Cách dùng hà thủ ô đơn giản, hiệu quả

Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có vị chát, ngọt, đắng (loại trắng thường đắng khó uống), có công dụng chữa đau lưng, nhức mỏi, bổ can thận, cảm sốt, khí hư bạch đới… Ngoài ra hà thủ ô còn được biết đến tác dụng làm đẹp hang lại hiểu quả không ngờ.

Cách dùng hà thủ ô đơn giản, hiệu quả 1

Hà thủ ô được xem là thần dược trị râu tóc bạc sớm

Mục lục

  • Cây Hà thủ ô
    • Thông tin khoa học
    • Mô tả
    • Phân bố
  • Tác dụng của hà thủ ô
  • Những cách dùng hà thủ hiệu quả
    • Cách lựa chọn hà thủ ô chuẩn nhất
    • Các bài thuốc đơn giản từ hà thủ ô
  • Những thận trọng khi dùng hà thủ ô

Cây Hà thủ ô

Thông tin khoa học

  • Hà thủ ô – Polygonum multriflorum Thunb, hay còn được gọi là Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón, Khua lình. Cây thuộc họ rau răm Polygonaceae.

Mô tả

  • Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyến có hình giống củ khoai lang.
  • Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
  • Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng. Mùa hoa: tháng 9 -11.
  • Mùa quả: tháng 12 – 2.

Phân bố

Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 1 loài là cây hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phía bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La…

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô

Tác dụng của hà thủ ô

Tăng cường, bồi bổ sức khỏe

Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng đau thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, bạch thược, cúc hoa), kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu trong các bệnh về thiếu máu và máu.

Giải nhiệt, lợi tiểu

Còn dùng để chữa đau mỏi chân tay, di tinh, chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết suy nhược, giải nhiệt và lợi tiểu và làm chất săn trong điều trị phối hợp chữa ỉa chảy.

Trị ngoài da

Y học cổ tryền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.

Tốt cho tim mạch, khả năng miễn dịch

Hà thủ ô giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Kháng khuẩn, nhuận tràng

Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng chống rét của cơ thể, chống lão hóa và giúp trẻ hóa da.

Giải độc, tiêu viêm

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc.

Bổ máu, chữa gan thận, đau lưng, mỏi gối

Ở Ấn Độ, rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và làm đen tóc. Nó còn có tác dụng đối với bệnh tăng đường máu. Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát táo bón, da mẩn ngứa không có mủ.

Tìm hiểu đầy đủ: Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với sức khỏe

Những cách dùng hà thủ hiệu quả

Cách lựa chọn hà thủ ô chuẩn nhất

Chọn cây hà thủ ô có tầm 1 năm tuổi trở lên. Cây trên 5 năm tuổi là tốt hơn cả, cây 3-4 năm tuổi sẽ ít tác dụng hơn 5 năm tuổi. Cây có củ càng già thì hương càng thơn, càng ngọt và các thành phần thuốc sẽ càng cao

Hà Thủ ô thu hoạch về nên chọn ra những củ già loại bỏ củ non, sau mọt như vết hà thường gặp ở củ khoai lang. những củ này thường kém chất lương nên loại bỏ vì khi chế biến cũng sẽ không còn nhiều tác dụng.

Chọn hà thủ ô đỏ

  • Củ có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ,
  • Thân củ có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ.
  • Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng.
  • Khi sấy khô và tán mịn, bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

Chọn hà thủ ô trắng

  • Hà thủ ô trắng là loại dây mọc bò hoặc leo, người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ.
  • Hà thủ ô trắng có mùi thơm nhẹ,
  • Khi nếm có vị đắng chát, nhiều nhựa trắng trên thân lá,
  • Đặc biệt hà thủ ô trắng có ít tác dụng hơn hà thủ ô đỏ .

Các bài thuốc đơn giản từ hà thủ ô

Các bài thuốc đơn giản từ hà thủ ô 1

Hà thủ ô đun nước uống

Hà thủ ô hãm nước như pha chè

  • Hà thủ ô 20g. Sơn trà 20g

Tất cả các loại thái vụn, hãm với nước sôi đun già đậy kín bình, sau 15-20 phút là uống được, có thể uống thay trà hàng ngày.

  • Hà thủ ô 60g, trứng gà 3 quả

Sắc hà thủ ô lấy nước, bỏ bã rồi đập trứng gà vào đun chín là được, ngày ăn 1 quả

Hà thủ ô cùng các loại thảo dược sắc nước uống

  • Hà thủ ô đỏ cạo vỏ, thái mỏng phơi khô, tán bột. Ngày uống 4g vào sáng sớm, chiêu thuốc bằng rượu.
  • Hà thủ ô chế 16g, thục địa 30g. Hà thủ ô chế, thục địa tẩm rượu, thái lát mỏng, cho nước sôi hãm uống thay trà.

Xem tham khảo: Trà hà thủ ô, công dụng và cách dùng

Hà thủ ô hầm gà

  • Gà mái tơ 1con, hà thủ ô chế 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, hà thủ ô gói trong vải xô, đặt trong bụng gà, hầm cách thuỷ, lấy ra bỏ bã thuốc, thêm gia vị.

Cháo hà thủ ô

  • Gà: ½ con,
  • Hà thủ ô đỏ chế: 30g,
  • Gạo: 70g.

Cho gà và Hà thủ ô vào nồi áp suất nấu cho mềm, vớt bỏ bã Hà thủ ô, vớt gà để riêng. Cho gạo vào nồi nước hầm gà lúc nãy nấu đến khi gạo nở bung, bỏ gà đã nấu trở vào nồi, nêm muối vừa ăn. Ăn cháo khi còn nóng, chấm gà với muối tiêu chanh.

Các bài thuốc đơn giản từ hà thủ ô 2

Cháo hà thủ ô, món ăn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Hà thủ ô tán viên uống

  • Hà thủ ô đỏ: 1,8Kg. Ngưu tất: 0,6Kg. Đậu đen : 2Kg

Tất cả xếp từng lượt, cho vào nồi đồ rồi lấy thuốc ra tán bột. Lấy mật ong trộn với bột làm thành viên nhỏ 0.5g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên.

Hà thủ ô ngâm rượu

  • Hà thủ ô 120g, đươngy 60g, sinh địa 80g, rượu tráng 2,5l

Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vài rồi cho vào vò ngâm rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15ml vào buổi sáng.

Tham khảo: Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ chuẩn nhất

Những thận trọng khi dùng hà thủ ô

Hà thủ đô tuy là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý tốt cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Dù không thể phủ nhận tác dụng của hà thủ ô, tuy nhiên nếu không dùng đúng cách có thể gây ra một số phản ứng phụ nếu phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần có trong hà thủ ô:

  • Buồn nôn, nôn mửa,
  • Chán ăn,
  • Tiêu chảy
  • Hà thủ ô đỏ không nên dùng trong thời kỳ mang thai, cho con bú và trẻ em.
  • Hà thủ ô đỏ không nên được sử dụng nếu bạn bị tiêu chảy hoặc quá mẫn với thảo mộc.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của hà thủ đô đỏ hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Trước khi dùng, tốt nhất nên qua thăm khám, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *