Cẩn thận những loài cây có độc này

Những loài cây có độc thường có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt nên thu hút nhiều người tò mò. Có những loài cây chỉ gây cho chúng ta bị kích ứng da nhẹ như lên mụn nhọt, mẩn ngứa, nhưng có những loài là kịch độc chỉ cần ăn một chút là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hãy chúng Tra cứu dược liệu điểm tên những loài cây này ngay dưới đây.

Mục lục

  • 1. Cây sừng trâu
  • 2. Cây lá han
  • 3. Cây Sơn
  • 4. Cây Sui
  • 5. Cây lá Ngón
  • 6. Cây Trúc đào

1. Cây sừng trâu

1. Cây sừng trâu 1

Cây sừng trâu có độc tính cực mạnh

Cây sừng trâu có tên khoa học là Strophanthus caudatus. Đây là loài có hoa rất đẹp, quả có hình như những chiếc sừng trâu và độc tính mạnh.

Cây dạng đứng hay dây leo có mủ trong, thân tròn có nhiều lỗ bì, lá to, thuôn ngọn giáo hay thuôn bầu dục, có mũi hay gần nhọn ở đỉnh, thành góc ở gốc, hơi dai, dài 12 – 32 cm, rộng 4 – 7 cm. Hoa đỏ, thành xim ở ngọn, dài 4 – 5 cm. Lá đài nhọn, cánh hoa dài. Quả đại 2, rất to dài 18 – 22 cm, rộng 2,5 cm ở gốc. Hạt nhiều, dài 1,75 cm, rộng 6 mm, có lông mào dài 3,5 cm màu trắng.

Đây là một loại cây thuộc họ trúc đào Apocynaceae, hoa rất đẹp, quả ngộ nghĩnh như chiếc sừng trâu nhưng độc tính thuộc loại mạnh cả lá, rễ, hạt và nhựa đều độc.

  • Nhựa cây sừng trâu thường được trộn với nhựa cây thuốc bắn để tẩm vào mũi tên săn thú.
  • Khi ngộ độc, người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu ù tai, thở khó, mắt mờ dần và nhịp tim rối loạn, lúc nhanh lúc chậm, triệu chứng rầm rộ.
  • Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong 48 giờ.
  • Bị ngộ độc cần khẩn trương gây nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng yên tĩnh và truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim.

2. Cây lá han

2. Cây lá han 1

Cây lá han gây ngứa rát và kéo dài dai dẳng đến nhiều tháng sau

Rừng Tây Bắc là một môi trường động thực vật rất phong phú. Bên cạnh những loại dược liệu quý, trên rừng ta vẫn thường vô tình bắt gặp những loài cây được mệnh danh là “cơn ác mộng của rừng Tây Bắc”. Một trong những loài cây ấy đó chính là cây lá han (loài cây gây ngứa, rát đến tận xương tủy).

Cây lá han là một loài cây gây ngứa cực mạnh, mọc hoang trong rừng. Một trong những cây mà người đi rừng, dân phượt thủ luôn phải tránh xa mỗi khi giáp mặt trên rừng già Tây Bắc bởi nếu lỡ vô tình chạm vào nó bạn sẽ phải bỏ lỡ chuyến đi rừng ngay lập tức bởi một cảm giác đau rát kinh hoàng lan tràn khắp cơ thể. Nguy hiểm hơn là vết ngứa rát sẽ lan rộng và kéo dài dai dẳng đến nhiều tháng sau.

3. Cây Sơn

3. Cây Sơn 1

Cây sơn gây dị ứng mạnh đối với da

Cây sơn là một cây công nghiệp vì cho chất sơn. Người ta dùng dao con khía vào một nửa thân theo hình chữ V, khía từ phía dưới gốc lên. Cứ khía một phía cây cho tới 2,5m sẽ bắt đầu khía sang phía bên kia. Khía xong cắm ở góc nhọn chữ V một mảnh vỏ con trai (hến) để hứng nhựa. Ra ngoài trời, sơn sẽ sẫm màu và có một màng màu đen sẫm, không tan trong các dung môi thông thường, chịu tác dụng của axit và kềm do đó sơn là một chất rất quý có thể dùng trong nhiều công việc.

Tục ngữ có câu “Sơn ăn tùy mặt” để chỉ về cây Sơn, một loài cây được trồng rất phổ biến ở nước ta (nhất là vùng Phú Thọ), có nhựa được dùng để chế biến sơn ta.

  • Chất Laccol trong sơn ta gây dị ứng mạnh đối với da.
  • Những người có cơ địa dị ứng chỉ đi ngang qua hay ngửi thấy đã bị lở sơn và lở nặng, bỏng rát khó chịu.
  • Có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên, chấm nước chè tươi, nước lá bàng hoặc nước muối sinh lý (0,9%) vào vết thương.

Dùng lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn mỗi ngày 2 – 3 lần. Chữa lở sơn cần tránh rửa nước lã, tránh gãi hoặc chà xát lên chỗ da bị tổn thương.

4. Cây Sui

4. Cây Sui 1

Nếu bị nhựa sui bắn vào mắt gây viêm sưng, có thể gây mù lòa

Cây sui thường mọc hoang, nhất là ở vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và một số tỉnh như Quảng Trị, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… Đây là loại cây thân gỗ, phát triển nhanh và đạt kích thước trưởng thành trong vòng 20 năm. Toàn thân cây sui có nhiều nhựa màu trắng rất độc chứa các glucosid, antiarin, antioresin, toxicarin và chất béo. Nếu nhựa của cây sui ngấm vào cơ thể người và động vật máu nóng thì cái chết đến rất nhanh.

  • Nếu bị nhựa sui bắn vào mắt gây viêm sưng, có thể gây mù lòa.
  • Nếu bị nhựa sui dính vào vết thương hay trên vùng da bị trầy xước thì nạn nhân lập tức bị ngộc độc với các triệu chứng như các cơ giãn ra, cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim, người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái.
  • Khi bị nhựa cây sui bắn vào mắt hay bị dính nhựa vào vết thương, cần nhanh chóng rửa sạch mủ và khẩn trương đưa nạn nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Mặc dù có độc tố khủng khiếp nhưng hiện nay cây sui đang được Y học ứng dụng vào bào chế một số loại thuốc trị sốt, trợ tim, huyết áp cao… Hạt của cây sui có vị đắng và có tác dụng hạ sốt rất tốt. Ở một số dân tộc ít người của nước ta, bà con còn dùng chăn sui để đắp trong mùa đông giá lạnh.

5. Cây lá Ngón

5. Cây lá Ngón 1

 Ngộ độc lá ngón gây hoa mắt, buồn nôn dẫn đến chết người rất nhanh do ngừng hô hấp

Đứng đầu bảng trong các loài cây độc và có rất nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc là cây lá Ngón, loài cây này có hoa rất đẹp, nở màu vàng cam rực rỡ nên người nếu không biết sẽ thích thú ngắt hoa chụp ảnh.

Tuy nhiên, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành, để chất nhựa độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn dẫn đến chết người rất nhanh do ngừng hô hấp. Nước của rau má tươi nguyên cây rửa sạch và giã nát có thể giải độc lá ngón, hoặc có thể giã nhỏ cây rau muống lấy nước uống.

Cây lá ngón còn có những tên gọi khác là câu vẫn, hoàng đằng, đoạn trường thảo, co ngón, hồ mạn trường, thuốc rút ruột… Đoạn trường thảo thuộc họ mã tiền có tên khoa học là Gelesemiun elegans Benth.

  • Đây là loại cây thân bụi leo, có nhiều cành, thường sống leo dựa vào cây khác. Thân cây lá ngón hơi có khía dọc.
  • Loài cây này có lá màu xanh, mặt lá nhẵn bóng, hình trứng thuôn dài. Đầu lá nhọn, mọc đối, chiều rộng khoảng từ 2 – 5cm, chiều dài khoảng từ 6 – 12cm. Cuống lá hơi tù hoặc nhọn, hoa có màu vàng tươi, xòe ra 5 cánh, hình ống nhỏ.
  • Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 10, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành.
  • Quả hình thon, chứa nhiều hạt.

6. Cây Trúc đào

6. Cây Trúc đào 1

Hoa Trúc đào cực độc có thể gây tử vong nếu không xử lý kịp thời

Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander, họ Apocynaceae, có trên 400 loài xuất hiện trên khắp thế giới. Trúc đào phát triển tốt trong các khu vực cận nhiệt đới ấm áp, tại đây nó được sử dụng rộng rãi như là một loại cây cảnh trong các cảnh quan như công viên và dọc theo ven đường. 

  • Hoa Trúc đào độc đến mức chỉ cần uống nước của loài hoa này rụng xuống cũng gây vấn đề về sức khỏe.
  • Nếu nuốt phải cánh hoa, ngộ độc nhẹ bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
  • Trường hợp nặng có thể loạn nhịp tim, mất kiểm soát cơ thể, hôn mê dẫn tới tử vong nếu không xử trí kịp thời.

Tuy nhiên, đa số chúng ta không biết về độc tính của loài cây này.

Kết luận:

Không có ranh giới giữa cây độc và cây thuốc. Bởi vì, nhiều cây có chất độc được dùng làm thuốc, như các cây ô đầu, mã tiền, cà độc dược,… Độc tính của chúng phụ thuộc vào cách chế biến, cách sử dụng và liều lượng đưa vào cơ thể. Nếu chế biến đúng (hoặc theo y học cổ truyền, hoặc theo y học hiện đại), sử dụng đúng bệnh và đúng liều lượng thì đó là thuốc; nếu chế biến không đúng cách, dùng không đúng bệnh, hoặc quá liều thì sẽ gây tác dụng phụ, gây ngộ độc, thậm chí có thể gây tử vong. Thực tế, trên thế giới, cũng như ở nước ta đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc đáng tiếc.

Tuy nhiên, với một độ tin cậy nhất định, về mặt cảm quan cũng có thể nhận biết được một số cây độc bằng một số dấu hiệu bên ngoài, nhắc ta thận trọng khi sử dụng những cây này hoặc làm thuốc hay đưa vào cơ thể vì mục đích khác.

  • Một số cây độc, khi bẻ lá hoặc phần non, thường thấy có chất lỏng nhớt, trắng như sữa hoặc vàng nhạt hoặc nâu sẫm… chảy ra – đó là nhựa mủ (như ở cây trúc đào, thông thiên, mướp sát…).
  • Một số cây độc có vị đắng hoặc chát (như mã tiền, lá ngón…), một số cây độc khác có mùi hăng, hắc, dễ gây kích ứng da khi chạm phải.
  • Các cây mà dân gian dùng để duốc cá, diệt côn trùng thường có chất độc (cây thàn mát, lá xoan…).
  • Đặc biệt, trên các bãi chăn thả gia súc, những cây mà súc vật tránh không ăn hoặc tránh đụng chạm tới thường là cây độc.

Nguồn: Cây độc Việt Nam


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *