BÀI 979 – Cây đa và bài thuốc điều trị đi ngoài, xơ gan, lợi tiểu,…hiệu quả

Cây đa là loài cây quen thuộc ở các vùng quê Việt Nam nhưng ít ai biết rằng loài cây này còn có công dụng điều trị xơ gan, đi ngoài, lợi tiểu,…rất hiệu quả. 

Tên dân gian: Cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da,…

Tên khoa học: Chia làm 3 loại Ficus elastica Roxb, đa búp đỏ, bồ đề, Ficus Religiosa, đa nhiều rễ Ficus macrophylla, đa tròn lá Ficus benghlensis L.

Họ khoa học: Dâu tằm Moraceae.

Đặc điểm dược liệu cây đa

Mô tả

Cây đa là loài cây thân gỗ, là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây khác (hoặc trên các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài chim ăn quả phân tán hạt. Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa. Đặc trưng này cho phép một cây lan tỏa trên một diện tích rộng.

Cây đa chủ yếu có 3 loại gồm:

Cây đa búp đỏ: Đây là cây thân gỗ to, cao, thân phân thành nhiều nhánh. Lá hình bầu dục, hơi dài, to dày, gân phụ nổi rõ. Búp đỏ của cây đa là lá kèm sớm rụng bao bọc lấy chồi tận cùng và khi lá nở ra thì dụng xuống. Toàn cây có nhựa mủ chứa chất cao su, trong tế bào lá có chứa tinh thể canxi cacbonat gọi là nang thạch.

Cây đa bồ đề (cây đề): Là cây to, rễ phụ từ các cành to mọc đâm xuống duới đất, có cuống lá mảnh, có lá hình thoi, hơi giống hình tim ở gốc, thu hẹp thành như một cái đuôi ở phía ngọn.

Đa nhiều rễ: Cây có lá to hơn, nhiều rễ, đa tròn lá có lá hơi tròn.

Phân bố

Theo một số tài liệu thì cây đa có nguồn từ Ấn Độ, một số tài liệu khác thì cho rằng cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của châu Á, từ Ấn Độ tới Myanma, Thái Lan, Đông Nam Á, nam Trung Quốc và Malaysia.

Ở Việt Nam cây đa thường được trồng nhiều ở đình chùa, ở đầu làng, là cây bóng mát.

Bộ phận sử dụng

Tua rễ của cây đa là bộ phận được sử dụng làm dược liệu.

Thu hái và chế biến

Thu hái: Cắt lấy tua rễ mọc từ cành rủ xuống. Mang về rửa sạch, sau đó sao khô để dùng dần hoặc có thể dùng ở dạng tươi.

Thành phần hóa học

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong tua rễ đa có những đa phenol dẫn xuất của flavon, một ít axit amin và muối kali, natri. Nhựa mủ đa bồ đề có 85% nhựa 12% cao su. Vỏ thân đa bồ đề có tanin.

Vị thuốc cây đa

Quy kinh

Vào kinh bàng quang, tác dụng lợi tiểu.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, cây đa có một số công dụng chữa bệnh như sau:

  • Thực nghiệm trên thỏ cho thấy, dược liệu có tác dụng làm tăng tiết niệu ở loài động vật này.
  • Dung dịch tua rễ đa tươi có tác dụng làm tăng bài tiết ion kali và ion natri trong nước tiểu.
  • Dung dịch tua rễ đa tươi có tác dụng làm giảm huyết áp nhẹ và thoáng qua trên mèo, không ảnh hưởng đến huyết áp của chó, thỏ, làm tăng co bóp tim ếch cô lập, với liều cao làm tăng trương lực và co bóp các cơ nhẩn của tử cung và ruột
  • Dung dịch tua rễ đa uống ít độc, thỏ uống với liều 30g/kg, trong ngày liền không có những biến đổi rõ rệt và thể trạng toàn thân. Riêng số bạch cầu hơi tăng.
Tác dụng dược lý của cây đa

Liều dùng

Liều lượng được khuyến cáo khi sử dụng dược liệu dưới dạng thuốc sắc là 100-150g mỗi ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đa

Lợi tiểu, trị xơ gan kèm cổ trướng

Để điều trị một số chứng bệnh kể trên, người bệnh áp dụng bài thuốc từ rễ cây đa theo cách dưới đây: Sử dụng 100-150g sắc thuốc uống mỗi ngày. Dùng liền trong vòng 7-10 ngày.

Chữa đi ngoài, thổ tả

Cây đa có tác dụng chữa đi ngoài, cầm tiêu chảy hiệu quả. Để điều trị các chứng bệnh kệ trên, người bệnh áp dụng bài thuốc như sau: Vỏ và cành thân cây đa bồ đề được dùng thay vỏ khi ăn trầu, dịch ép lá bồ đề tươi được dùng chữa đi ngoài thổ tả với liều cách 2 giờ uống một thìa cà phê cho tới khi thấy hết nôn, mửa và đi ngoài.

Công dụng chữa bệnh từ cây đa

Lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ cây đa

Mặc dù cây đa mang lại một số công dụng chữa bệnh nhất định, song khi áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Các bài thuốc kể trên đều dựa trên kinh nghiệm dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nên người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng.
  • Do các thành phần của bài thuốc đều có nguồn gốc tự nhiên nên phải mất một khoảng thời gian nhất định mới phát huy được hiệu quả. Ngoài ra, hiệu quả của bài thuốc còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong giai đoạn đang cho con bú không nên sử dụng dược liệu.
  • Các bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên người bệnh vẫn cần phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Đông Trùng Hạ Thảo và 5 tác dụng tuyệt vời với cơ thể
– Truyền thuyết về loài nhân sâm “biết đi”


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *