BÀI 996 – Cây rau bợ (cỏ bợ): Rau dại đặc biệt, nhiều công dụng chữa bệnh

Cây rau bợ là gì?

  • Danh pháp khoa học: Marsilea quadrifolia L.
  • Tên khác: Cỏ may mắn, tứ diệp thảo, rau bợ nước, cỏ chữ điền,…
  • Họ: Tần (Marsileaceae) 
  • Bộ: Dương xỉ.

Dù rau bợ mọc hoang nhiều nơi. Giống như rau mương, đôi khi vô tình nhìn thấy nhưng chưa chắc bạn đã biết về nó. Cùng tìm hiểu một vài đặc điểm hình ảnh của cây rau bợ.

Đặc điểm của cây cỏ bợ

  • Là loài thân cỏ, chỉ cao khoảng 15 – 20 cm, thân rất nhỏ và mảnh, chia thành nhiều mấu. Mỗi mấu gồm nhiều rễ con và hai lá có cuống dài.
  • Lá rau bợ có hình oval, màu xanh bóng. Dài từ 5 – 10cm, gồm 3 hoặc 4 lá chét cùng xếp thành hình chữ thập.
  • Quả của cây nằm trong cơ quan bào tử. Mỗi bào tử như vậy thường chia thành nhiều ô ngang, mọc ra ở gốc các cuống lá khoảng 2 – 3 cái. 
Hình ảnh cây rau bợ

Cây rau bợ mọc ở đâu?

Ở nước ta, cây rau bợ thường mọc dại ở nơi đất ẩm như bùn, cạnh mương, bờ ruộng hoặc dưới nước. Tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung du.

Cỏ bợ có nguồn gốc từ châu Mỹ, cụ thể là khu vực Bắc Mỹ. Ngày nay, phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực khác như Trung – Nam châu Âu và một số nơi có khí hậu ôn đới hoặc nhiệt đới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Nam Ấn Độ, Tây Siberia, Caucasian,…

Tuy nhiên ở một số nước châu Âu hiện nay, cây rau bợ đang bị đe dọa nghiêm trọng và được xếp vào sách đỏ của IUCN.

Rau bợ

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

  • Bộ phận dùng: Thân và lá non của cây rất giàu protein và tinh bột. Thường lấy cả cây để làm thuốc hoặc thức ăn.
  • Thu hái: Cây cỏ bợ có thể thu hái quanh năm. 
  • Chế biến: Có thể dùng rau tươi để nấu canh, làm rau sống, sắc thuốc. Hoặc đem phơi khô để sử dụng lâu dài.
  • Bảo quản: Nên bảo quản cây thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học trong cây cỏ bợ

Theo nghiên cứu cho thấy, trong rau bợ có chứa hàm lượng protein, tinh bột khá cao. Bên cạnh đó, cây cũng chứa nhiều loại vitamin, caroten, glucid và cyclolaudenol.

Trong phân tích định tính, nhiều hợp chất trong cây được chiết xuất từ ​​lá và thân như: phytochemical, phenolic và phytosterol, phytocompounds,…

Ngoài ra còn một số chất hoá học khác gồm: tannin, alkaloid, carbohydrate, terpenoid, steroid và flavonoid. Các chất này tổng hợp bằng quá trình trao đổi chất sơ cấp hoặc thứ cấp của cơ thể sống. 

Tác dụng của cây rau bợ 

Theo Đông y, rau bợ có vị ngọt, tính mát, vừa làm rau ăn, vừa làm thuốc chữa bệnh với một số công dụng sau:

  • Tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, mát gan, sáng mắt. Do đó, được dùng để làm trà ở nhiều nước trên thế giới.
  • Theo y học hiện đại, trong rau bợ chứa nhiều hợp chất flavon, saponin. Đây là những chất chuyển hóa trung gian, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư và giảm lượng cholesterol. 
  • Một thí nghiệm co giật ở loài chuột cho thấy, các chất chiết xuất từ cây rau bợ có tác dụng giảm mức độ các cơn co giật một cách hiệu quả.
  • Ngoài ra, các hoạt chất ức chế acetylcholine và butyrylcholinesterase cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer (một hội chứng suy giảm trí nhớ do rối loạn các sợi thần kinh).
  • Một phát hiện khác cũng cho thấy, trong rau bợ nước còn chứa các phenol có đặc tính kháng khuẩn, gây độc tế bào và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó ngăn ngừa tỷ lệ mắc bệnh tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ và một số dạng ung thư.
Cây rau bợ trị bệnh gì?

Cách dùng rau bợ nước

Cây rau bợ có thể dùng làm thuốc hoặc làm món ăn hằng ngày như canh, rau sống ăn rất mát. 

Dùng làm thuốc: Lấy cây khô sắc nước hoặc pha trà uống. Dùng đều đặn mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, điều trị bệnh hiệu quả.

Dùng làm thức ăn: Hơn 1000 năm về trước, người ta đã biết dùng loại rau này để làm thức ăn. Ngày nay nhắc đến rau bợ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món canh cỏ bợ cua đồng ngon nức tiếng.  

Một số bài thuốc từ cây rau bợ

Rau bợ nhìn chung lành tính, thường dùng độc vị trong các bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ cỏ bợ theo kinh nghiệm dân gian:

Trị đau dạ dày, virus HP

Theo nghiên cứu, có đến 80% người bị đau, viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây ra. Trong đó, 1% người đau dạ dày do khuẩn HP nếu không đều trị kịp thời dễ chuyển sang ung thư dạ dày.

Để điều trị đau dạ dày bằng cây rau bợ, bạn làm như sau:

  • 1 nắm Rau bợ khô.
  • 1 lít nước.

Cách sử dụng: Nấu nước hoặc pha trà uống mỗi ngày. Tình trạng đau dạ dày sẽ thuyên giảm đáng kể, sử dụng đều đặn để tiêu diệt khuẩn HP.

Bài thuốc chữa đái tháo đường

Bài thuốc 1: Lấy khoảng 15 – 20g rau bợ khô, đem đi nấu nước để uống hằng ngày. Chia thành nhiều đợt uống theo liệu trình (từ 15 – 20 ngày).

Bài thuốc 2: Kết hợp cây rau bợ khô với qua nhân lâu, liều lượng bằng nhau. Đem nguyên liệu tán mịn rồi trộn lẫn vào nhau. Mỗi ngày dùng 8 – 12 gram bột, vò thành viên hoặc khuấy với sữa để uống. Uống liên tục khoảng 2 – 3 liệu trình, bệnh sẽ khỏi.

Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi bàng quang

Rau bợ có công dụng thúc đẩy quá trình lọc thận và đào thải nước tiểu. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang và sỏi thận. Kết hợp dược liệu với các vị thuốc khác sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Chuẩn bị:

  • Cỏ bợ khô
  • Trái dứa dại
  • Ngải cứu
  • Cây phèn đen

Cách dùng: Mỗi thứ 1 nắm, sắc thuốc uống, dùng đều đặn để làm tan sỏi.

Trị chứng sưng đau ở vú, núm vú

Để trị chứng sưng đau ở vú, bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau: 

  • Lấy một nắm rau bợ tươi, giã lấy nước. Đem nước đó chia thành 2 phần, uống 2 lần trong ngày. Phần bã đắp lên chỗ sưng đau. Làm liên tục khoảng 1 tuần, bệnh sẽ khỏi.
  • Hoặc sử dụng 15 – 20g cây rau bợ khô, đem sắc với 2 lít nước. Đun kỹ đến gần cạn, chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.

Trị chứng bị tắc tia sữa ở phụ nữ sau khi sinh

Bài thuốc: Lấy 15 – 20g rau bợ khô, sắc cùng với 2.5 lít nước. Đun đến khi gần cạn, còn khoảng 1 bát nước.

Cách dùng: Uống 2 lần trong ngày, cách 4 giờ mới được dùng tiếp. Lấy bã lúc còn nóng, chườm xuôi từ phía trên vú xuống. Làm nhiều lần sẽ thông tia sữa.

Trị chứng bạch đới, ngứa âm đạo, ra khí hư

Chứng khí hư, bạch đới sẽ tiêu biến nếu áp dụng một trong hai cách sau. Tuy nhiên để bệnh nhanh khỏi, bạn cũng có thể dùng cả hai cách.

Cách 1: Dùng 20 gram rau bợ khô, sắc với 3 – 4 chén nước. Đun đến khi nước sắc lại, còn khoảng 1 chén. Chia nước thuốc làm 3 phần, uống trong ngày. Nên uống nóng để thấy hiệu quả, mỗi lần uống cách nhau 3 – 4 giờ.

Cách 2: Lấy khoảng 30 gram rau bợ khô, nấu với một nồi nước. Sau khi nước sôi thì đổ ra chậu, pha thêm một ít nước lạnh cho nước ấm hơn. Dùng nước này rửa cửa mình. 

Bài thuốc chữa bí tiểu, tiểu nóng đau tức bàng quang

Chuẩn bị:

  • Cây rau bợ khô.
  • Ngải cứu.
  • Dứa dại.
  • Cây phèn đen.

Cách sử dụng:

Đem nguyên liệu rửa sạch, sắc nước uống. Mỗi lần uống khoảng 1 bát, dùng liên tục trong vòng 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng cây rau bợ

Như vậy, rau bợ không chỉ là một thứ rau ngon, bổ mà còm đem lại một số tác dụng trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Rau bợ có tính hàn, người thường hay lạnh bụng, tiêu chảy, khó tiêu nên thận trọng khi sử dụng.
  • Cần phân biệt kỹ vị thuốc cỏ bợ với cây chua me đất. Bởi hai loại có vẻ ngoài tương tự nhau, rất dễ nhầm lẫn.
  • Trong quá trình sử dụng bài thuốc từ cây rau bợ, nên ăn ít chất béo có nhiều cholesterol, giảm lượng muối trong thực đơn và tập thể dục để đảm bảo sức khỏe nhanh hồi phục.
  • Tác dụng của cây thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • MÓN NGON CÙNG SÂM: Miến xào thịt gà nhân sâm
  • MÓN NGON CÙNG SÂM: Đùi gà hầm sâm

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *