Bệnh xương khớp nên dùng nhữn thảo dược như thế nào?

Bệnh xương khớp thường gặp ở lớn tuổi gây ra hiện tượng đau nhức, sưng tấy làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Điều trị bệnh về xương khớp có nhiều cách khác nhau, tuy nhiên mức độ hiệu quả phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.

Mục lục

  • 1. Các dạng bệnh khớp thường gặp
  • 2. Độ tuổi dễ mắc bệnh xương khớp
  • 3. Một số biện pháp điều trị bệnh khớp
  • 4. Một số thảo dược giúp điều trị bệnh khớp hiệu quả
    • 4.1. Gừng
    • 4.2. Thiên niên kiện
    • 4.3. Cốt toái bổ
    • 4.4. Dây đau xương
    • 4.5. Cỏ xước
  • 5. Lời khuyên của thầy thuốc

1. Các dạng bệnh khớp thường gặp

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp.  Những triệu chứng của thoái hóa khớp gồm: Đau nhức quanh khớp, cứng khớp, khớp bị biến dạng.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.

1. Các dạng bệnh khớp thường gặp 1

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Bệnh gai cột sống

Gai cột sống là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau.

Thoát vị đĩa đệm

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khối lồi ra của đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh tọa gây đau. Thoái hoá cột sống thắt lưng: Thoái hoá gây ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống, là nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống, gai xương đủ lớn sẽ tác động tới dây thần kinh tọa mà gây đau. Đôi khi thoái hoá làm hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống bắt đầu từ sau tuổi 30, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu. Trong hệ thống cột sống có 3 vùng thường xảy ra thoái hóa và tùy thuộc vào từng vị trí mà có những triệu chứng thoái hóa cột sống khác nhau: Thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng, thoái hóa cột sống ngang ngực.

Loãng xương

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 – 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 – 10 năm sau khi mãn kinh.

2. Độ tuổi dễ mắc bệnh xương khớp

Nhóm tuổi được xác định mắc bệnh khớp nhiều nhất là sau tuổi 40, nhóm bệnh viêm khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người, hơn cả tim mạch và ung thư. Đặc biệt, thoái hóa khớp chiếm đến 50% trong nhóm bệnh viêm khớp. Tại Việt Nam, tỷ lệ người thoái hóa khớp trên 35 tuổi là 30%, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi lên đến 85%.

2. Độ tuổi dễ mắc bệnh xương khớp 1

Trong một cuộc khảo sát ở nước ta cho biết, 10 người được hỏi thì có tới 8 người trả lời thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt làm cho các khớp xương của họ bị đau nhức.

Theo y học cổ truyền giải thích, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như phong (gió), thấp (ẩm) xâm nhập cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ, khí huyết kém lưu thông và phát sinh chứng đau nhức ở các khớp.

  • Trong khi đó, y học hiện đại cho rằng bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển thấp. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.

3. Một số biện pháp điều trị bệnh khớp

  • Sử dụng thuốc giảm đau như: mobic, ibuprofen hay corticoid.
  • Phương pháp phẫu thuật: Thường khi bệnh đã chuyển biến nặng và sử dụng các biện pháp khác không có hiệu lực hoặc bệnh tái phát mới sử dụng biện pháp phẫu thuật.
  • Thiết lập chế động ăn uống hợp lý: Nên ăn bổ sung các loại thức ăn chứa chất béo từ cá béo, các loại đậu, cũng như chất oxy hóa để giảm tình trạng viêm ở khớp.

4. Một số thảo dược giúp điều trị bệnh khớp hiệu quả

4.1. Gừng

Gừng có vị cay, tính nóng có tác dụng Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch dùng chữa thổ tả, bụng đau, chân tay lạnh, mạch nhỏ, hàn ẩm xuyễn ho phong hàn thấp tỳ.

Khi đang bị đau khớp, cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng như: tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), ngâm, đắp nóng hoặc chườm nóng với gừng cũng rất hiệu quả.

  • Cách thực hiện là: Nước ấm pha thêm gừng và muối, ngâm trong 15-20 phút. Có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân.

4.1. Gừng 1

4.2. Thiên niên kiện

Thiên niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh can, thận, có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương

Cách dùng:

  • Thiên niên kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc tê bại, rất tốt cho người cao tuổi, già yếu.
  • Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc dạng bột phối hợp với nhiều vị khác làm hoàn tán.

4.2. Thiên niên kiện 1

4.3. Cốt toái bổ

Theo tài liệu cổ, cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn và không độc, vào hai kinh can và thận. Có khả năng bổ thận, trị đau xương, hành huyết phá huyết ứ, làm thuốc hoà hoãn, sát trùng đỡ đau. Dùng chữa đập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, tai ù răng đau, thận hư.

  • Dùng uống trong hay đắp ở ngoài. Liều dùng hàng ngày là 6 đến 12g. Dùng ngoài không có liều lượng.

4.3. Cốt toái bổ 1

4.4. Dây đau xương

Trong cây thuốc có chứa nhiều alkaloid có tác dụng kháng viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, đây còn có một số hoạt chất đặc biệt khác giúp ức chế sự co thắt cơ trơn, ảnh hưởng tới huyết áp, ức chế hệ thần kinh trung ương, an thần và lợi tiểu.

Công dụng của dây đau xương:

  • Hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp, giảm cơn đau nhức xương khớp kéo dài.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm thiểu các cơn đau do bệnh Gout, bệnh tràn dịch khớp, bệnh loãng xương.

4.4. Dây đau xương 1

4.5. Cỏ xước

Cổ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.

  • Cách dùng, liều lượng: ngày 8 – 12g, dưới dạng thuốc sắc.

4.5. Cỏ xước 1

5. Lời khuyên của thầy thuốc

Bệnh khớp thường gia tăng đột biến vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông – xuân khi thời tiết lạnh ẩm. Vì thế, khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, mỗi người cần có thói quen phòng bệnh bằng cách kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ăn uống tập luyện lành mạnh, bổ sung những dưỡng chất giàu vitamin, canxi giúp xương khớp luôn bền bỉ… tránh thói quen khi đau mới đến gặp bác sĩ.

BS. Phạm Minh Nguyệt


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *