nhau, có hình thuôn hoặc bầu dục. Phiến lá nông dài khoảng 3-4cm, rộng khoảng 2-3cm, mặt trên của lá có màu xanh đậm còn mặt phía dưới lá nhạt hơn và được phủ một lớp lông tơ màu trắng.
  •  Hoa trắng hoặc hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm. Cà gai leo loại hoa trắng với dây nhỏ hơn, chúng thường được dùng để điều chế thành thuốc. Cà gai leo loại hoa tím với dây lớn hơn, chúng không phổ biến bằng cà gai leo loại hoa trắng và ít được sử dụng hơn. Một số nơi thường trồng để làm hàng rào.
  • Quả hình cầu đường kính 5-7mm, khi chín có màu đỏ.

1. Đặc điểm nhận biết cà gai leo 1

Quả cà gai leo khi chín màu đỏ tươi

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và dây cà gai leo. Thành phần hóa học chủ yếu trong rễ cây cà gai leo bao gồm có alkaloid, tinh bột, flavonoid… với tác dụng hữu hiệu trong điều trị phong thấp, ho khan, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, giảm đau, trị rắn cắn, hay hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Theo đông y, cà gai leo có tính ấm, hơi có độc, vị hơi the có khả năng chữa nhiều bệnh lý về gan như viêm gan B, xơ gan, ung thư gan, tán phong thấp, trị cảm cúm, dị ứng, ho ga, ho lâu ngày, cầm máu, chữa sâu răng, sưng mộng răng…

2. Phân biệt cây cà gai leo, cà dại khác và cà độc dược

Các loài trong họ Cà thường mang nhiều đặc điểm hình thái khá giống nhau, do vậy để xác định chính xác tên danh pháp của loài đó, cần xem xét kỹ và đối chiếu các đặc điểm hình thái đặc biệt là hoa và quả. Dưới đây là bảng so sánh một số cây cà khác nhau

2. Phân biệt cây cà gai leo, cà dại khác và cà độc dược 1

3. Một số hình ảnh cây

Phân biệt cà gai leo và cà dại

Phân biệt cà gai leo và cà dại 1

Hình ảnh Cà gai leo (trái), cà dại (phải)

Phân biệt cà gai leo và cây cà độc dược

Phân biệt cà gai leo và cây cà độc dược 1

Hình ảnh Cà gai leo (trái), cà độc dược (phải)

4. Tác dụng của cà gai leo

Cà gai leo được biết đến là thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bệnh về gan, tăng cường chức năng gan. Dưới đây là một số công dụng của cà gai leo trong điều trị bệnh:

Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan

Chiết xuất cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của xơ gan thông qua cơ chế ức chế sự tạo thành sợi collagen trong các tế bào gan – TS. Nguyễn Thị Minh Khai và cộng sự đã công bố trong đề tài nghiên cứu của mình.

Hỗ trợ điều trị vàng da, vàng mắt, mẩn ngứa, mụn nhọt

Sử dụng cà gai leo hãm nước uống hàng ngày giúp tăng cường chức năng gan, giảm các triệu chứng vàng da, mẩn ngứa và mụn nhọt đáng kể.

Hỗ trợ hạ men gan, giải độc gan

Bên cạnh đó, cà gai leo có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của virus gây viêm gan, hạ men gan, đào thải các chất độc có trong gan vô cùng hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị tê thấp

Cây thuốc khi kết hợp với một số loại thảo dược khác giúp hỗ trợ điều trị tê thấp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cà gai leo giải rượu hiệu quả

Cà gai leo có tác dụng giải rượu hiệu quả , mỗi khi bị say rượu chỉ cần sử dụng trà cà gai leo cơ thể sẽ hồi phục rõ rệt, giảm các cảm giác do say rượu như nôn nao, đau đầu, căng thẳng.
Xem thêm: Cách dùng cà gai leo chữa viêm gan virus, xơ gan
Những lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo:

Tuy có nhiều công dụng tốt với sức khỏe nhưng nếu không biết cách sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ. Ngoài ra, nó có thể khiến quá trình điều trị kéo dài gây ảnh hưởng tới chữa trị và đời sống của người bệnh. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng cà gai leo:

  • Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi sử dụng, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng
  • Trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng vì hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, gan còn chưa hoàn thiện để thực hiện chức năng của mình
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng, có thể gây ảnh hưởng đến tuyến sữa, ảnh hưởng đến dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ.

Xem thêm: 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *