Bạn có biết những tác dụng bất ngờ từ hoa đậu biếc

Nhắc đến Đậu biếc nhiều người đã không còn xa lạ với dược liệu này bởi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như làm đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa hay giữ vóc dáng săn chắc cân đối. Bên cạnh đó, đậu biếc còn có màu xanh tím rất bắt mắt nên được nhiều bạn trẻ thích thú khi thưởng thức.

Bạn có biết những tác dụng bất ngờ từ hoa đậu biếc 1

Mục lục

  • Thông tin về cây Ðậu biếc
    • Mô tả
    • Thành phần hoá học
    • Công dụng, chỉ định và phối hợp
  • Công dụng hoa Đậu biếc
    • 🌼 Làm đẹp: đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa, chống béo phì
    • 🌼 Tăng cường hệ miễn dịch
    • 🌼 Tính kháng khuẩn
    • 🌼 Tốt cho tim mạch, bệnh tiểu đường
    • 🌼 An thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm
  • Cách làm trà hoa Đậu biếc tại nhà
  • Những lưu ý khi dùng hoa đậu biếc

Thông tin về cây Ðậu biếc

Ðậu biếc có tên khoa học là Clitoria ternatea L., thuộc họ Ðậu – Fabaceae.

Mô tả

  • Cây leo, thân và cành mảnh có lông.
  • Lá kép lông chim lẻ, có 5-7 lá chét hình trái xoan, có lông rải rác ở cả hai mặt.
  • Hoa màu xanh lơ hoặc trắng, mọc đơn độc ở nách lá; đài hình ống; cánh cờ có viền giữa màu da cam; nhị 10, xếp 2 bó; bầu có lông.
  • Quả màu hung có lông, hình dải; hạt 5-10, hình thận dẹt, có những chấm màu lục và màu đen.
  • Cây ra hoa tháng 6-8, quả tháng 9-11.

Thành phần hoá học

  • Hạt chứa các acid amin như leucin, isoleucin, valin, adenin, glycin, arginin, acid glutamic, acid aspartic và tyrosin.
  • Lá chứa g-lactose, aparajitin.
  • Thứ có hoa xanh và hoa trắng đều chứa anthocyanin và một chất nhựa glycosid.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Rễ dùng giải nhiệt, chữa bệnh ỉa chảy của trẻ em, hoa có tác dụng làm đẹp, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tim mạch.

  • Ở Inđônêxia, dùng trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da. Hạt thường dùng làm thuốc khai vị.
  • Ở Philippin, người ta nghiền hạt và trộn với bitartrat kalium liều gấp đôi sẽ gây xổ có hiệu quả nhanh và đảm bảo vô hại. Lá dùng đắp chữa rò, mụn mủ, bướu. Dịch lá dùng chữa viêm mắt.
  • Ở Ấn Độ, người ta dùng cây trị nọc rắn cắn.

Công dụng hoa Đậu biếc

Theo bác sĩ Hoàng Thanh Hiền Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quận 11 (TP.HCM), thời gian gần đây, giới trẻ rất thích thú khi thưởng thức món thức uống lạ mang nhiều màu sắc: xanh biếc, tim tím, hồng hồng… ở các quán trà sữa. Đó là trà làm từ hoa đậu biếc, nó không chỉ đẹp mắt mà còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Trong những công trình nghiên cứu khoa học, người ta đã phân tích được từ hoa đậu biếc nhiều hợp chất hóa học hữu cơ, đáng chú ý là 2 hoạt chất: anthocyanin (một loại flavonoid) tạo nên màu xanh rực rỡ của hoa và cliotide.

🌼 Làm đẹp: đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa, chống béo phì

Hoa Đậu biếc có tác dụng làm máu lưu thông tốt giúp nuôi dưỡng tốt da lông, làm chậm sự lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc và làm cho tóc đen bóng mượt.

  • Bên cạnh đó, hợp chất anthocyanin có khả năng ức chế phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn cản sự tích tụ chất béo trong nội tạng nên giữ vóc dáng được thon thả, tránh béo phì. Nên đó phần nào là lý do mà các thiếu nữ ở Thái Lan truyền tụng cách làm đẹp bằng cách uống trà hoa đậu biếc thường xuyên.

🌼 Làm đẹp: đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa, chống béo phì 1

🌼 Tăng cường hệ miễn dịch

Hoa Đậu biếc có khả năng chống oxy hóa cao, giúp giảm tối đa sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra. Hoạt chất anthocyanin giúp bảo vệ DNA và lipid peroxidation khỏi tổn thương và tăng sản xuất cytokine để tăng miễn dịch cho cơ thể.

🌼 Tính kháng khuẩn

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy: cliotide trong hoa đậu biếc có khả năng kháng khuẩn in vitro chống lại E.coli , K.pneumoniae và P.aeruginosa.

🌼 Tốt cho tim mạch, bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa đậu biếc cải thiện đáng kể nguy cơ tử vong do động mạch vành vì giúp bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu, giảm thuyên tắc máu ngăn ngừa huyết khối não và giảm huyết áp. Theo một nghiên cứu năm 2010, chiết xuất từ hoa đậu biếc góp phần làm giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh một cách đáng kể. Ngoài ra, loại hoa này cũng giúp giảm đáng kể lượng triglyceride và cholesterol xấu (LDL).

Hoa đậu biếc cũng có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

🌼 An thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm

Theo các tài liệu cổ, hoa đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm là do màu xanh của hoa. Đây là lý luận của Ayurveda Ấn Độ và Trung Y.

  • Trong món ăn, thức uống làm từ hoa đậu biếc đã có những hoạt chất có ích nên hiển nhiên cơ thể được tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi. Lúc uống trà hoa đậu biếc, khách lại có cảm giác khoan khoái, thư giãn khi ngắm nhìn màu xanh biếc, hoặc tím ngắt, hay hồng hồng của trà sau những lúc làm việc căng thẳng.

Cách làm trà hoa Đậu biếc tại nhà

Cách làm trà hoa Đậu biếc tại nhà 1

Nguyên liệu

  • Khoảng 240ml nước nóng
  • 1 thìa cà phê lá đậu biếc hoặc 10 bông hoa đậu biếc khô

Cách thực hiện

  • Đổ nước nóng vào cốc pha trà.
  • Bỏ lá hoặc hoa đậu biếc vào ngâm trong khoảng 15 phút. Bạn có thể nhìn thấy màu xanh dần tan vào trong nước còn hoa và lá thì dần chuyển thành một màu chàm rất đẹp.
  • Khi hoa hay lá đã phai hết màu, bạn lọc lấy nước trà để thưởng thức. Bạn có thể uống nóng hay thêm đá vào để uống lạnh cũng rất ngon.
  • Bạn có thể thêm một số hương liệu mình thích như quế, gừng, sả hay mật ong vào ly trà.

==> Tùy vào cách pha chế của người dùng mà trà hoa đậu biếc sẽ có hương vị khác nhau. Tuy nhiên, hương vị dễ nhận biết nhất của trà hoa đậu biếc là ngọt dịu, chát nhẹ ở đầu lưỡi. Trà hoa đậu biếc rất phù hợp để dùng làm nước giải khát trong những ngày nóng bức để tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.

Những lưu ý khi dùng hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên lưu ý cẩn thận hạn chế dùng trong các trường hợp:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Đang hành kinh.
  • Đang chuẩn bị phẫu thuật.
  • Đang dùng thuốc chống đông máu.

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *