Hà thủ ô trắng có tác dụng tốt như hà thủ ô đỏ không?

Từ xa xưa, hà thủ ô đã được biết đến là một dược liệu quý giúp làm đen tóc đỏ da và được dùng để chữa nhiều bệnh. Trên thực tế, có hai loại hà thủ ô: Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, trong đó hà thủ ô đỏ hay được nhắc đến hơn và được coi là chính phẩm theo quan điểm của Đông y. Do sự tương tự về tên gọi nên nhiều người không biết và vẫn lầm tưởng hai loại hà thủ ô này là một loại. Vậy hà thủ ô trắng và đỏ khác nhau như thế nào? Hà thủ ô trắng có tác dụng tốt như hà thủ ô đỏ không? Trong bài viết dưới đây sẽ cho các bạn có những cái nhìn rõ hơn về hai loại hà thủ ô này cũng như công dụng và tính năng của chúng.

Hà thủ ô trắng có tác dụng tốt như hà thủ ô đỏ không? 1

Cây Hà thủ ô đỏ

Mục lục

  • Hà thủ ô đỏ
  • Hà thủ ô trắng
  • Cách phân biệt hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ
  • Lưu ý khi chọn mua hà thủ ô

Hà thủ ô đỏ

  • Tên khoa học: Reynoutria multiflora (Thunb.) Moldenke, Họ Rau răm Polygonaceae.
  • Cây Hà thủ ô đỏ thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ củ, giống củ khoai lang, màu nâu đỏ. Lá mọc theo kiểu so le, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, lá có dạng hình mũi tên với gốc hình tim và đầu thuôn nhọn. Chiều dài của mỗi lá vào khoảng 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, gân 3 – 5 cái, xuất phát từ gốc lá; cuống lá khoảng 2 cm, phủ lông tơ; bẹ chìa mỏng, ngắn, trên bẹ chìa có lông dài.
  • Cụm hoa dài hơn lá, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, mọc thành chuỳ phân nhánh; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
  • Quả bóng, nhẵn, hình 3 cạnh, nằm trong bao hoa. 3 mảnh ngoài của bao hoa phát triển thành những cánh rộng.
  • Mùa hoa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa quả từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
  • Hà thủ ô đỏ trong Đông y được coi là vị hà thủ ô đúng, chính thức. Nhiều phương thuốc điều trị chỉ ghi hà thủ ô, khi đó ta cần hiểu dược liệu được nhắc đến là hà thủ ô đỏ.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô

Hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng là vị thuốc phát hiện muộn hơn và các thành phần trong dược liệu không hoàn toàn đồng nhất với hà thủ ô đỏ vì được khai thác từ một số chi khác nhau thuộc họ Thiên Lý.

  • Tên khoa học: Sreptocaulon juventas Merr, thuộc họ Thiên Lý Asclepiadaceae.
  • Hà thủ ô trắng là cây dây leo, dài từ 2-5m.
  • Thân màu đỏ sẫm hoặc nâu nhạt, có nhiều lông, dày hơn ở ngọn non, ít phân nhánh. Vì cây nhiều lông như vậy nên có nơi còn gọi là dây mốc.
  • Lá mọc đối, hình trứng ngược, gốc tròn hoặc hơi hình nón cụt, đầu nhọn, dài 8- 14cm, rộng 4 – 9 cm, mặt trên xanh sẫm, ít lông, mặt dưới trắng nhạt phủ lông rất mịn, cuống lá ngắn, có nhiều long.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim phân đôi; hoa nhỏ màu vàng nâu; đài có 5 răng thuôn, có lông; tràng hình chuông gồm 5 cánh hình mác dài gấp 3 lần lá đài; nhị dính liền thành khối.
  • Quả 2 đại, tỏa ra như sừng bò, mỗi đại dài 7 – 9 cm, rộng 5 -6 cm, thuôn nhọn ở đầu, khi chín màu vàng nâu, có nhiều long; hạt nhỏ, dẹt, có chùm long trắng mịn.
  • Toàn cây có nhựa mủ trắng. Bấm thân, lá, quả non của cây sẽ thấy chảy ra nhựa trắng như sữa non, nên cây còn gọi là sữa bò.
  • Mùa hoa: tháng 7 – 9, mùa quả: tháng 10 – 12.
  • Tính vị, công năng, chủ trị: Vị ngọt đắng, chát, tính mát;  có công năng bổ máu, bổ gan và thận; chủ trị: huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.

Hà thủ ô trắng 1

Cây Hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng phân bố ở các vùng có khí hậu nhiệt đới châu Á, tập trung chủ yếu ở 3 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Lào, Campuchia và một số vùng phía nam Trung Quốc. Do vậy, cây còn được gọi là nam hà thủ ô để phân biệt với hà thủ ô đỏ.

  • Ở Trung Quốc, vị thuốc hà thủ ô trắng được khai thác từ rễ củ của cây ngưu bì tiên Cymanchum wilfordii Hemsl. hoặc rễ của cây bạch tiền Cymanchum bungei Decne cùng thuộc họ Thiên Lý.
  • Như vậy hà thủ ô trắng khai thác trong nước và hà thủ trắng được nhập từ Trung Quốc về bán sẽ là rễ củ của những cây khác nhau.

Về công hiệu:

  • Người xưa cho rằng hai loại hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ có tính năng tương tự, đều có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, mạnh gân xương, chữa thiếu máu, làm tóc bạc hóa đen, chậm lão hóa, kéo dài thời gian “yêu”, ngoài ra còn dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, chữa cảm sốt, sốt nóng, sốt rét, ra nhiều mồ hôi, đau vùng tâm vị, bị thương, sưng đau ít sữa.
  • Lá hà thủ ô trắng sắc nước uống chữa tiểu rắt, tiểu buốt; rễ hoặc lá hà thủ ô trắng, nhai nuốt nước, bã đắp chữa rắn cắn. Lá và cành đun nước tắm rửa chữa lở ngứa.

Tuy hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ có các công dụng tương tự nhau nhưng mức độ mạnh yếu thế nào thì chưa được nghiên cứu rõ ràng. Trong sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi và cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” tập 1 của Đỗ Huy  Bích cùng đồng nghiệp biên soạn cũng như tham khảo một số tài liệu khác thì họ đều cho rằng hà thủ ô đỏ và trắng đều có công dụng và độ mạnh yếu như nhau.

Cũng có tài liệu và một số thày thuốc Đông y  theo kinh nghiệm thực tế của mình lại cho rằng hà thủ ô trắng có tính năng tương đối bình hòa, tác dụng tư bổ tương đối yếu, không bằng hà thủ ô đỏ, thích hợp với những người hư tổn tương đối nhẹ.

==> Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào được công bố về việc so sánh mức độ mạnh yếu trong việc bồi bổ sức khỏe và trị bệnh của hai loại hà thủ ô đỏ – trắng.

==> Vì vậy, để đảm bảo an toàn cũng như chắc chắn đạt được mục đích trị bệnh, tránh việc dùng dược liệu mãi mà không thấy hiệu quả, bạn nên ưu tiên dùng hà thủ ô đỏ – loài cây đã được nghiên cứu và chứng minh có công dụng một cách rõ ràng trong bổi bổ sức khỏe và trị bệnh.

Cách phân biệt hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ hay bị nhầm lẫn với hà thủ ô trắng, có khi cũng bị nhầm lẫn với củ nâu. Vì vậy, trong bài viết này sẽ đưa ra một số so sánh một về điểm đặc trưng của 3 loài để giúp bạn đọc có thể phân biệt được rõ ràng.

Đặc điểm

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô trắng

Củ nâu

Hình ảnh

Cách phân biệt hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ 1

Cách phân biệt hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ 2

Cách phân biệt hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ 3

Củ Nâu

Hình dạng lá

Lá có dạng hình mũi tên với gốc hình tim và đầu thuôn nhọn.

Lá hình trứng ngược, gốc tròn hoặc hơi hình nón cụt, đầu nhọn.

Lá đơn, hình tim dài độ 20cm, mọc so le ở gần ngọn. Lá nhẵn bóng, gân hình cung.

Hoa

Cụm hoa dài hơn lá, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, mọc thành chuỳ phân nhánh; hoa nhỏ nhiều, màu trắng

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim phân đôi; hoa nhỏ màu vàng nâu.

Hoa mọc thành bông. Cụm hoa đực có nhiều bông mọc ở kẽ lá, gồm nhiều hoa nhỏ; hoa cái xếp thành bông cong.

Quả

Quả bóng, nhẵn, hình 3 cạnh.

Quả 2 đại, tỏa ra như sừng bò.

Quả nang có cuống thẳng, có cánh.

Rễ củ

Có dạng gần giống củ khoai lang. Mặt ngoài củ màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ, lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng chứa nhiều tinh bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột hà thủ ô đỏ có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

Rễ giống củ sắn, mặt ngoài màu trắng ngà. Ruột bên trong màu trắng, không có lõi.

Rễ củ mọc nổi trên mặt đất, hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng.

Thân

Thân nhẵn, không có lông.

Thân nhiều lông. Thân cũng như lá, quả đều chứa nhiều nhựa trắng, dùng tay bấm thấy chảy ra như sữa.

Thân tròn, cành nhẵn, có nhiều gai ở gốc.

Mùa hoa –mùa quả

Mùa hoa: tháng 9 – 11, nùa quả: tháng 12 – 2

Mùa hoa: tháng 7 – 9, mùa quả: tháng 10 – 12

Mùa quả: tháng 5

Xem thêm:

  • Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với sức khỏe
  • 6 tác dụng không ngờ từ cây hà thủ ô

Lưu ý khi chọn mua hà thủ ô

  • Khi chọn mua hà thủ ô cần phải thật cẩn thận để tránh mua nhầm phải hà thủ ô trắng hoặc các dược liệu khác. Nhiều người dùng hà thủ ô rất lâu mà không thấy có tác dụng thì có thể do bước chọn mua hà thủ ô này đã bị nhầm lẫn. Ngoài ra, hà thủ ô là loài cây “khó tính”, nếu không được chế biến đúng cách sẽ dễ dẫn đến trình trạng làm giảm, làm mất tác dụng của dược liệu quý này, không, khi dùng sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn và có thể gây ra táo bón.
  • Một nguyên nhân khác dẫn đến việc dùng hà thủ ô lâu ngày mà không chữa được bệnh là do một số thương lái vì lợi nhuận cao nên đã nhập về bán loại hà thủ ô đã bị chiết xuất gần hết hoạt chất bên trong (giá trị sử dụng còn chừng 10 – 15%), làm mất đi đáng kể những dưỡng chất thiết yếu cho quá trình trị bệnh.
  • Do đó, khi chọn mua hà thủ ô, ngoài việc biết cách phân biệt hà thủ ô đỏ và trắng, không bị nhầm lẫn với các dược liệu khác, bạn còn cần phải biết cách “phân biệt” giữa nơi cung cấp sản phẩm uy tín với nơi bán hà thủ ô kém chất lượng. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng về công dụng, cách chế biến và cách dùng của hà thủ ô để có thể dùng nó để trị đúng bệnh. Những thông tin này bạn có thẻ tìm hiểu khi mua hàng ở những địa chỉ bán hà thủ ô uy tín, họ sẽ tư vấn rõ ràng, cụ thể cho bạn về hà thủ ô đỏ, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về loại dược liệu này.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *