BÀI 970 – Cây khế rừng với các bài thuốc cầm máu, chữa tiểu tiện khó,…hiệu quả

Cây khế rừng là dược liệu được các chuyên gia đông y đánh giá khá cao với khả năng điều trị một số loại bệnh như chảy máu vết thương, tiểu tiện khó,…

Tên thường gọi: Khế rừng còn gọi là Dây quai xanh, Cây cháy nhà

Tên khoa học: Rourea microphylla

Họ khoa học: Thuộc họ khế rừng Connaraceae.

Cây Khế rừng

Mô tả:

Cây bui, thân cứng, màu nâu xám. Lá chét lông chim lẻ gồm 5-6 đôi la chét nhỏ, mặt trên bóng, lá non màu hồng đỏ rất đẹp, trông xa như đám cháy do đó có tên là cháy nhà. Hoa màu trắng, 5 cánh, 10 nhị, 5 lá noãn, quả nhỏ, cong, mùa quả các tháng 6-8.

Cây khế rừng

Phân bố:

Mọc phổ biến trong các khu rừng nước ta, khi chưa có lá cây gần như lá cây khế do đó có tên này. Thường mọc ở những khu vực dãi nắng.

Thu hái:

Nhân dân lấy vỏ thân, thân và lá để làm thuốc. Thu hái gần như quanh năm. Dùng tươi hay khô, thường dùng tươi.

Bộ phận dùng:

Thân, lá – Caulis et Folium Roureae Minoris

Vị thuốc từ cây Khế rừng

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Vị chua ngọt, tính lạnh.

Quy kinh:

Kinh phế.

Công dụng khế rừng

Công dụng:

Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.

Liều dùng:

Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng để giã đắp lên những nơi viêm tấy.

Ứng dụng lâm sàng của cây Khế rừng

Phụ nữ sau khi sinh nở, kém ăn:

Thân khế rừng 10g, nước 200ml. Đun sôi giữ sôi trong nửa giờ, chia làm ba lần uống trong ngày.

Chữa tiểu tiện khó khăn, nước tiểu vàng:

Lá khế rừng 20g sao thơm, thêm nước vào đun sôi, chia làm ba lần uống trong ngày.

Vết thương chảy máu:

Lá khế rừng rửa sạch, giã nát, đắp lên nơi đau.

Cầm máu

Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ cây khế rừng

Mặc dù mang lại những hiệu quả chữa bệnh nhất định, tuy nhiên, khi áp dụng bài thuốc, người bệnh vẫn cần phải tuân thủ một số lưu ý dưới đây để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất:

  • Các bài thuốc từ cây khế rừng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phụ nữ có thai, đang trong giai đoạn cho con bú hoặc trẻ em nên thận trọng khi sử dụng.
  • Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MẠCH NHA CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH?
– TA BIẾT GÌ VỀ LONG NÃO


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *