Cách chọn rễ cây ba kích ngâm rượu

Ba kích được ví như loại nhân sâm ở Việt Nam với rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, bồi bổ và điều trị bệnh. Tác dụng của ba kích có thể phát huy hết tác dụng nếu bạn chọn lựa được loại ba kích chuẩn nhất, tốt nhất. Điều này không hề đơn giản khi trên thị trường xuất hiện quá nhiều loại ba kích và nhiều loại có hình dáng giống ba kích. Vậy cần chọn rễ cây ba kích như thế nào để ngâm rượu là tốt nhất, các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết này.

Cách chọn rễ cây ba kích ngâm rượu 1

Rễ ba kích tươi, khô

Mục lục

  • 1. Tìm hiểu về nhận dạng rễ cây ba kích
    • 1.1. Các loại ba kích
  • 2. Tác dụng của rễ ba kích
  • 3. Phân biệt rễ cây ba kích tím và rễ cây ba kích trắng
  • 4. Mua củ ba kích tím ở đâu tin cậy nhất

Tìm hiểu về nhận dạng rễ cây ba kích

  • Ba kích còn được gọi là Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Ba kích thiên (Trung Quốc)
  • Ba kích thường mọc nhiều ở các vùng núi phía Bắc, tập trung nhiều ở các tỉnh: Quảng Ninh (Hải Ninh, Hồng Quảng), Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang
  • Ba kích rừng tự nhiên là loại được ưa chuộng nhất và giá thành cao hơn.
  • Rễ và củ của ba kích đều có tác dụng chữa bệnh, trong đó củ ba kích là hay được sử dụng hơn cả.Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng củ ba kích

Xem thêm: Kĩ thuật trồng cây ba kích

Các loại ba kích

Trong tự nhiên ba kích chia làm hai loại:

  • Ba kích tím
  • Ba kích trắng.

Tuy nhiên, củ ban kích tím được ưa chuộng hơn cả, và được rất nhiều người săn lùng bởi chúng được coi có tác dụng tốt hơn ba kích trắng. Vì thế nếu không biết cách chọn lựa ba kích, rất có thể bạn sữ bị đánh lừa và mua nhầm ba kích trắng trà trộn vào.

Có thể bạn quan tâm hình ảnh các loại ba kích dễ nhận biết : TẠI ĐÂY

Tác dụng của rễ ba kích

  • Tác dụng của cây ba kích bổ thận, tráng dương cường gân cốt, khử phong thấp,…
  • Với những người tuổi già ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với  bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ản ngủ kém.
  • Không chỉ vậy, ba kích còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp.
  • Trong y học cổ truyền, ba kích có tính ấm, vị hơi cay được coi là cây thuốc nam quý trong điều trị yếu sinh lý hiệu quả
  • Cách dùng ba kích ngâm rượu hỗ trợ, điều trị các bệnh về sinh lý như: di tinh, mộng tinh, yếu tinh trùng, tinh trùng ít, và các vấn đề về cương dương
  • Ba kích có tác dụng ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp, đau lưng mỏi gối, gân cốt yếu

Xem thêm:  Công dụng tuyệt vời của cây ba kích trong một số bài thuốc

Phân biệt rễ cây ba kích tím và rễ cây ba kích trắng

Cách phân biệt rễ ba kích tím:

  • Vỏ bên ngoài rễ ba kích tím sẽ có vỏ màu vàng đậm
  • Bẻ một mẩu ba kích tím ra bên trong có một trong những màu như sau: màu hồng; xám đen; tím nhạt; tím thẫm đây chính là ba kích tím chuẩn
  • Ba kích tím thịt còn non sẽ có màu trắng
  • Khi phơi ba kích tím ra ngoài nắng phần thịt củ rễ sẽ chuyển sang màu tím dễ phân biệt

Cách phân biệt rễ ba kích trắng:

  • Phần vỏ bên ngoài ba kích trắng có màu vàng nhạt.
  • Thịt bên trong rễ ba kích kể cả củ già và củ non đều có màu trắng đục trong như nước
  • Khi ngâm với rượu sẽ không có mầu tím mà chuyển sang mầu sẫm đục.
  • Phân biệt rễ cây ba kích rừng và rễ ba kích trồng

Rễ ba kích trồng

  • Rễ ba kích trồng thì màu sắc thường vàng nhạt đều củ to mẩy ít khi có sâu
  • Củ rễ ba kích tự trồng thì củ sắc mềm, nhìn bắt mắt.
  • Củ của dân ta trồng thông thường to bằng ngón tay trỏ dài và mịn màu sắc hơi sáng trắng

Phân biệt rễ cây ba kích tím và rễ cây ba kích trắng 1

Hình ảnh ba kích phơi 1 nắng

Rễ ba kích rừng

  • Rễ ba kích rừng thì màu sắc thường sậm hơn rõ rệt và có những nốt đồi mồi trên thân của củ thường có vài lỗ nhỏ do bị sâu đục.
  • Ba Kích rừng thì củ xần xùi do chúng bám lẩn quanh những phiến đá hay lặn sỏi trên đồi.
  • Đặc điểm của củ rễ ba kích rừng là thân hình của chúng không được to đều hoặc nếu có to thì chỗ thân to chỗ thân nhỏ
  • Thịt của củ rễ ba kích rừng thường khá chắc và cứng (Phần thịt thường cứng hơn so với loại ba kích trồng)
  • Khi cắt bẻ củ rễ ba kích rừng ít nhựa (Không bị cảm giác dính tay khi chúng ta tuốt lõi)
  • Khi lọc lõi rễ ba kích rừng ra thì phần lõi bên trong ba kích rừng thường to hơn so với ba kích trồng ( do vậy nên ba kích rừng rất hao khi tuốt lõi)
  • Do đặc thù thịt cứng, hình dáng củ sần sùi do vậy khi tuốt lõi ra thì vụn hơn so với ba kích trồng.

Xem thêm: Phân biệt ba kích rừng và ba kích trồng

Mua củ ba kích tím ở đâu tin cậy nhất

Cây ba kích tím là dược liệu tự nhiên, tuy nhiên có nhiều nơi bán những ba kích tím giả, hay kém chất lượng mà bạn không biết được địa chỉ của người ta thì lúc xảy ra vấn đề gì thì lúc đó bạn biết kêu ai, tìm đến nơi nào. Chính vì vậy chúng tôi khuyên các bạn nên mua ba kích tím ở  đâu có địa chỉ cụ thể rõ ràng.

Để chọn mua củ ba kích tím hoặc các loại dược liệu, các bạn nên tham khảo và lưu ý qua những kinh nghiệm mua bán cây dược liệu sau:

Địa chỉ bán củ ba kích tím được cơ quan chức năng cho phép kinh doanh và hành nghề. Bởi hiện nay có rất nhiều cơ sở mua bán củ ba kích và các cây thuốc khác nhau mà không đủ điều kiện kinh doanh, không đủ năng lực quản lý thuốc, những loại cây dược liệu không đảm bảo chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

  • Nên mua củ ba kích tím tại các nhà thuốc đông y nếu ở gần nơi bạn sống.
  • Mua củ ba kích tím tại các website tin cậy, và được quản lý bởi các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm.
  • Mua củ ba kích tím ở những nơi mà bạn được tư vấn sử dụng củ ba kích tím, tốt nhất là các bác sỹ có chuyên môn.

Tra cứu dược liệu chuyên thu mua chế biến và chế biến thảo dược, cây thuốc quý như củ ba kích tím. Các sản phẩm của tra cứu dược liệu đưa ra trên thị trường đều đã được  nghiên cứu kỹ lưỡng với những bằng chứng khoa học không thể phủ nhận, được thử độc tính cẩn thận, thử tác dụng dược lý tại các trung tâm lớn và thử lâm sàng trên bệnh nhân. Đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về chiết xuất thành phần hoạt chất trong dược liệu đảm bảo hiệu quả tối đa.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *